Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Thành Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Thành Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_chuong_2_nhiem_sac_the_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Thành Lợi
- Trường: THCS Thành Lợi Phòng GD& ĐT Vụ Bản ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT Trường THCS Thành Lợi MÔN SINH HỌC 9 (Thời gian 45 phút) DANH SÁCH GV DẠY MÔN SINH STT Họ tên Năm Chức vụ SĐT Gmail sinh 1 Trần Văn Trọng 1986 Giáo viên 0912354.869 phuongthao2012.lt@gmail.com 2 Vũ chí Công 1990 Giáo viên 0942 122 785 thanhcong666@gmail.com CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II NHIỄM SẮC THỂ A. Phần trắc nghiệm I. Nhận biết Câu 1. Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở: A. Bên ngoài tế bào B. Bên trong bào quan C. Bên trong tế bào D. Trên màng tế bào Câu 2. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu cặp NST giới tính là A. XX ở nữ và XY ở nam B. XX ở nam và XY ở nữ C.ở nữ và nam đều có cặp tuong đồng XX D. ở nữ và nam đều không có cặp tương đồng XY Câu 3. Trong quá trình nguyên phân có thể quan sát NST rõ nhất ở kỳ A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 4. Cặp NST tương đồng gồm A. 2 NST giống nhau về hình thái và kích thước B. 2 NST có cùng nguồn gốc từ bố hoặc mẹ C. 2 cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động D. 2 cromatit có nguồn gốc khác nhau Câu 5. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục ở thời kỳ chín C. Tế bào mầm sinh dưỡng D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 6. Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của tế bào mầm là A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Nguyên phân và giảm phân Câu 7. Đặc điểm của NST giới tính là A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng
- Trường: THCS Thành Lợi B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tùy loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng Câu 8. Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng C. Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập II. Thông hiểu Câu 9. Kết quả của quá trình giảm phân là hình thành nên A. Hai tế bào con mang bộ NST n B. Hai tế bào con mang bộ NST 2n C. Hai tế bào con mang bộ NST n kép D. Giao tử Câu 10. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 16 NST đơn.B. 16 NST kép. C. 8 NST đơn.D. 8 NST kép. Câu 11. Trong số các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân I đều có hiện tượng (1) NST đóng xoắn cực đại. (2) NST xếp thành hai hàng . (3) NST phân li. (4 NST duỗi xoắn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Ở cà chua 2n=24NST. Quan sát một tế bào sinh dưỡng đang tiến hành nguyên phân , người ta đếm được trong tế bào có 48 NST đơn. Tế bào nói trên đang ở A . Kì giữa B . Kì sau C. Kì đầu D. Kì cuối Câu 13. Ở gà, một tế bào nguyên phân 3 đợt liên tiếp tạo ra được số tế bào con là A . 32 B . 16 C. 8 D. 6 Câu 14. Trong trường hợp di truyền liên kết, cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen AB/ab khi giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử A.1 B. 2 C.3 D.4 Câu 15. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đang ở kì giữa của giảm phân I. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 16 NST đơn.B. 16 NST kép. C. 8 NST đơn. D. 8 NST kép. Câu 16. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôi NST B Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng
- Trường: THCS Thành Lợi C. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST III. Vận dụng Câu 17. Trong một cơ thể, 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần để tạo ra các tinh nguyên bào. Tất cả số tinh nguyên bào này tiếp tục giảm phân tạo ra tinh trùng. Hỏi số tinh trùng tạo ra là bao nhiêu A. 16. B. 24. C. 32. D. 48. Câu 18. Một tế bào có bộ NST được kí hiệu AaBBDdEe. Khi giảm phân bình thường, số loại giao tử được tạo thành là A .2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 19. Từ nãm tinh bào bậc một trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra: A. 12 tinh trùng B. 14 tinh trùng C. 20 tinh trùng D. 26 tinh trùng Câu 20. Một tế bào sinh dục của tinh tinh đang ở kì giữa của giảm phân I. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A . 48 NST đơn B. 24 NST kép C. 24 NST đơn D. 48 NST kép IV: Vận dụng cao Câu 21. Một tế bào sinh dục của một loài đang ở kì giữa của giảm phân I có 39 NST đang ở trạng thái kép. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài A.76 B. 78 C. 38 D. 36 Câu 22. Một tế bào sinh dục sơ khai của động vật, nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con giảm phân tạo thành các tế bào trứng. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 100% thì số hợp tử tạo thành là A .8. B. 16. C. 24. D. 32. Câu 23. Một tế bào cây ngô có bộ NST 2n=20. Nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở kì giữa, số sợi cromatit và số tâm động trong tế bào là A .160 sợi cromatit và 80 tâm động B. 320 sợi cromatit và 160 tâm động C. 120 sợi cromatit và 60 tâm động D. 360 sợi cromatit và 180 tâm động B. Phần tự luận Câu 24. ( nhận biết) Trình bày cấu trúc và chức năng của NST? Câu 25.( nhận biết) So sánh những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Câu 26. ( thông hiểu)
- Trường: THCS Thành Lợi Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46, nguyên phân 5 đợt liên tiếp. Số tế bào con tạo ra là bao nhiêu? Câu 27. ( thông hiểu) Trình bày cơ chế NST xác định giới tính? Câu 28.(vận dụng) Trong một giờ thực hành quan sát số NST của 1 tế bào đang phân chia, học sinh đếm có số NST là 7 NST kép đang xếp thành 1 hàng. a. Xác định tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào? b. Xác định bộ NST đặc trưng của loài trên? Câu 29.(Vận dụng) Ông bà A có 3 cô con gái ,ông chồng luôn đổ lỗi cho vợ là không đẻ được con trai.Vì thế gia luôn xảy ra xô xát.Bằng kiến thức về cơ chế xác định giới tính ,em hãy phân tích cho ông A hiểu về hiện tượng trên. Câu 30.( vận dụng cao) Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 8 tế bào con với tổng số 624 NST. a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai và bộ NST 2n. b. Xác định số NST trong tinh trùng, trứng ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A B A B A D A D C C B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 C B D B B D C D B A B II. Phần tự luận Câu 24: (Nhận biết) - Cấu trúc của NST: + Gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon - Chức năng: NST là cấu trúc mang gen có bản chất ADN, nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- Trường: THCS Thành Lợi Câu 25: ( Nhận biết) NST thường NST giới tính - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng tế bào lưỡng bội bội - Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) - Chỉ mang gen qui định tính trạng thường - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của của cơ thể cơ thể Câu 26: (thông hiểu) Ta có số lần nguyên phân là k= 5 số tế bào con được tạo ra là: 2k = 25= 32 Câu 27.( thông hiểu) - Cơ chế NST xác định giới tính là do: + Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử. + Sự tổ hợp của các NST giới tính trong quá trình thụ tinh. Câu 28.( vận dụng) a. Tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân b. Kì giữa II = n NST kép= 7 NST kép => n= 7 Ta có bộ NST đặc trưng = 2n (NST đơn) => 2n= 2.7 = 14 Vậy bộ NST đặc trưng = 2n NST đơn = 14 NST đơn. Câu 29: Giải thích;(vận dụng) -Bố có 44A +XY .Khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A +X và 22A +Y -Mẹ có 44A +XX.Khi giảm phân cho 1 loại trứng là 22A +X Khi tinh trùng kết hợp với trứng + (22A +X) vào thụ tinh với trứng ->hợp tử 44A +XX (con gái) +(22A +Y) vào thụ tinh với trứng ->hợp tử 44A +XY (con trai) -Mà bố mới cho ra tinh trùng (22A +Y) =>sinh con trai Vì vậy việc sinh con trai là do người bố quyết định Câu 30:(vận dụng cao ) - Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 2x = 8 - x = 3 lần nguyên phân - Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n. 8 = 624 - 2n = 78 - Số NST trong các giao tử giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội của loài Số NST trong tinh trùng = Số NST trong trứng = n = 4( NST)