Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Tân Thành
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Tân Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_chuong_2_nhiem_sac_the_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Tân Thành
- Trường THCS Tân Thành DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH Địa chỉ mail của nhà trường: thcstanthanh2014@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1. Trần Thị Nga 1994 Giáo viên 0949576818 Lienxo1994@gmail.com 2. Nguyễn Thị Yến 1990 Giáo viên 0948564993 maymaykhong@gmail.com 30 CÂU HỎI CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ I. TRẮC NGHIỆM: A/ NHẬN BIẾT Câu 1: Thành phần hóa học chủ yếu của NST gồm A. protein loại anbumin và axit B. protein và ADN C. protein và sợi nhiễm sắc D. protein hoại histon và axit nicleic Câu 2: Sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian đến tối đa trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối. B. NST đóng xoắn từ đầu kì trung gian và tháo xoắn tối đa vào cuối kỳ cuối. C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước, đóng xoắn tối đa vào cuối kì giữa, tháo xoắn ở kì sau và tháo xoắn tối đa ở cuối kỳ cuối. D. NST đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, bắt đầu tháo xoắn từ giữa kỳ cuối. Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, NST kép tồn tại trong tế bào ở A. kì trung gian và kì trước, kỳ sau.B. kì trung gian và kì trước, kì giữa. C. kì trung gian, kỳ giữa. D. kì trước, kì giữa. Câu 4: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ sự nhân đôi của A. tâm động.B. ADN. C. NST đơn.D. sợi nhiễm sắc. Câu 5: Kết quả quá trình nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ có bộ NST A. lưỡng bội 2n, sau đó hình thành nên 2 tế bào con đều có bộ NST 2n. B. lưỡng bội 2n, sau đó hình thành nên 2 tế bào đều có bộ NST đơn bội n. C. đơn bội n, sau đó hình thành nên 2 tế bào con đều có bộ NST đơn bội n. D. 2n, sau đó hình thành nên 4 tế bào con đều có bộ NST đơn bội n. Câu 6: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cựcB. 4 trứng C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực Câu 7: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là: A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n. C. Đều là cặp XX ở giới cái D. Đều là cặp XY ở giới đực Câu 8: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên A. Nhóm gen liên kết
- Trường THCS Tân Thành B. Cặp NST tương đồng C. Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập B/ THÔNG HIỂU Câu 1: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là: A. Làm tăng biến dị tổ hợp B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình Câu 2: Loài ngô có bộ NST lưỡng bội 2n = 20 và số nhóm liên kết gen bằng A. 10B. 20 C. 40D. 5 Câu 3: Cặp NST giới tính của loài nào ở giống đực là XX, giống cái là XY ? A. Chim, ếch. B. Ruồi giấm, bò sát. C. Thằn lằn, thỏ. D. Voi, bướm. Câu 4: Để phát hiện quy luật di truyền liên kết, Moocgan tiến hành lai phân tích ruồi giấm đực F1 mình xám, cánh dài và thu được A. tất cả ruồi giấm đều xám, dài B. 50% xám, dài : 50 % đen, cụt C. 41% xám, dài : 41% đen, cụt : 9% xám, cụt : 9% đen, dài D. 75% xám, dài : 25 % đen, cụt Câu 5: Điểm giống nhau giữa NST thường với NST giới tính là (1) Đều mang gen quy định tính trạng thường. (2) Đều có thành phần hoa học chủ yếu là protein và axit nucleic. (3) Đều ảnh hưởng đến sự xác định giới tính. (4) Đều có các khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chi kì phân bào. (5) Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng. Phương án đúng là: A. 1, 2, 4, 5.B. 3, 4, 5. C. 2, 4, 5.D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 6: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: A. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài B. Đều có thân đen, cánh ngắn C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn D. Đều có thân xám, cánh dài Câu 7: Ở người gen qui định bệnh máu khó đông nằm trên: A. NST thường và NST giới tính X B. NST giới tínhY và NST thường C. NST thường
- Trường THCS Tân Thành D. NST giới tính X Câu 8: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là: A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép C/ VẬN DỤNG: Câu 1: Điều nào không đúng với sự biến đối hình thái NST qua các kì của quá trình giảm phân A. Đến kỳ sau II, khi mỗi NST kép trong bộ đơn bội tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cực, sau đó NST bắt đầu tháo xoắn. B. Vào kì trung gian NST đã ở trạng thái kép và tồn tại mãi đến cuối kì giữa II. C. NST bắt đầu đóng xoắn từ kì trước I và đóng xoắn cực đại vào cuối kì giữa I. D. Ở kì sau I, các NST của mỗi cặp đồng dạng phân li về 2 cực, sau đó bắt đầu tháo xoắn. Câu 2: Nhờ sự nhân đôi và phân li NST trong quá trình nào mà bộ NST của các tế bào con qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể có tính đặc thù được duy trì ổn định? A. Thụ tinhB. Nguyên phân C. Nguyên phân và giảm phânD. Giảm phân Câu 3: Đặc điểm giống nhau trong quá trình giảm phân của tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1: A. Đều tạo ra 4 tế bào mang bộ NST chỉ còn 1/2 số NST so với mẹ B. Đều trải qua 2 lần phân bào liên tiếp C. Các tế bào con đều trở thành giao tử D. Tạo ra 4 tế bào con do trải qua 2 lần phân bào liên tiếp Câu 4: Hoạt động nhân đôi của NST xảy ra trong quá trình giảm phân: A. NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của lần phân bào I B. NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của lần phân bào II C. NST nhân đôi ở kì trung gian của cả 2 lần phân bào D. NST nhân đôi ở kì trước của cả 2 lần phân bào Câu 5: 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong tế bào con là 640. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng: A. 12B. 4 C. 16D. 8 D/ VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Xét 3 tế bào x, y, z đều nguyên phân, Tế bào x nguyên phân 2 lần, tế bào y nguyên phân 5 lần. Tổng số tế bào con được sinh ra từ cả 3 tế bào trên là một số chính phương. Số tế bào con của cả 3 tế bào trên là A. 100B. 81 C. 32D. 64 Câu 2: Một tế bào xoma ở gà có 2n = 78 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST, số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kì sau lần lượt là A. 78, 156, 0B. 156, 0, 156 C. 78, 78, 78 D. 156, 156, 156 Câu 3: Một loài có bộ NST 2n = 16, chu kì nguyên phân là 30 phút, kì trung gian xảy ra trong 10 phút, mỗi kì còn lại 5 phút. Bắt đầu từ đầu kỳ trung gian lần nguyên phân thứ nhất, số NST môi trường cần cung cấp cho tế bào tại các thời điểm sau 10 phút và sau 70 phút lần lượt là:
- Trường THCS Tân Thành A. 8 và 4B. 4 và 8 C. 2 và 4D. 1 và 2 II. TỰ LUẬN: Câu 1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc ? Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của NST. Câu 3. Nêu diễn biến cơ bản của NST qua các kì của Giảm phân? Câu 4. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ờ những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ? Câu 5. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn ? Câu 6. Xét 3 tế bào A, B, C đều nguyên phân. Số đợt nguyên phân của tế bào C gấp 2 lần tế bào B và 4 lần tế bào A đã phá hủy tất cả 273 thoi phân bào. Mỗi tế bào trên nguyên phân với bao nhiêu đợt ? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Trắc nghiệm 1. Nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A D C B B A A B A 2. Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C A A B A D D C 3. Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 Đ/A D B D A D 4. Vận dụng cao Câu 1 2 3 Đ/A A B A II/ Tự luận: Câu 1: - Kì giữa của quá trình phân bào - Mô tả: + Gồm 2 nhiễm săc tử chị em (2 cromatit) được tạo ra từ sự tự nhân đôi của NST (bản chất là sự nhân đôi ADN) + 1 cromatit = 1 phân tử ADn + protein histon + 2 NS tử chị em này đính lại với nhau ở tâm động + Tâm động là nơi gắn với sợi tơ vô sắc để phân chia đều về 2cực của tế bào
- Trường THCS Tân Thành Câu 2: - Cấu trúc của NST: + Gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon - Chức năng: NST là cấu trúc mang gen có bản chất ADN, nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 3: - Giảm.phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ. - Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì cửa giảm-phân: giảm-phân gồm hai lần phân bào liên tiếp. + Giảm-phân I gồm: Kì đầu: có sự tiếp hợp cùa các NST kép tương đồng. Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào. Kì cuối 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc. + Giảm-phân II: Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội. Kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau: từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n. Câu 4: * Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ờ những loài sinh sản hữu tính được giải thích do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phán và thụ tinh. Câu 5: * Theo công thức : 2n = 8 n = 4 TB ở kì sau GPII có 2n NST đơn. Tế bào đó có 2 x 4 = 8 NST Câu 6: Gọi 2, 2k, 4k lần lượt là số lần nguyên phẩn của A, B, C. Ta có: (2k - 1) + (22k - 1) + (24k - 1) = 273 2k = 22. Vậy k = 2, 2k = 4, 4k = 8.