Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Hải

doc 9 trang nhatle22 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_hai.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Hải

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO HẢI MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO HẢI Địa chỉ mail của nhà trường:onghoaiduong68@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Mai Thị Tươi 1993 Giáo viên 0965175313 maituoi93@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con lai được gọi là A. lai phân tích. B. phân tích các thế hệ lai. C. lai thuận nghịch. D. lai hữu tính. Câu 2. Thể đồng hợp là A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. B. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. C. kiểu hình chứa cặp tính trạng gồm 2 tính trạng tương ứng giống nhau. D. kiểu hình chứa cặp tính trạng gồm 2 tính trạng tương ứng khác nhau. Câu 3. Theo quy luật phân li độc lập, MenĐen cho rằng: yếu tố đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử là A. các cặp NST. B. các cặp tính trạng. C. các cặp nhân tố di truyền. D. các cặp alen. Câu 4. Ở kì sau của nguyên phân A. không xảy ra sự phân li của NST. B. một nửa NST phân li về mỗi cực tế bào. C. mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. D. các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Câu 5. Cơ sở hình thành giao tử là nhờ cơ chế A. giảm phân. B. nguyên phân. C. sinh sản. D. thụ tinh. Câu 6. Cặp NST tương đồng là cặp NST A. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. B. giống nhau về hình thái, kích thước và cả 2 NST có cùng nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. 1
  2. D. giống nhau về hình thái, kích thước và 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Câu 7. ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. đa phân. D. giữ lại một nửa. Câu 8. Vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp. Đây là chức năng của A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN. Câu 9. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. Đây là nội dung của nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. đa phân. D. giữ lại một nửa. THÔNG HIỂU Câu 10. Phép lai phân tích là nhóm phép lai A. P: Aa × aa; P: AaBb × AaBb. B. P: AA × Aa; P: AaBb × Aabb. C. P: Aa × Aa; P: Aabb × aabb. D. P: Aa × aa; P: AaBb × aabb. Câu 11. Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn. Cho F1 tự tụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Loại kiểu hình thuộc biến dị tổ hợp là A. hạt vàng, vỏ nhăn & hạt xanh, vỏ trơn. B. hạt vàng, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ nhăn. C. hạt vàng, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ trơn. D. hạt xanh, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ nhăn. Câu 12. Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh diễn ra quá trình giảm phân. Sau lần giảm phân I, số NST ở mỗi tế bào con là A. 92. B. 46. C. 23. D. 69. Câu 13. Ở ruồi giấm 2n = 8, tế bào ở kì sau của nguyên phân có A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 16 NST kép. Câu 14. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái. B. sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. C. sự tạo thành hợp tử. D. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. Câu 15. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố quan trọng nhất là A. trật tự sắp xếp của các nucleotit. B. cấu trúc không gian của ADN. C. thành phần các loại nucleotit. D. số lượng các loại nucleotit. VẬN DỤNG Câu 16. Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen, các gen nằm trên NST thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gen dị hợp. Ở F1, tỉ lệ ruồi con thân xám mang kiểu gen đồng hợp là A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%. 2
  3. Câu 17. Nguyên nhân làm cho bộ NST đặc trưng của mỗi loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào trong nguyên phân là do A. có sự tự nhân đôi NST xảy ra hai lần và sự phân li đồng đều của chúng. B. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST. C. xảy ra 1 lần phân bào mà sự tự nhân đôi NST cũng xảy ra 1 lần. D. xảy ra sự phân chia tế bào chất một cách đồng đều cho tế bào con. Câu 18. Quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. Đó là do các NST A. tự nhân đôi trước khi giảm phân. B. phân li độc lập và tổ hợp tự do. C. đóng và tháo xoắn có tính chu kì. D. tập trung về mặt phẳng xích đạo thành một hàng. Câu 19. Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình tổng hợp ARN liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN sơ khai là A. 15. B. 5. C. 10. D. 25. Câu 20. Một gen có chiều dài 1938 Ao và 1490 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của gen là A. A = T = 250; G = X = 340. B. A = T = 340; G = X = 250. C. A = T = 350; G = X = 220. D. A = T = 220; G = X = 350. II. TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1. So sánh cấu trúc của ADN và ARN? VẬN DỤNG CAO Câu 2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn só với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Cho các cây thân cao, quả đỏ dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B B C C A D A C B D A C án C 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Vận dụng Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C D A C C B B D án Điểm 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 3
  4. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1. (1đ) Giống nhau: - Đều được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C, H, O, N, P. 0,25 - Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 0,25 các nucleotit. Khác nhau: Đặc điểm so ADN ARN sánh Số mạch đơn 2 1 0,25 Các loại đơn A, T, G, X A, U, G, X 0,25 phân 2. (1đ) - Quy ước gen: A: thân cao, a: thân thấp, B: quả đỏ, b: quả vàng 0,25 - Thân cao, quả đỏ dị hợp tử có kiểu gen: AaBb, ta thu được sơ đồ lai sau: P: AaBb × AaBb - Xét cặp tính trạng thứ nhất: P: Aa × Aa -> F1 có tỉ lệ KG là: ¼ AA : 2/4 Aa : 1/4aa 0,25 - Xét cặp tính trạng thứ hai: P: Bb × Bb -> F1 có tỉ lệ KG là: ¼ BB : 2/4 Bb : ¼ bb 0,25 Kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là: AABB, AAbb, aaBB, aabb. Tỉ lệ số cá thể đồng hợp về 2 cặp gen = Tỉ lệ KG ( AABB + 0,25 AAbb + aaBB + aabb) = ¼ AA.1/4 BB + ¼ AA. ¼ bb + ¼ aa. ¼ BB + ¼ aa. ¼ bb = 1/16 + 1/16 + 1/16 + 1/16 = 4/16 = 25% Chú ý: Nếu học sinh làm cách khác vẫn cho điểm tối đa. C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là A. môi trường. B. nhân tố sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 2. Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật, làm A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng. B. tăng hoặc giảm sự quang hợp ở cây. C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí ở thực vật. D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây. Câu 3. Nhóm động vật thuộc sinh vật hằng nhiệt là A. chim, thú, bò sát. B. chim, thú, ếch nhái. 4
  5. C. thú, con người, bò sát. D. chim, thú, con người. Câu 4. Mật độ cá thể của quần thể là A. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể. B. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể. C. số lượng hay khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. D. khối lượng cá thể trên một đợn vị diện tích của quần thể. Câu 5. Các đặc trưng cơ bản của quần thể là A. thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể, độ đa dạng. B. tỉ lệ giới tính, độ đa dạng, mật độ quần thể. C. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. D. mật độ quần thể, độ đa dạng, thành phần nhóm tuổi. Câu 6. Sự hợp tác cùng có lợi giữa hai loài sinh vật là mối quan hệ A. kí sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh khác loài. D. cộng sinh. Câu 7. Giữa các loài trong quần xã, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. sinh sản. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. hỗ trợ. Câu 8. Dạng tài nguyên thiên nhiên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt là A. tài nguyên không tái sinh. B. tài nguyên tái sinh. C. tài nguyên rừng. D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. THÔNG HIỂU Câu 9. Môi trường sống của loài giun kí sinh là A. môi trường trên cạn. B. môi trường đất. C. môi trường nước. D. môi trường sinh vật. Câu 10. Hiện tượng lá cây rụng vào mùa đông để A. giảm cạnh tranh. B. giảm quang hợp. C. giảm tiêu hao năng lượng. D. giảm sự thoát hơi nước. Câu 11. Hiện tượng sống bầy đàn ở cá rô là ví dụ về mối quan hệ A. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. B. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể. C. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã. D. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã. Câu 12. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh cá thể của quần thể là A. sức tăng trưởng các cá thể. B. mức sinh sản. C. mức tử vong. D. nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường. Câu 13. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là mối quan hệ A. dinh dưỡng. B. hỗ trợ. C. cạnh tranh. D. sinh sản. 5
  6. Câu 14. Ví dụ được xem như một quần xã sinh vật là A. tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. B. tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. C. tập hợp cá trong Hồ Tây. D. tập hợp cây tràm ở rừng Cúc Phương. Câu 15. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu đúng là A. quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản. B. trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. D. chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 16. Rừng thuộc dạng tài nguyên A. tái sinh. B. không tái sinh. C. năng lượng vĩnh cửu D. không thuộc loại nào. VẬN DỤNG Câu 17. Khi giải thích lí do đặc trưng về mật độ được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu sai là A. mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản, tử vong của các cá thể. B. mật độ cá thể của quần thể có ý nghĩa, giúp con người đánh giá được mức độ thích nghi của các quần thể với môi trường sống. C. khi mật độ cá thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn, nơi ở dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. D. khi mật độ giảm, nguồn thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau. Câu 18. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu sai là A. con người cần khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. B. con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. C. con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. D. con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. Câu 19. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai. C. cào cào, chim sâu, báo. D. chim sâu, mèo rừng, báo. Câu 20. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò là bảo vệ các cây nhỏ và động vật rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật phụ thuộc lẫn nhau và tác động lên môi trường sống của chúng tạo thành A. lưới thức ăn. B. chuỗi thức ăn. C. hệ sinh thái. D. quần xã. Câu 21. Cho các ví dụ sau: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng một môi trường (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng 6
  7. (4) Động vật nổi ăn thức ăn thừa của giáp xác Số ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. VẬN DỤNG CAO Câu 22. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt, chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy A. chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2 cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. B. chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. C. nếu số lượng động vật ăn rễ cây giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. D. các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều là sinh vật tiêu thụ bậc 4. Câu 23. Trên một thảo nguyên, ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động làm côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này chim diệc bắt côn trùng làm thức ăn. Việc côn trùng bay ra khỏi tổ và việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Phân tích mối quan hệ giữa các loài sinh vật kể trên, phát biểu đúng là A. ve bét và chim mỏ đỏ là quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. B. chim mỏ đỏ và ngựa vằn là quan hệ cạnh tranh. C. quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là quan hệ cộng sinh. D. ve bét và ngựa vằn là quan hệ hội sinh. Câu 24. Cho lưới thức ăn sau: Cây dẻ -> Sóc -> Diều hâu -> Vi khuẩn và nấm Cây thông -> Xén tóc -> Chim gõ kiến -> Trăn Thằn lằn Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có các nhận xét sau: (1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt (2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn (3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến (4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở lên mạnh hơn Số nhận xét đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Giữa các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Nêu đặc điểm của các mối quan hệ đó? Câu 2. Thế nào là hệ sinh thái? Kể tên các thành phần cơ bản của hệ sinh thái? THÔNG HIỂU Câu 1. Trong các nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống, sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật? Giải thích? 7
  8. Câu 2. So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? VẬN DỤNG Câu 1. Cho các chuỗi thức ăn chưa hoàn chỉnh sau: 1) Thực vật -> (A) -> hổ -> vi sinh vật. 2) Thực vật -> (B) -> chuột -> mèo -> vi sinh vật. 3) Thực vật -> châu chấu -> (C) -> rắn -> vi sinh vật. 4) Thực vật -> rệp cây -> (D) -> nhện -> chim ăn sâu bọ -> (E) -> vi sinh vật. Biết các loài (A), (B), (C), (D), (E) gồm: ếch, bọ rùa, ong, nai, cú mèo. Hãy viết hoàn chỉnh 4 chuỗi thức ăn trên. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Trên mặt hồ có diện tích 1 ha, mật độ ban đầu của bèo nhật bản là 5 cây/1m2. Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25 dm2. Cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm 1 cây mới và không xảy ra hiện tượng tử vong, phát tán. Hãy xác định: a) Mật độ bèo nhật bản sau 10 ngày? b) Tổng số cá thể trên mặt hồ sau 20 ngày? c) Sau bao lâu, mặt hồ được phủ kín bởi số bèo nhật bản? III. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C A D C C D C A D D A D án Vận dụng Vận dụng cao Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp A C D A B A B C B B A A án PHẦN TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Quan hệ khác loài gồm: Quan hệ hỗ trợ: - Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. - Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại. Quan hệ đối địch: - Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. - Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. - Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ Câu 2. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chình và tương đối ổn định. 8
  9. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: - Các thành phần vô sinh: đất, đá, nước - Sinh vật sản xuất: thực vật. - Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. - Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn THÔNG HIỂU Câu 1. Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất vì - Phần lớn sinh vật sống nhờ vào năng lượng ánh sáng mặt trời: + Sinh vật sản xuất nhận trực tiếp năng lượng từ ánh sáng mặt trời. + Sinh vật tiêu thụ lấy năng lượng từ sinh vật sản xuất. + Sinh vật phân giải sử dụng năng lượng từ quá trình phân giải chất hữu cơ. - Tùy theo thời gian, thành phần, cường độ chiếu sáng mà ánh sáng ảnh hưởng nhiều hay ít đến quang hợp và hoạt động sinh lí của cơ thể sống. Câu 2. Giống nhau: - Đều được hình thành trong một thời gian nhất định, có tính ổn định tương đối. - Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh. - Đều xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Khác nhau: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp nhiều cá thể cùng loài. - Tập hợp nhiều quần thể khác loài. - Không gian sống gọi là nơi sinh sống. - Không gian sống gọi là sinh cảnh. - Chủ yếu xảy ra quan hệ hỗ trợ. - Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch. - Các đặc trưng cơ bản gồm: tỉ lệ giới - Các đặc trưng cơ bản: số lượng loài tính, mật độ quần thể, thành phần (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp), nhóm tuổi. thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng). - Cơ chế cân bằng dựa trên tỉ lệ sinh - Cơ chế cân bằng do hiện tượng các sản, tử vong, phát tán. loài kìm hãm sự phát triển của nhau. VẬN DỤNG Câu 1. 1) Thực vật -> nai -> báo -> vi sinh vật. 2) Thực vật -> ong -> chuột -> mèo -> vi sinh vật. 3) Thực vật -> châu chấu -> ếch -> rắn -> vi sinh vật. 4) Thực vật -> rệp cây -> bọ rùa -> nhện -> chim ăn sâu bọ -> cú mèo -> vi sinh vật. VẬN DỤNG CAO Câu 1. a) Mật độ bèo nhật bản sau 10 ngày là: 5 × 2 = 10 cây/1m2. b) Tổng số cá thể sau 20 ngày là: 1000 × 5 × 2 × 2 = 2 × 105 cây. c) 1 m2 = 100 dm2 chứa tối đa: 100 : 1,25 = 80 = 5 × 24 cây. Vậy mặt hồ được phủ kín trong thời gian: 10 × 4 = 40 ngày. 9