Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_2019_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
- TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ NGỮ VĂN – MĨ THUẬT NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. .Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005,tr. 117) a) Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật đó đang làm công việc gì? (1,5 điểm) b) Nêu nhận xét ngắn gọn về công việc và tính cách của nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên? (1,5 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. ( Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2005 tr.196) a) Chỉ ra câu có nghĩa tường minh và câu chứa hàm ý. (1,5 điểm) b) Cho biết nội dung hàm ý của câu chứa hàm ý mà em vừa xác định. Vì sao nhân vật không nói thẳng mà lại sử dụng hàm ý trong câu nói này. (1,5 điểm) Câu 3. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, trang 58,59) Hết 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm 1 Đọc – hiểu đoạn trích 3,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về văn học và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi thuộc thể loại truyện ngắn để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh về nhân vật, công việc, tính cách của nhân vật. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần thấy được ngụ ý của tác giả. Yêu cầu cụ thể a Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là Phương Định, nhân vật trong 0, 75 truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê Nhân vật đó đang làm công việc phá bom trên tuyến đường 0, 75 Trường Sơn. b Công việc: khó khăn, đặc biệt nguy hiểm, luôn căng thẳng thần 0, 75 kinh đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Tính cách: gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh sáng suốt, có tinh thần 0, 75 trách nhiệm cao với công việc. 2 Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt 3.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh về nghĩa tường minh và hàm ý và dụng ý của người sự dụng. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần thấy được ngụ ý của tác giả, hiểu được vẻ đẹp và giá trị biểu đạt của tiếng Việt được sử dụng trong đoạn trích. Yêu cầu cụ thể a - Câu có nghĩa tường minh: Con kêu rồi mà người ta không 0, 75 nghe. 0, 75 - Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi ! b - Nội dung hàm ý của câu chứa hàm ý: bé Thu muốn nói "Ông 0, 75 vô ăn cơm đi" - Nhân vật không nói thẳng ra mà sử dụng hàm ý vì bé Thu 0, 75 không chịu gọi ông Sáu là ba, cố tình dùng hàm ý để tránh gọi tiếng "ba" 3 Cảm nhận của em về hai khổ thơ (3,4) của bài thơ "Viếng 4,0 lăng Bác" – Viễn Phương Yêu cầu chung 2
- - Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ. - Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. . Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể kết cấu bài theo nhiều kiểu khác nhau, miễn là sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ (khổ 3,4) và 0,5 đánh giá khái quát nội dung cảm xúc đoạn thơ Thân bài: Nhận xét, đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn 3.0 thơ: - Khổ 3: Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào trong lăng + Khung cảnh và không khí thanh tĩnh và trang nghiêm, trong trẻo như ngưng kết cả không gian và thời gian ở bên trong lăng Bác. Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" nâng niu giấc ngủ bình yên, gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. + Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh là mãi mãi", tượng trưng cho sự vĩnh hằng, bất tử của tên tuổi, sự nghiệp Hồ Chí Minh. + Cấu trúc "Vẫn biết Mà sao ": Giữa lí trí và tình cảm, giữa niềm tin và thực tại có sự khác biệt, nhấn mạnh nỗi đau xót, tiếc thương của nhà thơ vì sự ra đi của Bác. - Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác + Nghĩ đến ngày mai xa Bác lòng bịn rịn, lưu luyến. + Ước nguyện: Hóa thân làm con chim hót, bông hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu để nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Đó là sống đẹp, trung thành với lý tưởng của Bác. + Điệp ngữ "Muốn làm" nhấn mạnh niềm tha thiết, chân thành ước nguyện của nhà thơ. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của 0,5 đoạn thơ Lưu ý chung - Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đat, dùng từ. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng 3
- TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ NGỮ VĂN – MĨ THUẬT NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) KHUNG ĐÊ MA TRẬN : Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề cộng I. Đọc hiểu Nhận biết Hiểu được -Ngữ liệu: văn thông tin nội dung, ý bản văn học. trong đoạn nghĩa, tính -Tiêu chí lựa trích. cách của chọn ngữ liệu: nhân vật một đoạn trích trong đoạn hay văn bản hoàn trích. chỉnh. Số câu: 1 1,5 1,5 30% x 10 Tỉ lệ: 30% = 3,0 điểm II. Tiếng Việt: Hiểu được -Ngữ liệu: văn Nhận diện vai trò, tác bản văn học. kiến thức dụng của -Tiêu chí lựa về ngữ việc sử dụng chọn ngữ liệu: pháp được kiến thức về một đoạn trích sử dụng ngữ pháp hay văn bản hoàn trong đoạn trong đoạn chỉnh. trích. văn Số câu:1 1,5 1,5 30% x 10 Tỉ lệ: 30% = 3,0 điểm III. Tập làm văn Vận dụng được Văn bản nghị những kiến thức luận đã học để viết một bài văn nghị luận văn học về các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Số câu:1 40% x10 điểm = 40% x10 Tỉ lệ : 40% 4,0 điểm điểm = 4,0 điểm) Tổng cộng: Số câu:3 3 điểm 3 điểm 4 điểm 10 điểm 4
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI TỪ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ; Lớp: Họ tên, chữ ký của giáo viên chấm Nhận xét Họ, tên, chữ ký . Giám thị số 1: . Điểm bài kiểm tra . (Bằng số và bằng chữ) Giám thị số 2: . . Phần I: Câu 1: đ; Câu 2: đ; Phần II: đ; ĐỀ BÀI: Phần I. Đọc hiểu (6 điểm) Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết: “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”. 1. Chép khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. (1 điểm) 2. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên. (1,5 điểm) 3. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung. (1 điểm) 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề: Khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. (2,5 điểm) Phần II. Làm văn (4 điểm) Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập 2,NXB Giáo dục, 2008, tr 58-59) BÀI LÀM 100 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019) 80 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019 120 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019) 220 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 5
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018- 2019 Môn: Ngữ văn lớp 9 Phần I (6 điểm) - HS chép thuộc khổ đầu bài thơ “Sang thu” Câu 1 - Mỗi lỗi sai thuộc một câu hoặc thiếu một câu – 0,25 điểm cho 1 điểm (1 điểm) đến hết điểm HS so sánh được từ “chùng chình” trong hai trường hợp: - Giống nhau: cùng là từ láy tượng hình, gợi sự chậm rãi, cố tình 0.5 đ chậm lại, thiếu dứt khoát Câu 2 - Khác nhau: (1.5 + Trong câu văn của Nguyễn Minh Châu: tả thực, con người 0.5 đ điểm) lưỡng lự, thiếu quyết đoán, bỏ lỡ mất cơ hội + Trong câu thơ của Hữu Thỉnh: nhân hóa, làn sương cố tình di 0.5 đ chuyển chậm, thể hiện sự bịn rịn. - Xác định thành phần biệt lập tình thái “hình như”. 0.5 đ Câu 3 - Tác dụng: Cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong phút 0.5 đ (1.0 giao mùa, những tín hiệu thu sang dần rõ mà nhà thơ còn ngỡ điểm) ngàng, chưa tin hẳn * Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, độ dài khoảng 12 câu; có 0,5 đ phép thế và thành phần khởi ngữ (mỗi yêu cầu 0,25 điểm) * Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ: khoảnh khắc giao mùa 2.0 đ từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà Câu 4 thơ. (2.5 Học sinh phân tích làm rõ được 2 ý sau: điểm) Khoảng khắc giao mùa qua bức tranh thu gần gũi: Khoảng khắc giao mùa qua cách cảm nhận thể hiện tình yêu và sự tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên. Mỗi ý phân tích rõ ràng, cụ thể, hướng đến yêu cầu của đề được 1 điểm. Phần II. Làm văn (4 điểm) *Yêu cầu chung : - Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài. - Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Học sinh biết cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ trữ tình, đảm bảo hình thức của kiểu bài nghị luận văn học, bố cục đầy đủ ba phần. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng như sau: - Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ (0,5 điểm) +Tác giả: Viễn Phương +Tác phẩm Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976 khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ từ miền Nam 6
- ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Bài thơ là tiếng lòng của người miền Nam đối với Bác. + Đoạn thơ là khổ thơ cuối trong Bài thơ Viếng lăng Bác diễn tả niềm mong ước thiết tha được ở mãi bên Bác. - Cảm nhận khổ thơ: Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được mãi bên Người của nhà thơ khi nghĩ đến giây phút chia tay.(3 điểm) Câu thơ đầu là nỗi nhớ thương xúc động mãnh liệt không kìm nén nổi được diễn tả một cách mộc mạc, chân thành đậm chất Nam Bộ. Ba câu thơ sau: Ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác để được ở mãi bên Bác. Đặc biệt được muốn làm cây tre trung hiếu thủy chung với con đường Bác đã lựa chọn. Chú ý khai thác điệp ngữ“ muốn làm” kết hợp với điệp cấu trúc câu, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa con chim, đóa hoa, cây tre. Đặc biệt hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu lặp lại ở cuối bài đã tạo kết cấu đầu cuối tương ứng tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. - Đánh giá: (0,5 điểm) - Đặc sắc nghệ thuật: Giọng thơ thiết tha, hình ảnh ẩn dụ đẹp và trang nhã, ngôn ngữ bình dị, hàm súc - Đặc sắc nội dung: Đoạn thơ thể hiện ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác. Đó là tình cảm của cả dân tộc ta với Bác. - Đoạn thơ đã góp phần làm nên thành công chung của bài thơ. Viếng lăng Bác như một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng nên Bác kính yêu. Bài thơ đã góp thêm một tiếng thơ xúc cảm và sâu lắng trong bản tình ca viết về Bác. * Cách cho điểm: - Từ 3,5 điểm – 4 điểm: Hiểu đoạn thơ, có kỹ năng nghị luận, đảm bảo các ý cơ bản. Cách triển khai ý rõ ràng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy. - Từ 2,5 điểm – 3,25 điểm : Hiểu đoạn thơ có kỹ năng nghị luận nhưng đôi chỗ còn lúng túng. Hệ thống ý chưa thật đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng thuyết, chưa thuyết phục. - Từ 1,5 điểm – 2,25 điểm: Hiểu đoạn thơ nhưng kỹ năng nghị luận còn hạn chế, có khi sa vào diễn xuôi, ý sơ sài. - Dưới 1,5 điểm: Chưa hiểu thấu đáo đoạn thơ, cảm nhận sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. Điểm toàn bài lẻ 0,25 điểm, không làm tròn. - Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý, nếu học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức về kỹ năng làm bài thì không thể đạt tối đa số điểm này. 7
- PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI Năm học: 2018 - 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút Đề bài I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm): Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 3: GIỮ LỜI HỨA Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa,một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa: - Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói: - Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói: - Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người. (Kể chuyện đạo đức Bác Hồ - NXB Văn hoá Thông tin) Câu 1 (0,5 điểm): Câu chuyện trên kể về nội dung gì? Câu 2 (0,5 điểm) : Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? Câu 3 (1,5 điểm): Viết đọan văn (từ 7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về phẩm chất giữ chữ tín. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 4 đến câu hỏi 6: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: «Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!». (Shd học Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD) Câu 4 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 5 (0,75 điểm): Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích tên là gì? Nhân vật đó có những phẩm chất nào đáng quý? Câu 6 (0,25 điểm): Xác định khởi ngữ có trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (6,0 điểm): Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. P. HIỆU TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Sinh Hoàng Thị Kim Dung Nguyễn Thị Thiện 8
- PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2018 - 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút A. HƯỚNG DẪN HUNG: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc tự nhiên, sáng tạo nhưng chân thực phù hợp với đời sống thực tế. B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ: I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Câu/điểm Đáp án Hướng dẫn chấm Câu 1 Nội dung câu chuyện: Kể về - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên. (0,5 điểm) việc Bác Hồ giữ lời hứa với - Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung một em bé. nhưng diễn đạt lủng củng, dài dòng không cần thiết. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 Bài học rút ra từ câu chuyện: - Điểm 0,5: Học sinh có thể diễn đạt (0,5 điểm) Chúng ta phải biết tôn trọng khác nhưng phải đảm bảo nội dung trả chữ tín, bởi nó là nền tảng, lời theo cách trên. hành vi đạo đức từ xưa đến - Điểm 0,25: Trả lời có ý đúng nhưng nay. diễn đạt lủng củng không rõ. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 - HS viết đoạn văn nghị luận - Điểm 1,5: HS có thể diễn đạt bằng (1,5 điểm) đảm bảo hình thức, số câu quy nhiều cách như phải đảm bảo theo yêu định, diễn đạt mạch lạc, chữ cầu chung và lập luận thuyết phục. viết rõ ràng, không sai chính - Điểm 1,25: Đảm bảo yêu cầu, lập luận tả. thuyết phục nhưng còn mắc lỗi chính tả. - Nội dung đảm bảo các ý sau: - Điểm 1,0: Đảm bảo yêu cầu nhưng lập + Giới thiệu về “chữ tín”. luận thiếu thuyết phục. + Giải thích thế nào là giữ chữ - Điểm 0,75: Đảm bảo yêu cầu ở mức tín. khá nhưng lập luận thiếu thuyết phục, + Biểu hiện của việc giữ chữ còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. tín trong cuộc sống. - Điểm 0,5: Hiểu vấn đề, đảm bảo hình + Phê phán hiện tượng bội tín thức nhưng lập luận không thoát ý. + Nhận thức, đánh giá của bản - Điểm 0,25: Hiểu vấn đề một cách mờ thân về giữ chữ tín trong cuộc nhạt, lập luận hạn chế, mắc lỗi nhiều. sống. - Điểm 0: Không hiểu vấn đề hoặc không trả lời. 9
- Câu 4 - Đoạn trích trên được trích từ - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên. (0,5 điểm) văn bản Những ngôi sao xa - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 nội dung xôi của tác giả Lê Minh Khuê. ý theo cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 5 - Nhân vật xưng “tôi” tên là - Điểm 0,75: Trả lời đúng theo cách trên. (0,75 điểm) Phương Định. - Điểm 0,5: Trả lời đúng ý 2 hoặc đúng - Phẩm chất: Dũng cảm, tinh ý 1 còn ý 2 chưa đầy đủ. thần trách nhiệm, tâm hồn - Điểm 0,25: Chỉ trả lời được ý 1 hoặc trong sáng, hồn nhiên, yêu chỉ trả lời một phần của ý 2. mến và gắn bó với đồng đội. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6 Khởi ngữ: (còn) mắt tôi - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên. (0,25 điểm) - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Yêu cầu Đáp án Hướng dẫn chấm (điểm) Bố cục Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy (0,5 điểm) một bài thơ: MB, TB, KB. đủ các phần MB, TB, KB. Phần MB biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề nghị luận; phần TB biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng về vấn đề nghị luận; phần KB thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần MB, TB, KB nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần TB chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu MB hoặc KB, TB chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. Nội dung MB: Giới thiệu bài thơ và bước đầu - Điểm 0,5: Đảm bảo nội dung (4,5 điểm) nêu nhận xét, đánh giá của mình. yêu cầu, dẫn dắt mượt mà, lôi Định hướng: cuốn. + Vài nét về tác giả. - Điểm 0,25: Đảm bảo nội dung + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. yêu cầu nhưng thiếu sự mượt + Khái quát nội dung, ý nghĩa của bài mà, lôi cuốn hoặc chỉ đáp ứng thơ. một phần nội dung. 10
- - Điểm 0: Trình bày lan man, không đúng yêu cầu hoặc không mở bài. TB: Lần lượt trình bày những suy - Điểm 3,5: Đảm bảo đáp án. nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Điểm 3,0 - 3,25: cơ bản đáp của bài thơ. ứng được các yêu cầu, song Định hướng: vẫn còn một trong số các luận - Khổ 1: điểm chưa nổi bật, khai thác + Nghệ thuật: Từ ngữ xưng hô (con), từ thiếu một chi tiết quan trọng, ngữ có ý giảm nhẹ (thăm), hình ảnh biểu một vài ý chưa thật thuyết tượng, nhân hóa (hàng tre, đứng) phục. + Nội dung: Tâm trạng xúc động của - Điểm 2,0 - 2,75: Đáp ứng 1/2 một người con từ chiến trường miền đến 2/3 các yêu cầu trên. Nam được ra viếng Bác. - Điểm 1,0 - 1,75: Đáp ứng được - Khổ 2,3: 1/3 các yêu cầu trên, nhiều chỗ + Nghệ thuật: Ẩn dụ (mặt trời trong còn rời rạc, sơ sài. lăng, tràng hoa, bảy mươi chín mùa - Điểm 0,5 - 0,75: Trình bày xuân, vầng trăng, trời xanh); sáng tạo được một ý nhỏ, kĩ năng lập trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết luận hạn chế. hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, - Điểm 0,25: Có viết được vài biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá câu chung chung. Không có kĩ trị biểu cảm cao. năng nghị luận. + Nội dung: Tấm lòng thành kính thiêng - Điểm 0: Không đáp ứng được liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn bất kì yêu cầu nào trong các cao đẹp, sáng trong của Người; nỗi đau yêu cầu trên. xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa. - Khổ 4: + Nghệ thuật: Điệp ngữ (muốn làm); hình ảnh giản dị (con chim, đóa hoa, cây tre); ẩn dụ (cây tre trung hiếu) + Nội dung: Tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác. - Đánh giá, liên hệ: + Đánh giá chung về giá trị bài thơ đối với nhận thức của tuổi trẻ nói riêng và mọi người nói chung. + Liên hệ với một số bài thơ cùng chủ đề, liên hệ với bản thân. KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài - Điểm 0,5: Đảm bảo đáp án, thơ. diễn đạt tốt. Định hướng: - Điểm 0,25: Đảm bảo đáp án nhưng diễn đạt lủng củng. 11
- + Vị trí của bài thơ trên văn đàn; sức - Điểm 0: Xác định sai nội sống của bài thơ trong lòng mọi người. dung. + Sức ảnh hưởng của bài thơ trong nhận thức của tuổi trẻ nói chung và bản thân em nói riêng trong thời kỳ đất nước phát triển hiện nay. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và - Điểm 0,5: Đảm bảo theo đáp (0,5 điểm) sáng tạo, văn viết giàu cảm xúc; thể hiện án. khả năng lập luận sắc sảo, tạo được cá - Điểm 0,25: Có một số cách tính và gây ấn tượng sâu sắc. diễn đạt độc đáo và sáng tạo; lập luận sắc sảo hoặc tạo được cá tính và gây ấn tượng sâu sắc. - Điểm 0: Không đạt được các yêu cầu. Chính tả, Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ - Điểm 0,5: Đảm bảo đáp án. dùng từ, pháp. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi ngữ pháp chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (0,5 điểm) - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. P. HIỆU TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN GV SOẠN ĐÁP ÁN Nguyễn Thị Sinh Hoàng Thị Kim Dung Nguyễn Thị Thiện 12
- PHÒNG GD & ĐT TP TUY HÒA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Tổng Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cộng cao Chủ đề Văn học Nhân vật? Viết suy - Ngữ liệu: đoạn Công việc nghĩ của văn trích SGK Ngữ của họ? mình về văn 9, Tập 2, tr.114 công việc của các nhân vật trong đoạn văn. Số câu: 1 Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 30% x 10 Tỉ lệ: 30% Số điểm: 2 Số điểm: 1 = 3,0 điểm Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tiếng Việt Biện pháp Nghĩa tường -Ngữ liệu: đoạn thơ tu từ minh và trong Ngữ văn 9, hàm ý Tập 2, tr.70 Số câu:1 Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 30% x 10 Tỉ lệ: 30% Số điểm: 1 Số điểm: 2 = 3,0 điểm Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% 3. Làm văn: Nghị luận về một tư Văn nghị luận tưởng, đạo lí. Số câu:1 Số câu: 1 (câu 3) 40% x10 Tỉ lệ : 40% Số điểm: 4 điểm = 4,0 Tỉ lệ: 40% điểm) Tổng cộng: 3 điểm 3 điểm 4 điểm 10 điểm 13
- PHÒNG GD & ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC: 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. ĐỀ ĐỀ XUẤT Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và và trả lời các câu hỏi bên dưới: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, tr. 114, 2005) a) Trong đoạn trích, cụm từ “chúng tôi” là chỉ những ai? Những nhân vật đó làm công việc gì? (2,0 điểm) b) Em có suy nghĩ gì về công việc của những nhân vật trong đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr. 70) a) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm) b) Cho biết nghĩa tường minh và hàm ý trong đoạn thơ trên. (2,0 điểm) Câu 3. (4,0 điểm) Trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng- nơi con trai ông đang theo học, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ kí giám thị 1: .Chữ kí giám thị 2: 14
- PHÒNG GD & ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC: 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. ĐỀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Yêu cầu Nội dung Điểm 1 Đọc hiểu 3,0 a/ Cụm từ“chúng tôi” là chỉ các nhân vật: Nho, Thao, Phương Định. 1,0 Công việc của họ là : Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. 1,0 b/ Suy nghĩ của em về công việc của những nhân vật trong đoạn trích trên: (HS làm theo suy nghĩ của mình, đảm bảo các ý sau) 1,0 - Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và khó khăn, sự sống và cái chết trong gang tấc đòi hỏi sự dũng cảm, can đảm, trách nhiệm. - Họ là những con người trẻ tuổi, hồn nhiên, nghịch ngợm, không ít mơ mộng và tràn đầy khát khao. 2 Tiếng Việt Biện pháp tu từ, nghĩa tường mình và hàm ý 3,0 a/ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Sấm (những biến động, trở ngại trong cuộc đời); hàng 1,0 cây đứng tuổi (những con người từng trải) b/ - Nghĩa tường minh: (là nghĩa tả thực về thiên nhiên) Lúc sang thu, bớt đi tiếng sấm bất ngờ, hàng cây lâu năm không còn bất 1,0 ngờ, giật mình bởi tiếng sấm. - Hàm ý: (suy ngẫm của nhà thơ) Khi con người từng trải thì sẽ vững vàng trước những biến động của cuộc đời. 1,0 3 Văn nghị Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 4,0 15
- luận a) Yêu cầu về kỹ năng: - Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận đòi hỏi học sinh phải xác định đúng yêu cầu. - Bài viết phải trình bày mạch lạc, bố cục chặt chẽ, xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, liên kết chặt chẽ. b) Yêu cầu về kiến thức: Đây là một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Dưới đây là một số gợi ý chính: - Vấn đề nghị luận: đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống. - Giải thích ý kiến: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn hơn thi đỗ mà gian dối. - Giải thích trung thực là gì? Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối. Trung thực là phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp. - Bàn luận: + Trong thi cử, trung thực là làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất. + Người trung thực khi thi dù rớt vẫn vinh dự còn hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Trung thực là một đức tính quan trọng đối với tư cách của một thí sinh. (Dẫn chứng) + Trong cuộc sống, trung thực là một phẩm chất cao đẹp, làm nên giá trị mỗi con người. (Dẫn chứng) - Mở rộng: + Bản thân cần nhận thức đúng đắn tính trung thực, luôn giữ mình trung thực trong bất hoàn cảnh nào. + Trong thi cử và trong cuộc sống có những con người thiếu trung thực, gian dối để đạt được mục đích của mình. (Dẫn chứng) + Hoàn cảnh có thể tác động nhưng con người cần bản lĩnh để vượt qua những cảm dỗ để khẳng định những giá trị tốt đẹp của mình. Bởi lẽ sống trung thực đôi khi không dễ dàng trong xã hội hiện nay; nhưng không trung thực sẽ trở thành một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.(Dẫn chứng) c) Cách tính điểm: - Điểm 4: Diễn đạt tốt, đảm bảo làm rõ vấn đề, không sai sót về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3: Có đáp ứng các yêu cầu trên, mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Đáp ứng một nửa yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. 3 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 = 10,0 điểm 16
- PHÒNG GD&ĐT TP TUY HÒA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN NGỮ VĂN 9 MA TRẬN ĐỂ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Cộng dụng cao NL ĐG I. Đọc hiểu - Nêu phương - Hiểu được - Trình Ngữ liệu:Văn bản thức biểu đạt Vai trò, tác bày quan nhật dụng / văn chính / phong dụng của biện điểm của học cách ngôn ngữ. pháp tu từ bản thân - Tiêu chí lựa chọn - Nhận diện được sử dụng về một ngữ liệu: 01 đoạn được các dấu trong văn bản vấn đề trích/ văn bản hoàn hiệu hình thức, - Hiểu được ý đặt ra chỉnh; dài khoảng nội dung văn nghĩa của từ trong văn 150 -200 chữ; bản bằng những ngữ, hình ảnh bản Tương đương với kiến thức về xuất hiện trong văn bản được học tiếng Việt, đề văn bản chính thức trong tài, chủ đề của chương trình văn bản trong chương trình Số câu 1 1 2 Số điểm 3.0 điểm 3.0 điểm 6,0 Tỉ lệ 30% 30% điểm 60% II. Tạo lập văn Viết 01 bản bài Nghị luận Số câu 1 Số điểm 4, 0 điểm Tỉ lệ % 40% Tổng số câu/số 1 1 1 3 điểm toàn bài 3.0 điểm 3.0 điểm 4,0 điểm 10,0 Tỉ lệ % 30% 30% 40% điểm điểm toàn bài 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II –NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN 90 PHÚT. 17
- Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ có hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê Ngữ văn 9 , tập 2) a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. b. Chúng tôi được nói tới trong đoạn trích là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của nhân vật thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? Câu 2 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để khỏi bị lũ cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy. (Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015) a. Chỉ rõ hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích. b. Xác định và nêu tên thành phần biệt lập trong đoạn trích trên. Câu 3 (4,0 điểm): Suy nghĩ của em về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua hai khổ thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. ( Trích « Mùa xuân nho nhỏ »- Ngữ văn 9 tập 2) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2018 – 2019 18
- Môn Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu ̣1 : Mục đích – Yêu cầu : Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện phương thức biểu đạt giá trị của chi tiết, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm truyên.̣ Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện các giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong viêc xây dựng nhân vật. ̣ * Về nội dung kiến thức: Hoc sinh cần trình bày các ý sau: ̣ Câu 1: 1- Đoạn trích trên được diễn đạt theo phương thức tự sự và miêu tả.( 1,0 điểm) 2:– Chúng tôi đã nói tới trong đoạn trích là ba cô gái Nho, Thao, Phương Định (1,0 điểm ) – Qua đoạn trích ta thấy được tinh thần lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong(1,0 điểm) Câu 2: Mục đich – Yêu cầu : Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nhận biết và nêu được hai phép liên kết câu và các thành phần biệt lập . Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và nêu tên các phép liên kết và thành phần biệt lập. * Về nội dung kiến thức: Hoc sinh cần trình bày các ý sau: ̣ a. Phép thế : nhiếp ảnh gia- anh Phép lặp: anh HS tìm được mỗi phép liên kết được 1,0 điểm. b.Thành phần phụ chú : khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy. (1,0 điểm) Câu 3 (4,0 điểm): a Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá ̣trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa bài thơ; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng nghị luận bài thơ. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh thơ qua các phép tu từ ,biết trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh theo hình thức nghị luận về bài thơ. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát văn bản để trình ̣ bày các ý sau: A. Mở bài :- Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và đoạn trích hai khổ thơ trên. - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu). B- Thân bài : 19
- * Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. 1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời: Muốn làm các hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải. - Điệp ngữ “Ta làm ”, “Ta nhập vào ” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị - “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước. 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời. + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. +Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước. + Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung. + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé cho đất nước và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.- Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người. + Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. +Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ. * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. C- Kết bài : - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục. - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp c. Biểu điểm chấm: * Điểm 4 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Có kỹ năng làm văn nghị luận về một bài thơ. Có được những đoạn hay, bài văn hay. 20
- * Điểm 3 : Đạt những yêu cầu chính. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. * Điểm 2 : Bài làm chưa sáng tạo, chưa biết nhận xét đánh giá hình ảnh thơ, cảm xúc của tác giả một cách sâu sắc ở một số câu thơ .Còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : cảm nhận chưa chính xác. Chưa có bố cục hợp lí, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Hết UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC – HIỂU : (3 điểm) - Đề A Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : ĐIỂM (1) “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” (Ngữ văn 9 – tập 2) (2) “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” (Ngữ văn 9 – tập 2) Câu 1. (1.5 điểm) a. Đoạn văn (1) trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm em vừa xác định. Câu 2. (1.5 điểm) a.Thành phần biệt lập là gì? Tìm các thành phần biệt lập có trong đoạn (1). b.Tìm phép liên kết và từ ngữ liên kết trong đoạn văn (2). II. LÀM VĂN: (7 điểm) 21
- Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng) nêu suy nghĩ cũa em về những nhân vật trong đoạn trích (2). Câu 2. (5 điểm) Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Họ và tên học sinh: Phòng thi: Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2 UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 I. Đọc – hiểu : (3điểm) - ĐỀ A Câu 1: (1.5điểm) a/ Học sinh nêu được : -Tác phẩm: Bến quê : (0,25 điểm) - Tác giả: Nguyễn Minh Châu (0,25 điểm) b/ Học sinh nêu được ý nghĩa nhan đề “Bến quê” (1điểm) Là nơi lưu giữ những kỉ niệm bình dị, gần gũi, thân quen, là nơi neo đậu bình yên cho mỗi con người. Nơi có khả năng thức tỉnh con người những vẻ đẹp gần gũi mà bấy lâu nay không nhận ra, là lời khuyên cho mọi người hãy trân trọng những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta trước khi nghĩ đến những chân trời cao rộng, là khát vọng để ta trở về trong sự trải nghiệm. Câu 2:(1.5 điểm) a// Học sinh nêu được định nghĩa về: - Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu: (0.5 điểm) - Các thành phần biệt lập: + Thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt (0.25 điểm) + Thành phần tình thái: có lẽ (0.25 điểm) b/ Học sinh nêu đúng và đầy đủ các ý: - Từ ngữ liên kết: Nó - chiếc kim đồng hồ. (0.25 điểm) - Phép liên kết : Phép thế. (0.25 điểm) II. Làm văn: (7điểm) Câu 1. (2 điểm) Học sinh thực hiện được các yêu cầu : - Hình thức: Diễn đạt thành đoạn văn: 0.5 điểm - Nội dung: gồm các ý sau (mỗi ý 0.5 điểm) - Dũng cảm không sợ gian khổ hy sinh. - Có tình đồng đội gắn bó. - Tình cảm hồn nhiên trong sáng, tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. 22
- Câu 2. (5 điểm) A.Yêu cầu chung: - Hình thức: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. - Nội dung: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. . B. Yêu cầu cụ thể: * Yêu cầu cụ thể: Về kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản theo 5 tiêu chí sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) Phần mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn nghị luận liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (tránh lạc đề) (0,5 điểm) 3. Triển khai vấn đề giải thích thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (3,0 điểm). Cụ thể: - Phân tích sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận qua các dấu hiệu: gió se, hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt mình sang thu. (1,0 điểm) - Phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về bức tranh thiên nhiên trong thời khắc đất trời chuyển mình vào thu qua những hình ảnh: gió se, hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt mình sang thu. (1,0 điểm) - Cảm nhận và đánh giá chung về về nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ. (1,0 điểm) 4. Sáng tạo: bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo chính kiến riêng của bản thân (nhưng phải hợp lí): (0.5điểm) 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu; ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy: (0.5điểm) 23
- UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm) - Đề B Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : ĐIỂM (1) “Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to. - Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà.Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy ?” (Ngữ văn 9 - tập 2) (2) “ Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ. Anh Sáu vẫn ngồi im.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) Câu 1. (1.5 điểm) a. Đoạn văn (1) trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Giải thích nhan đề tác phẩm vừa xác định. Câu 2. (1.5 điểm) a. Thế nào là câu đặc biệt? Chỉ ra câu rút gọn, câu đặc biệt có trong đoạn văn (1). b. Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn văn (2) và cho biết nội dung của hàm ý ? II. LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 dòng) nêu suy nghĩ cũa em về nhân vật “chị Thao” trong đoạn văn (1). Câu 2. ( 5 điểm) Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 24
- Họ và tên học sinh: Phòng thi: Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 I. Đọc – hiểu : (3điểm) - ĐỀ B Câu 1: (1.5điểm) a/ Học sinh nêu được : - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi: (0,25 điểm) - Tác giả: Lê Minh Khuê (0,25 điểm) b/ Học sinh nêu được ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”. (1 điểm) Tác giả ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên, trong sáng, dũng cảm trong cuộc chiến tranh chống Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn. Những phẩm chất tốt đẹp của họ tỏa sáng mãi. Họ là những ánh sao đẹp. Câu 2: (1.5 điểm) a/ Học sinh nêu được định nghĩa về câu đặc biệt: (0,5 điểm) - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Học sinh chỉ ra câu rút gọn, câu đặc biệt: (0,5 điểm) - Câu rút gọn: Không chết đâu. - Câu đặc biệt: Ơ, cái bà này ! b/ Học sinh chỉ ra câu có hàm ý: (0,25 điểm) - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ. Nội dung của hàm ý. (0,25 điểm) - Nhờ ông Sáu chắt giùm nước cơm. II. Làm văn: ( 7điểm) Câu 1. (2 điểm) Học sinh thực hiện được các yêu cầu. - Hình thức: Diễn đạt thành đoạn văn: 0.5 điểm - Nội dung: gồm các ý sau, (mỗi ý: 0.75 điểm) + Mềm yếu trong tình cảm: thích làm đẹp, thích chép bài hát, rất sợ máu, sợ vắt. + Trong công việc rất can đảm: bình tĩnh, cương quyết, táo bạo Câu 2. (5 điểm) A.Yêu cầu chung: - Hình thức: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. - Nội dung: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. . B. Yêu cầu cụ thể: * Yêu cầu cụ thể: Về kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản theo 5 tiêu chí sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) 25
- Phần mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn nghị luận liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (tránh lạc đề) (0,5 điểm) 3. Triển khai vấn đề giải thích thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (3,0 điểm). Cụ thể: - Phân tích niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: (1,5 điểm) + Cách dùng từ xưng hô “ con”, từ ‘ thăm”. + Hình ảnh ẩn dụ “ hàng tre” : biểu tượng sức sống bền bỉ của dân tộc. + Thán từ “ ôi” bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: tự hào. - Phân tích niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trước dòng người vào lăng viếng Bác: (1 điểm) + Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đẹp và sáng tạo: mặt trời, tràng hoa, mùa xuân. + Thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. - Đánh giá chung về về nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ. (0.5 điểm) 4. Sáng tạo: bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo chính kiến riêng của bản thân (nhưng phải hợp lí): (0.5điểm) 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu; ít sai lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy: (0.5điểm) THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC : 2018-2019 Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian : 90’ ( Không kể thời gian phát đề ) Câu 1 : (3 điểm) Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi : Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu ) a/ Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. b/ Thành phần biệt lập nào được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của việc sử dụng thành phần biệt lập đó. Câu 2 : (3 điểm) Nêu ý nghĩa của 2 câu thơ : Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi ( Sang thu – Hữu Thỉnh ) Câu 3 : (4 điểm) 26
- Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ( Viếng lăng Bác _ Viễn Phương ) Trường THCS Lương Thế Vinh HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC : 2018-2019 Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Câu Nội dung Điểm 1a Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả 1.5 1b Thành phần phụ chú : 1.0 “những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Tác dụng : 0.5 bổ sung chi tiết cho cụm từ : “màu vàng thau xen lẫn màu xanh non” 2 Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ : - Nghĩa tả thực : những hàng cây đứng tuổi sẽ vững vàng 1,5 hơn trước mọi giông bão - Nghĩa ẩn dụ : con người từng trải sẽ điềm tĩnh, chín chắn 1.5 và vững vàng hơn trước mọi tác động của ngoại cảnh 3 - Đảm bảo được bố cục của 1 bài văn nghị luận về 1 đoạn 0.5 thơ : gồm mở bài, thân bài và kết bài - Mở bài : giới thiệu chung về tác gỉa, tác phẩm , đoạn thơ 0.5 - Thân bài : + Khổ 1 : Lời xưng hô : con => tình cảm tha thiết gần gũi hàm chứa 0.5 sự thành kính thiêng liêng Hàng tre là hình ảnh ẩn dụ của con người Việt Nam, dân 0.5 tộc Việt Nam trung kiên, bất khuất + Khổ 2 : 1.0 0.5 27
- Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” : ánh sáng lý tưởng 0.5 của Bác- người chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang Hình ảnh ẩn dụ “ kết tràng hoa” thể hiện lòng biết ơn vô hạn trước công lao trời bể của Người - Kết luận : Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ Trường THCS Lương Thế Vinh MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2018-2019 Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Cấp độ/ Chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng cộng đề Chủ đề 1 : Đọc Phương thức Những kiến hiểu biểu đạt trong thức về Tiếng 1 đoạn văn, Việt, văn bản : thành phần tác dụng của 1 biệt lập trong thành phần 1 đoạn văn biệt lập, ý nghĩa về câu thơ Số câu : 2 Số câu : 1.5 Số câu : 1.5 Số câu : 2 ( 3 Số điểm 6 Số điểm : 3.0 Số điểm : 3.0 vế) Tỉ lệ 60% Tỉ lệ : 30 % Tỉ lệ : 30% Số điểm : 6 Tỉ lệ : 60% Chủ đề 2 : Làm văn Văn nghị luận Số câu : 1 về 1 đoạn thơ Số câu : 1 28
- Số điểm : 4 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Tỉ lệ : 40% Tổng cộng : Số câu : 3 Số câu : 1.5 Số câu : 1.5 Số câu : 1 Số câu : 3 Tổng cộng : Số điểm : 3.0 Số điểm : 3.0 Số điểm :4 Số điểm : 10 10 Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ : 40% Tỉ lệ : 100% Tỉ lệ : 100% PHÒNG GD& ĐT TP TUY HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TrườngTHCS Nguyễn Hữu Thọ NĂM HỌC:2018-2019 Môn: NGỮ VĂN Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (3.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế Trong mơ Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ ” (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm) a.Tìm và chỉ ra phép liên kết câu chính được dùng trong đoạn văn. b.Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” mang hàm ý gì ? Tác dụng? c. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn . Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( một trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của mình về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Câu 3 (4,0 điểm) Hãy phân tích hai khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc ” HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không nhắc gì thêm. 29
- Họ và tên học sinh . Số báo danh Chữ ký Giám thị 1: .Chữ ký Giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM THI A. Hướng dẫn chung: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong Hướng dẫn chấm thi phải bảo đảm không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong Hội đồng chấm thi. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Hướng dẫn cụ thể: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1. a. Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : 0.5 đ (3,0 điểm) Phép thế. - “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”. 0.5 đ - “Tất cả” - thế cho “ Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bin rịn lặng thinh” 0.5 đ b. Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” => Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường 0.5 đ * Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe. 0.5 đ c. Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng : - Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh” + “ Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương Câu 2 nhất ” (3,0 điểm) - Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương ” 30
- - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc 0.5 đ Ballad ” * Tác dụng : - Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ. - Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Đăng Tâm. 1đ - Khơi gợi trong trái tim độc giả về tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò” 2đ a)Yêu cầu về kỹ năng:Viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Học sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận, vận dụng tốt thao tác lập luận, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc b) Yêu cầu về kiến thức - Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với kiểu đề nghị luận xã hội - Bài làm có một số ý cơ bản: + Bạo lực học đường là gì? + Nêu thực trạng , biểu hiện + Nêu nguyên nhân; hậu quả; biện pháp khắc phục + Mở rộng vấn đề + Đảo ngược vấn đề + Bài học rút ra cho bản thân Câu 3. a) Yêu cầu về kỹ năng: (4,0 điểm) - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, hợp lí; kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng phân tích khổ thơ , viết đúng đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. -Diễn đạt dễ hiểu, lời văn trong sáng. - Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. .b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo bài nghị luận văn học có đủ ba phần ( mở bài, thân (1,0 điểm) bài, kết bài). -Xác định đúng vấn đề nghị luận: Khát vọng được dâng hiến cho (2,0 điểm) đời của tác giả -Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ, phân tích và lập luận. - Những suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. 31
- + Đó là tâm niệm được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cả cuộc đời, cả phần tốt đẹp –dù nhỏ bé- của mình cho cuộc đời chung. + Tâm niệm đó được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh ẩn dụ tự nhiên, giản dị tượng trưng cho cái đẹp của người Việt Nam ( làm con chim, cành hoa, nốt trầm) + Ước nguyện cống hiến cho đời được thể hiện qua nghệ thuật điệp cấu trúc tạo sự đối xứng chặt chẽ “Ta làm “Dù là “Dù là khi ” + Ước nguyện thì lớn lao nhưng được thể hiện một cách giản đơn , khiêm nhường “Một mùa xuân cho đời”.Mỗi người phải (0,25điểm) mang đến cho cuộc đời một nét đẹp riêng, phải không ngừng cống hiến cái phần tinh tuý “Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc (0,5 điểm) bạc”.Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người. - Sự thay đổi cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người. (0,25điểm) - Những câu thơ trên thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao. Chúng ta hãy đặt nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. -Học sinh có thể so sánh với tác phẩm khác cùng chủ đề. C. Cách cho điểm. - Điểm 3,5- 4 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 2,5- 3: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1,5- 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0,5- 1: Hiểu được yêu cầu của đề nhưng cách diễn đạt còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp; viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. HẾT 32
- PHÒNG GD& ĐT TP TUY HOÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TrườngTHCS Nguyễn Hữu Thọ Môn: Ngữ Văn 9 Năm học: 2018-2019 Mức độ Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cộng Chủ đề cao I.Đọc hiểu - Các phép - Hiểu được -Đoạn văn liên kết câu nội dung ”Có những giấc mơ về - Phép tu từ của hàm ý, lại tuổi học trò”- Đăng từ vựng tác dụng Tâm - Tìm hàm của hàm ý (Ngữ liệu ngoài SGK) ý - Hiểu được tác dụng của các phép tu từ Số câu: 1 Số câu: 1 30% x 10 Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30% = 3,0 điểm II.Tập làm văn Viết một Viết một bài Câu 1:Nghị luận xã đoạn văn văn nghị luận hội nghị luận văn học Câu 2:Nghị luận văn xã hội học. . Số câu:2 Số câu:1 Số câu:1 60% x 10 Tỉ lệ: 60% = 6,0 điểm 33
- Tổng cộng: 3điểm 3 điểm 4 điểm 10 điểm PHÒNG GD VÀ ĐT TP TUY HÒA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần Văn học Nhận biết Nội dung đoạn Truyện hiện đại phương thức văn và cảm biểu đạt nhận về đoạn văn Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 30% Phần Tiếng Việt Nhận biết các Tìm hàm ý câu - Liên kết câu phép liên kết nói. Và điều - Nghĩa tường câu trong kiện sử dụng minh và hàm ý đoạn văn về hàm ý (đối với mặt hình thức. người nghe). Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 30% Tập làm văn Nghị luận Nghị luận văn văn học học Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 40% Tổng số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5 Tổng số điểm Số điểm: 3 Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 40% 10 Tỉ lệ: 100% 34
- PHÒNG GD VÀ ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục) a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Xác định nội dung cơ bản và nêu ngắn gọn cảm nhận của mình về đoạn văn. Câu 2. (3,0 điểm) a/ Xác định phép liên kết câu về mặt hình thức trong đoạn văn sau: “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” (Sơn Tinh, Thủy Tinh) b/ Tìm hàm ý câu in đậm dưới đây là gì? Việc sử dụng hàm ý có thành công hay không? Vì sao? “Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. ( )” (Nguyễn Quang sáng – Chiếc lược ngà) Câu 3. (4,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Minh Khuê. -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm và đáp án - thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và đáp án - thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Yêu cầu Nội dung Điểm 1 Đọc - hiểu đoạn 3,0 trích 35
- a Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn 1,0 trích: Tự sự b - Nội dung cơ bản của đoạn văn: Diễn tả sâu sắc cảm 2,0 giác im ắng, vắng lặng đến đáng sợ của không gian trong một lần phá bom của Phương Định. - Học sinh nêu cảm nhận sau khi đọc đoạn văn trên: Cảm phục hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong bởi những hành động, suy nghĩ dũng cảm trong mọi nguy hiểm, khó khăn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. 2 Phần Tiếng Việt 3,0 a Liên kết câu bằng từ đồng nghĩa: Thủy Tinh – Thần 1,0 Nước, Sơn Tinh – Thần Núi. Liên kết câu bằng từ nối: nhưng 1,0 b Hàm ý: “- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”: Chắt giùm nước 0,5 để cơm khỏi nhão. 0,5 - Việc sử dụng hàm ý không thành công. Vì ông Sáu không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu). 3 Phần Tập làm văn - Kiểu bài nghị luận văn học 4,0 - Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 1. Yêu cầu về kĩ năng: + Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. + Dẫn chuyện tự nhiên, hợp lí. + Lời văn trong sáng, dùng từ, viết câu chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. Đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Học sinh phải nắm được nội dung câu chuyện, hiểu được cuộc sống gian khổ chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ; luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh, lòng lạc quan và tình đồng đội gắn bó sâu sắc. Cô ngời sáng lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. * Theo bố cục ba phần như sau: - Mở bài: Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm 0,5 “Những ngôi sao xa xôi” và nhân vật Phương Định. - Thân bài: 3,0 + Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ. + Vẻ đẹp của Phương Định: . Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm. 36
- . Tính hồn nhiên, thơ mộng và tinh nghịch. . Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm. + Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật. - Kết bài: Vẻ đẹp tỏa sáng của nhân vật Phương Định. 0,5 ĐIỂM TOÀN BÀI KIỂM TRA: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 = 10,0 điểm Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm đối với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt, chặt chẽ, lưu loát, có cảm xúc. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và ý nghĩa tích cực. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2018- 2019 Môn: NGỮ VĂN. LỚP 9 Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Chủ đề biết cao cộng Văn học -Ngữ liệu: - Khái - Suy nghĩ Văn thơ quát nội về nội dung -Tiêu chí: dung đoạn trích. đoạn trích có chính mà độ dài khoảng đoạn trích 150- 200 chữ. đề cập. Số câu: 1 30% x Tỉ lệ: 30% 1,0 điểm 2,0 điểm 10= 3,0 điểm Tiếng Việt .-Ngữ liệu: - Biện - Hiệu quả một đoạn thơ. pháp tu từ của BPTT -Tiêu chí: đoạn thơ có độ dài khoảng 30- 50 chữ. Số câu: 1 30% x Tỉ lệ: 30% 2,0 điểm 1,0 điểm 10= 3,0 điểm 3. Làm văn Văn tự sự Vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn nghị luận. Số câu: 1 40% x Tỉ lệ: 40% 10= 4,0 điểm Tổng cộng 3 điểm 3 điểm 4 điểm 10 điểm 37
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018-2019 TP. TUY HÒA Môn: NGỮ VĂN – LỚP 9 THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) ___ Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. (Trích Nói với con – Y Phương ) a) Nêu ngắn gọn về tác giả và nội dung đoạn thơ trên. b) Qua lời tâm tình trong đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về lời tâm tình đó của người cha. Câu 2. ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) a) Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. 38
- b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3. ( 4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về [ ] Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh) - HẾT – PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018-2019 TP. TUY HÒA Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) ___ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Tổ giám khảo cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài được làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Hướng dẫn chấm cụ thể Câu Yêu Nội dung Điểm cầu 1 Đọc hiểu văn bản 3,0 a - Y Phương nhà thơ người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Thơ 0,5 ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách 0,5 tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - Nội dung: truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, b độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói 1,0 với con rằng: 39
- + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương. + Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của “người đồng mình” và cả 1,0 lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. + Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với “người đồng mình”. - Nêu được suy nghĩ về lời tâm tình của người cha. 2 Tiếng Việt 3,0 a - Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ: liệt kê: đất bốc khói, 2,0 không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần;thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. b - Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê đó là: làm nổi bật sự 1,0 căng thẳng, nguy hiểm trong công việc của tổ trinh sát mặt đường. 3 Viết bài văn nghị luận 4.0 Cảm nhận về hai khổ thơ trích Sang thu - Hữu Thỉnh. Yêu - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận. cầu - lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, chữ viết rõ về kĩ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. năng - Đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. Yêu I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: cầu về kiến thức - Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi 0,25 bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông 0,25 thôn. - “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình. II Phân tích: Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang 1,5 thu của đất trời. - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió 40
- heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. + Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con 1,5 người. - Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” + Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. + Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu. + Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang 41
- động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời. → Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ. III Đánh giá: 0,5 Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả. - Điểm 4,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. Biểu - Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên điểm nhưng còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0 - 2,5: Những bài viết ở mức độ trung bình; còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1,0 - 1,5: Những bài viết có nội dung sơ sài, cách diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,5: Chưa nắm nội dung hai khổ thơ; dùng từ, đặt câu còn kém, viết qua loa. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. * Lưu ý: Tùy vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên đánh giá điểm từ 0 đến 4,0 cho phù hợp theo gợi ý của biểu điểm. THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II_ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng cộng Chủ đề hiểu cao 42
- Văn bản Câu 1 -Số câu:1 -Ngữ liệu: một -Số điểm:3 đoạn văn TL :30% -Số câu:1 -Số điểm:3đ -TL:30% Viết đoạn Câu 2 -Số câu :1 -Số câu :1 -Số điểm:3 -Số điểm :3đ -TL:30% -TL:30% Tập làm văn Câu 3 -Số câu:1 ( Nghị luận ) -Số điểm:4 -TL: 40% -Số câu :1 -Số điểm :4đ -TL :40% -Tổng số câu -Số câu :1 -Số câu :1 -Số câu :1 -Số câu: 3 -Tổng số điểm -Số điểm -Số điểm:3đ -Số điểm -Sốđiểm:10 -Tỉ lệ :3đ -TL:30% :4đ -TL: 100 % -TL:30% -TL :40% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II_ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ 43
- cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) a/ (1 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. b/ (1 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? c/ (1điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 2 (3,0 điểm)Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em. Câu 3 (4,0 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ sau: " Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." (Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Hết – ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (3điểm) a/ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả(1đ) b/ Chi tiết tả cánh diều:(1 điểm. Học sinh trả lời đúng 1 trong ba ý sau thì đạt 0,5 điểm) - Mềm mại như cách bướm - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. - Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. c/ Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung .(1điểm) Câu 2 (3điểm) a. yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 44
- - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài làm của mình bằng nhiều cách, song cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận.(0,5điểm) - Giải thích: những trở ngại là những khó khăn cản trở sự đi tới, đi tiếp, đi lên của con người. Đó có thể là một vật cản, một thách thức (0,5điểm) - Bàn luận:(1,5điểm) +Trở ngại là tất yếu vì đường đời không phải cái gì cũng bằng phẳng, dễ dàng. Càng đi càng gặp lắm gian nan, thử thách. +Những trở ngại dù lớn hay nhỏ khi vượt qua đều giúp con người tăng thêm vốn sống, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và nghị lực sống. +Những trở ngại không nên hiểu chỉ là yếu tố tiêu cực mà phải hiểu là yếu tố cần thiết trong cuộc sống giúp con người trưởng thành hơn. +Nếu không gặp trở ngại, không dám đối mặt với trở ngại thì con người trở nên hèn yếu, mất khả năng thích nghi và hoàn thiện bản thân. - Bài học: chấp nhận những trở ngại và dũng vảm vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành.(0,5điểm) * Lưu ý: Khuyến khích học sinh có ý kiến và văn phong riêng. Câu 3 (4điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, phân tích một đoạn thơ. - Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu và phân tích được những ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận.(0,5điểm) - Ước nguyện chân thành, tha thiết mà khiêm nhường được hòa nhập vào vẻ đẹp tươi vui, tràn đầy sức sống của mùa xuân đất nước qua lời khẳng định nồng nhiệt "ta làm ta làm ta nhập ", qua những hình ảnh ẩn dụ "chim hót, cành hoa, nốt trầm", qua âm hưởng tươi tắn, ngân vang (1điểm) - Khát vọng dâng hiến âm thầm mà mãnh liệt dù nho nhỏ, dù lặng lẽ trước giới hạn của đời người đáng để trân trọng.(1điểm) - Đoạn thơ gợi nhiều cảm xúc giàu giá trị nhân văn, giúp con người thấy thêm ý nghĩa cuộc sống và mối quan hệ gắn bó giữa cái cái tôi và cái ta chung của đất nước.(1điểm) - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.(0,5điểm) Biểu điểm: - Điểm 4: Đáp ứng được yêu cầu trên, hành văn trong sáng, hành văn trong sáng mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 3: Đáp ứng phần lớn yêu cầu trên , hành văn trong sáng mạch lạc, có thể mắc một vài lỗi nhẹ về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2: Đáp ứng một nửa yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 1: Bài viết thiếu nhiều ý, lập luận chưa chặt chẽ, còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Dưới điểm 1: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt lủng củng. * Lưu ý: Khuyến khích học sinh có ý kiến và văn phong riêng. HẾT 45
- PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ___ MA TRẬN ĐỀ Mức độ Vận Vận dụng Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Chủ đề dụng cao 1. Văn học - Ngữ liệu: văn - Nhận diện - Hiểu được bản nhật dụng/ phương thức nội dung văn bản văn học. biểu đạt trong chính, ý nghĩa -Tiêu chí: một văn bản / của văn bản / văn bản / đoạn đoạn trích. đoạn trích. trích có độ dài - Thu thập khoảng 100 – thông tin 200 chữ. trong văn bản / đoạn trích. Số câu : 1 Tỉ lệ : 30% 10% x10 20% x10 30% x10 điểm điểm = 1,0 điểm = 2,0 = 3,0 điểm điểm điểm 2. Tiếng Việt - Ngữ liệu: văn - Nhận diện - Hiểu nghĩa bản nhật dụng/ phép liên kết hàm ý được văn bản văn học. câu và liên kết sử dụng trong - Tiêu chí: một đoạn văn văn bản / đoạn trích / một trong văn bản đoạn trích. văn bản. / đoạn trích. Số câu: 1 Tỉ lệ : 30% 20% x10 10% x10 30% x10 điểm điểm = 2,0 điểm = 1,0 = 3,0 điểm điểm điểm 3. Làm văn Viết bài văn Nghị luận văn nghị luận văn học học. 46
- Số câu : 1 40% x10 40% x10 điểm Tỉ lệ : 40% điểm = 4,0 = 4,0 điểm điểm Tổng cộng Số câu : 3 Tỉ lệ : 100% 30% x10 30% x10 40% x10 100% x10 điểm = 3,0 điểm = 3,0 điểm = 4,0 điểm = 10,0 điểm điểm điểm điểm PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ___ Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải - Ngữ văn 9, tập hai) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. b. Bức tranh mùa xuân thiên nhiên được phác họa bằng những hình ảnh nào ? c. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên được biểu hiện trong đoạn thơ. Câu 2. (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối ? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe ? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. - Anh nói nữa đi - Ông giục. - Báo cáo hết ! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. ( Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập hai) a. Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích trên. b. Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên. c. Câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”có hàm ý là gì ? Câu 3. (4.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 47
- Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề) ___ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ( Hướng dẫn chấm và đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang ) A. Hướng dẫn chung - Tổ giám khảo cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu Hướng dẫn chấm – Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm ; khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có ) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Ý Nội dung Điểm a Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm 0.5 b Bức tranh mùa xuân thiên nhiên được phác họa qua ba hình ảnh : 0.5 dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng hót chim chiền chiện. 1 c - Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ : Tác giả cảm nhận vẻ đẹp thiên 2.0 nhiên bằng cả trái tim xao động và trí tưởng tượng độc đáo. Qua đó thể hiên tình yêu thiên nhiên tha thiết; tình cảm yêu quý trân trọng; cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. a - Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích : 1.0 48
- + Phép lặp : họa sĩ. + Phép thế : ông, bác - ông họa sĩ ; anh, người con trai - anh thanh niên 2 + Phép nối : Và, vì. ( HS chỉ cần chỉ ra 2 phép liên kết câu , mỗi phép liên kết 0,5 điểm) b - Thành phần biệt lập : +Thành phần phụ chú : Ông giục ; Người con trai vụt trở lại 0.5 giọng vui vẻ. + Thành phần cảm thán : Ôi. 0.5 c Câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”có hàm ý là : “ Mời bác và cô vào 1.0 uống nước”. Viết bài văn nghị luận văn học - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học : Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. 3 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng,giàu tình cảm; có tinh thầntrách nhiệm; dũng cảm , ngoan cường; tình đồng đội gắn bó. - Triển khai vấn đề thành các luận điểm , vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng . I. Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0.5 - Giới thiệu nhân vật Phương Định. II. Thân bài : 3.0 * Xuất thân : - Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường. - Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên êm đềm bên gia đình. - Là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp. * Hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian khổ : bom đạn nguy hiểm, ác liệt, gian khổ khó khăn. - Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm ác liệt. - Công việc : đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom ; đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh * Những phẩm chất đáng quý của Phương Định : - Là cô gái dễ xúc cảm, hay mơ mộng, thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. (Dẫn chứng) - Luôn có tinh thần đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.(Dẫn chứng) - Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm. (Dẫn chứng) 49
- - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật làm nổi bật thế giới nội tâm phong phú, cao đẹp của nhân vật) III. Kết bài : 0.5 - Cảm phục Phương Định : tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng rất dũng cảm trước cuộcsống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh. - Cô tiêu biểu cho lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Biểu điểm : - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp với vấn đề, dùng từ đặt câu chính xác, văn viết có cảm xúc. - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, đôi đoạn có cảm xúc; dẫn chứng phù hợp với vấn đề; mắc ít lỗi diễn đạt về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Đáp ứng một nửa yêu cầu nêu trên; bố cục đầy đủ, hành văn trôi chảy; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài được hoặc hoàn toàn lạc đề, viết vài dòng lấy lệ. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 = 10,0 điểm. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II HỒ Năm học 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS QUẢNG AN Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 28 tháng 02 năm 2018 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (7 điểm): Trong bài thơ “Đi trên mảnh đất này”, Huy Cận đã viết những câu thơ đầy cảm xúc ca ngợi sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam yêu dấu: “Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” Câu 1. Những câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ trong một bài thơ đã học. Chép chính xác khổ thơ đó. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt? Câu 2. Tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “đất nước”. Theo em, các từ đó có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong khổ thơ em vừa chép được không? Vì sao? Câu 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước, trong đó có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú (gạch dưới câu bị động và thành phần phụ chú). Câu 4. Trong một khổ thơ khác, tác giả viết: 50
- “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa” Ước nguyện của nhà thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự cống hiến của các nhân vật trong một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Đó là văn bản nào? Của ai? Hãy chỉ ra điểm chung trong ước nguyện cống hiến được phản ánh trong hai tác phẩm? Phần II (3 điểm): Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan viết: “( ) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, trang 27) Câu 1. Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. Câu 2. Em hiểu từ “hành trang” trong đoạn trích trên như thế nào ? Vì sao tác giả khẳng định: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”? Câu 3. Từ ý kiến trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ ngày nay. Hết 51
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 PHẦN I (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Học sinh chép chính xác 4 câu thơ trong văn bản “Mùa xuân nho 1,0 (1.5đ) nhỏ”. (Mỗi dòng có lối sai trừ 0,25 điểm: sai 4 dòng từ hết điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: + tháng 11/1980 0,25 + khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi 0,25 nhà thơ qua đời. 2 - Từ đồng nghĩa: Tổ quốc, giang sơn. 0,25 (1.0đ) - Các từ đó không thay thế được cho từ “đất nước”, vì: 0,25 + “đất nước” (từ thuần Việt): gần gũi, thân thương 0,25 + “Tổ quốc”, “giang sơn” (từ Hán Việt): trang trọng, tự hào 0,25 3 - Về hình thức: là một đoạn văn nghị luận diễn dịch, có sự kết hợp 0,5 (3.5đ) các phương thức biểu đạt, diễn đạt mạch lạc, độ dài theo quy định - Về nội dung: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu 2.0 nghệ thuật (nhân hóa, so sánh, điệp ngữ ), có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước: + Đất nước trải qua hành trình lịch sử bốn ngàn năm gian lao. + Đất nước với sức sống trường tồn vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được. => Niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của đất nước. # Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1.5 điểm # Kể lể dài dòng, còn mắc lỗi diễn đạt 1.0 điểm # Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0.75 điểm # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,5 0.5 điểm 0,5 Giáo viên căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. + Có sử dụng một câu bị động (gạch dưới và chú thích) + Có sử dụng thành phần phụ chú (gạch dưới và chú thích) Nếu đoạn văn quá dài (từ 15 câu trở lên), quá ngắn (từ 8 câu trở xuống) hoặc sai hình thức đoạn: trừ 0.5 điểm. 4 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa 0,25 (1.0đ) - Tấc giả: Nguyễn Thành Long 0,25 - Điểm chung trong ước nguyện cống hiến được phản ánh trong hai tác phẩm: 0,25 52
- + mong muốn được cống hiến, góp phần dù nhỏ bé cho cuộc đời, đất 0,25 nước, nhân dân. + ước nguyện lặng lẽ, bình dị, khiêm nhường mà mãnh liệt PHẦN II (3 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Có lẽ 0,25 (0.5đ) => thành phần biệt lâp tình thái 0,25 2 - Hành trang: tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen, lối sống để 0.5 (1đ) đi vào một thế kỉ mới. - Học sinh cần giải thích: + Con người là động lực phát triển của lịch sử 0,25 + Trong TK XXI, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, hội nhập 0,25 kinh tế nên vai trò của con người lại càng nổi trội. 3 * Viết đoạn nghị luận xã hội: Học sinh phải đảm bảo những yêu (2đ) cầu về: 1.5 - Nội dung: Nêu được các ý cơ bản: 0.5 + Có những hiểu biết đúng đắn về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ ngày nay 0.5 + Nêu được ý nghĩa và biểu hiện 0.5 + Từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân và có những liên hệ cần thiết 0.5 - Hình thức: là một đoạn văn, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo qui định Lưu ý: Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên lí giải phải hợp lí, thuyết phục. Phần nêu trách nhiệm cần chân thành. Không cho điểm đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II Thời gian làm bài 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề cộng - Đọc - hiểu: Nhận diện về Hiểu được Văn-Tiếng nhân vật; nhận nội dung Viêt. biết thành phần chính của Ngữ liệu: biệt lập; một số đoạn văn; Một đoạn trích phép liên kết câu phẩm chất văn bản truyện trong đoạn văn. của nhân vật đã học trong qua lời tâm chương trình. sự có trong đoạn trích. 53
- Số câu 3 câu 2 câu 5 câu Số điểm - % 3.0điểm 3.0điểm 6.0điểm 30% 30% 60% - Tập làm Phân tích để văn: Viết bài làm sáng tỏ văn nghị luận một vấn đề đặt về một đoạn ra trong đề bài. thơ. Số câu 1 câu 1 câu Số điểm 4.0 điểm 4.0 diểm Tổng câu: 3 câu 2câu 1 câu 6 câu Tông điểm: 3.0 điểm 3.0 diểm 4.0điểm 10.0 điểm % 30% 30% 40% 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. (2) Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. (3) Thần chết là một tay không thích đùa. (4) Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. (5)Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. (6) Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. (7) Việc nào cũng có cái thú của nó. (8) Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. (9) Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. (10) Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. (11) Nhưng nhất định sẽ nổ ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 1. Trong đoạn trích trên, “chúng tôi” là ai? “tôi” là ai? (0,5đ điểm) 2. Xác định nội dung đoạn trích trên. (1.5điểm) 3. Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” có tâm sự: Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Qua lời tâm sự trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật “tôi”? (1,5điểm) 4. Xác định thành phần tình thái có trong đoạn trích. (1.0 điểm) 5 Chỉ ra một phép thế và một phép nối trong phần trích( 1,5 đ) 54
- Phần II: Tập làm văn (4,0 điểm) Bài thơ “Viếng lăng Bác” không chỉ bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân Em hãy phân tích hai khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim . (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) - Hết - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm - “chúng tôi” gồm: Phương Định, Chị Thao, Nho 1 0,5đ - “tôi” là nhân vật Phương Định Nội dung:Phương Định kể lại hoàn cảnh sống, chiến đấu 2 đầy gian khổ, nguy hiểm của mình và đồng đội 1.5 điểm Đoạn văn đã cho ta thấy nhân vật Phương Định có những phẩm chất đáng quí như: 1,5điểm 3 - Lòng dũng cảm -Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường nguy hiểm Phần I Thành phần tình thái: “tất nhiên”, “có thể”( hai lần), 4 “nhất định”. 1.0 điểm (đúng mỗi thành phần tình thái, đạt 0,25 điểm) - Phếp thế: “Hắn ta” (câu 4) thế cho “ Thần chết “ (câu 3) 0,75đđiểm - Phép nối: Học sinh có thể chỉ ra một trong các từ 5 thuộc phép nối như: Từ Mà nối câu 2 với câu 1 .Tất 0,75điểm nhiên nối (câu 6) với (câu 5). Nhưng nối (câu 11) với (câu 10) Phần II 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn Tập làm thơ đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. văn - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng. 55
- - Lời văn trau chuốt, gợi cảm 2. Yêu cầu về kiến thức: - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác không chỉ bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn của tác giả của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân qua khổ thơ hai và ba của bài thơ. - Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: + Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình “mặt trời trong lăng” : Ca ngợi sự vĩ đại, sự bất tử của Bác Hồ: Bác là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh, soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, + Từ “ngày ngày” diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”. + Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “kết tràng hoa” bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của tác giả, của nhân dân đối với Bác - Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: + Khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. + Nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa “vầng trăng sáng dịu hiền”: tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong, lòng yêu thiên nhiên và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người + Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ: “trời xanh”:Ca ngợi tấm lòng nhân ái;sự trường tồn nhưng không với tới được + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt, uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ. - Liên hệ tình cảm, lòng kính yêu, biết ơn lãnh tụ. Biểu điểm: - Điểm 4.0: Bài viết đạt xuất sắc các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Cảm xúc chân thành, có sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo theo tinh thần ý nghĩa của tác phẩm. - Điểm 3.0- 3,5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về về kĩ năng và kiến thức nhưng chưa xuất sắc, còn một vài sai sót nhỏ. 56
- - Điểm 2.0- 2,5: Những bài viết ở mức độ trung bình. Học sinh nắm được nghệ thuật, nội dung của hai khổ thơ và cảm xúc của nhà thơ nhưng lập luận chưa chặt chẽ. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm:1.0- 1,5; Những bài viết có nội dung sơ sài, cách diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu - Điểm 0,5 : Chưa nắm nghệ thuật, nội dung của hai khổ thơ, dùng từ, đặt câu còn kém, viết qua loa. - Điểm 0: Những bài bỏ giấy trắng Lưu ý: Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh động chấm sao cho phù hợp theo thang điểm trong biểu điểm. Phòng GD&ĐT TP Tuy Hòa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018- 2019 Trường THCS Trần Phú Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: " Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. 57