Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hà

doc 6 trang nhatle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_my_ha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hà

  1. PHÒNG GD&ĐT MỸ LỘC ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ HÀ MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS Địa chỉ mail của nhà trường: ngoclythcsmyha@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Nguyễn Ngọc Dũng 1985 Giáo viên 0989966071 tithero85@gmail.com B. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Cách sống của con người trong thời kì nguyên thủy là A. khai thác khoáng sản và làm ruộng. B. săn bắt động vật và hái lượm. C. trồng cây và chăn nuôi động vật. D. phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Câu 2. Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thuỷ. B. Xã hội công nghiệp. C. Xã hội nông nghiệp. D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng. Câu 3. Thế kỉ nào trong lịch sử là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp ? A. XVI. B. XVII. C. XVIII. D. XIX. Câu 4. Biện pháp nào dưới đây không phải để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Bảo vệ các loài sinh vật. B. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. C. Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. D. Tăng cường khai thác rừng bừa bãi. Câu 5. Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do A. hoạt động của con người gây ra. B. hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt C. quá trình quang hợp của thực vật. D. sự phát triển dân số quá nhanh. Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải là do A. quá trình hô hấp của sinh vật. B. sự bùng nổ dân số. C. quá trình đốt cháy nhiên liệu. D. sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên. Câu 7. Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra? 1
  2. A. Các khí độc hại như CO, NO2, SO2, CO2 B. Các chất hoá học trong thuốc bảo vệ thực vật. C. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật. D. Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát Câu 8. Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là A. diễn thế sinh thái. B. ô nhiếm môi trường. C. khống chế sinh học. D. biến động môi trường. THÔNG HIỂU Câu 9. Chất thải của các nhà máy điện nguyên tử gây nên tác hại nào đối với môi trường? A. Gây ô nhiễm do hóa chất. B. Gây ô nhiễm không khí. C. Gây ô nhiễm do chất thải rắn. D. Gây ô nhiễm phóng xạ. Câu 10. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn để hạn chế A. ô nhiễm không khí. B. ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật. C. ô nhiễm do chất phóng xạ D. ô nhiễm do các chất thải rắn. Câu 11. Nước thải sinh hoạt, xác chết động vật, rác thải từ các bệnh viện không được gom và sử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại phát triển là nguyên nhân gây nên A. ô nhiễm sinh học. B. ô nhiễm phóng xạ. C. ô nhiễm không khí. D. ô nhiễm môi trường đất. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do hoạt động của (Thông hiểu) A. con người B. sinh vật C. núi lửa D. thiên nhiên. Câu 13. Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường? A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng. B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng. C. Quá trình đốt cháy nhiên liệu. D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác (Thông hiểu) Câu 14. Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây? A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy. B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc. C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng. D. Khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Câu 15. Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và gây bệnh nào cho con người? A. Bệnh viêm gan và bệnh lao. B. Bệnh đường ruột và bệnh viêm phổi. C. Bệnh ung thư da và ung thư phổi. D. Bệnh di truyền và ung thư. Câu 16. Sản xuất lương thực và thực phẩm sạch, an toàn để hạn chế A. ô nhiễm không khí . 2
  3. B. ô nhiễm phóng xạ. C. ô nhiễm do hóa chất và chất bảo vệ thực vật. D. ô nhiễm do chất khí thải công nghiệp. VẬN DỤNG Câu 17. Cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là A. sử dụng thuốc khi phát hiện có giun sán. B. giữ vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống. C. giữ vệ sinh thân thể và tăng cường luyện tập thể thao. D. thường xuyên sử dụng thuốc tẩy giun sán. Câu 18. Tai các thành phố thường xây dựng nhiều công viên và trồng nhiều cây xanh có vai trò gì đối với môi trường? A. Hạn chế bụi và điều hòa không khí. B. Làm nơi vui chơi giải trí cho trẻ em. C. Xử lí chất thải công nghiệp. D. Hạn chế các chất thải sinh hoạt. Câu 19.Trồng rừng có ý nghĩa gì đối với môi trường tự nhiên ? A. Điều hòa khí hậu, góp phần cân bằng sinh thái. B. Cung cấp gỗ và động vật quý hiếm cho con người. C. Cung cấp củi đốt và nguồn thực phẩm thú rừng cho con người. D.Điều hòa lượng nước trong đất, góp phần cải tạo độ dinh dưỡng cho đất. Câu 20. Để góp phần bảo vệ môi trường , một trong những điều cần thiết phải làm là A. tăng cường chặt cây, phá rừng, săn bắt thú rừng. B. khai thác tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản. C.hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh. D.tăng cường phát triển các ngành công nghiệp nặng. Câu 21. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mội người về bảo vệ môi trường. VẬN DỤNG CAO Câu 22. Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ? A. Sự sinh sản của thú rừng và cây rừng B. Sự tăng nhanh sinh sản của sinh vật biển. C. Sự phát triển của các loài sinh vật mới. D. Sự gia tăng dân số ở con người. Câu 23. Cho các biện pháp sau: 1. hạn chế sự tăng nhanh dân số. 2. sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. 3. tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi. 4. bảo vệ các loài sinh vật. 5. kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. 6. tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao. 7. tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện. Những biện pháp nào dùng để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 2, 3, 4, 7. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 5, 7. Câu 24. Mưa axit là hậu quả việc sử dụng loại năng lượng nào sau đây? 3
  4. A. Từ năng lượnghạt nhân. B. Từ ánh sáng mặt trời. C. Từ dầu khí, than đá. D. Từ nước, thuỷ triều. II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 25. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? ( Nhận biết) Câu 26. Cho biết vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?( Nhận biết) Câu 27. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? (Thông hiểu) Câu 28. Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người (Thông hiểu) Câu 29. Hoạt động chặt phá trừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Em hãy đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ? (Vận dụng) Câu 30. Tại sao con người cần phải bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Các biện pháp hạn chế hạn chế ô nhiễm môi trường là gì? (Vận dụng cao) C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 B Câu 6 C Câu 11 A Câu 16 C Câu 21 D Câu 2 C Câu 7 A Câu 12 A Câu 17 B Câu 22 D Câu 3 C Câu 8 B Câu 13 D Câu 18 A Câu 23 B Câu 4 D Câu 9 D Câu 14 B Câu 19 A Câu 24 C Câu 5 A Câu 10 B Câu 15 D Câu 20 C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 25 * Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác * Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Ô nhiễm do các chất phóng xạ. + Ô nhiễm do các chất thải rắn. + Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. Câu 26. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Những biện pháp chính là: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên . - Bảo vệ các loài sinh vật. - Phục hồi và trồng rừng mới. - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. - Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Câu 27. Tác hại của ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sồng con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. Ví dụ: 4
  5. - Khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây các bệnh về phổi. - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới sức khỏe con người và ảnh hưởng tới hệ sinh thái. - Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư và có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật. Câu 28. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người: Do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư. Do chiến tranh đã làm mất đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái Do sự phát triển trong sản xuất công nghiệp làm gia tăng các chất thải gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Câu 29 * Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: - Cây rừng bị mất gây xói mòn đất. - Nước mưa chảy trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản nên dễ gây ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, gây nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của con người, gây ô nhiễm - Lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm. - Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm. - Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh học, gây nên mất cân bằng sinh thái. * Những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên - Tuyên truyền, giáo dục mọi người có những hiểu biết cần thiết về môi trường, về sinh thái học và di truyền học. - Tuyên truyền và tham gia việc chống thử và sử dụng vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. - Tuyên truyền và thực hiện luật bảo vệ môi trường. Câu 30 * Con người cần phải bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên vì đó là môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác. Môi trường bị ô nhiễm đã và đang làm suy giảm hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật, làm giảm chất lượng sống của con người. * Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: - Hạn chế ô nhiễm không khí: Trồng cây gây rừng, tạo nhiều công viên cây xanh trong các khu dân cư nhất là trong các thành phố và thị xã để cản bụi, điều hòa khí hậu; tăng cường sử dụng năng lượng sạch không gây ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và thủy triều, sử dụng các thiết bị thu lọc bụi và khí độc trước khi thải ra không khí - Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng và sử dụng hợp lí các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường trồng rau sạch, sử dụng biện pháp thiên địch để loại trừ sâu hại - Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: thu gom và xử lí hợp lí các chất thải rắn, trng đó chú ý đến việc tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất không gây ô nhiễm - Hạn chế ô nhiễm môi trường nước: Xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và các khu dân cư để xử lí nước thải trước khi hòa vào dòng nước chung Việc xử lí nước thải được thực hiện thông qua hệ thống xử lí cơ học, hóa học và sinh học. Bên cạnh đó cần cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế tới mức thấp nhất chất thải độc hại ra môi trường 5
  6. Như vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường, cong người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. 6