Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

doc 6 trang nhatle22 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017– 2018 TRƯỜNG THCS Th¸i S¬n MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài 90 phút) Giáo viên ra đề: Nguyễn Thị Lan Phương A. Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Chủ đề 1. Đọc hiểu - Nhớ được - Hiểu được Liên hệ về một tên tác giả, nghĩa của từ. vấn đề cuộc tác phẩm - Hiểu nội dung sống gợi ra từ - Nhận biết của đoạn văn đoạn trích được PTBĐ - Xác định được của đoạn trích kiểu câu và phân -xác định tích cấu tạo ngữ được thành pháp phần biệt lập trong câu Số câu 3 3 1 7 Số điểm 1,0đ 1,5đ 1,5đ 4,0đ Tỉ lệ 10 % 15 % 15% 40% 2. Làm văn Viết Làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60% 60% Tổng câu 3 3 1 1 8 Tổng điểm 1,0điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 6,0 10 Tỉ lệ 10% 15% 15% 60% 100% 1
  2. B. §Ò bµi Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi " Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai với các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế lả tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất " (Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1(0,5 điểm ) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2 (0,25 điểm ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì ? Câu 3 (0,25 điểm ) Từ hành trang được hiểu như thế nào ? Câu 4 (0,25 điểm ) Cụm từ được in đậm trong câu văn : “Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế lả tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất ” là thành phần gì trong câu? Câu 5 (0,5 điểm ). Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? Câu 6.(0,75 điểm ) Xác định kiểu câu và phân tích cấu tạo ngữ pháp trong câu văn : "Bước vào thể kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu." Câu 7 ( 1,5điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn từ 4- 6 câu nêu suy nghĩ của em về việc thế hệ trẻ ngày nay cần chuẩn bị những gì trong hành trang của mình khi đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005) 2
  3. C. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm) Câu Mức 3 Mức 2 Mức 1(0,00 điểm) (0,25 điểm) câu1(0,5điểm) -Chuẩn bị hành trang 0,25 điểm khi đạt ½ Không trả lời hoặc trả lời vào thế kỉ mới ý nêu ở mức 1 sai -Vũ Khoan Câu2(0,25điểm) -Nghị luận Không trả lời hoặc trả lời sai Câu3(0,25điểm) -Những vật dụng mang Không trả lời hoặc trả lời theo khi đi xa. sai Câu4(0,25điểm) -Thành phần phụ chú Không trả lời hoặc trả lời sai Câu5(0,5điểm) -Lớp trẻ khi chuẩn bị Không trả lời hoặc trả lời hành trang cần phát sai huy những điểm mạnh vứt bỏ những điểm yếu và hình thành những thói quen tốt đẹp Câu 6 - Xác định đúng câu Cho 0,25 điểm hoặc (0,75điểm) ghép: 0,25 điểm 0,5 điểm khi HS chỉ Không trả lời hoặc trả lời -Phân tích được cấu xác định đúng được sai tạo ngữ pháp : 0,5 kiểu câu hoặc cấu điểm trúc ngữ pháp của Vế 1: khuyết CN; VN câu. "muốn sánh vai " Vế 2: CN "chúng ta"; VN "sẽ phải điểm yếu". Câu 7 1,5 điểm Cho 0,75 điểm (0,00 điểm) ( 1,5 điểm ) Trả lời đúng đầy đủ các khi trả lời được 1 nửa HS trả lời không hợp lí hoặc ý sau hoặc diễn đạt theo trong các ý bên hoặc không có câu trả lời cách khác nhưng hợp lí câu trả lời chung Chuẩn bị hành trang chung, chưa thật rõ ý của thế hệ trẻ là: 3
  4. - Tích cực học tập, nắm vững trí thức khoa học - Rèn luyện đạo đức, lối sống văn minh lịch sự - Kĩ năng vận dụng tri thức trong thực tế, kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Phát huy những điểm mạnh của con người Việt Nam; phẩm chất cần cù, tinh thần đoàn kết, nhạy bén với cái mới Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Đáp án Thang Tiêu chí điểm Học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi 1,0 điểm Kỹ năng chính tả, diễn đạt, ngữ pháp; có kĩ năng trong việc cảm thụ nghệ thuật đoạn thơ *Mở bài 0,5 điểm - Giới thiệu : + Hữu Thỉnh sinh năm 1842, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiễn chống Mĩ . + Bài thơ Sang thu viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. - Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ là những rung động tinh tế của nhà thơ bắt đầu từ những cảm xúc ngỡ ngàng trước sự biến chuyển Kiến của thiên nhiên lúc giao mùa từ đó có những suy ngẫm về cuộc đời, thức con người. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của trời đất ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn từ giàu sức biểu cảm - Thân bài *Khổ thơ đầu: + Những cảm nhận ban đầu về sự chuyển biến của trời đất ở thời 1,75 điểm khắc sang thu qua hương vị: hương ổi, qua vận động của gió của 4
  5. sương: gió se, sương chùng chình. Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chùng chình chậm lại Phân tích các từ: bỗng, phả, chùng chình để thấy được sự biến chuyển nhẹ nhàng, châm rãi của thiên nhiên lúc giao mùa. Chú ý phân tích được các từ" phả, gió se, chùng chình"để thấy được những trạng thái khác nhau của tạo vật. * Bức tranh thu của đồng băng Bắc Bộ được cảm nhận bằng thính giác, thị giác, động từ mạnh phong phú về màu sắc, hương vị và có cả những chuyển động. + Cảm xúc của nhà thơ: Ngỡ ngàng, ngạc nhiên: " bỗng", cảm xúc nghi ngờ, chưa tin hẳn" hình như thu đã về" *Khổ thơ thứ hai: 1,75 điểm + Sự chuyển biến của đất trời, cảnh vật sang thu được thể hiện rõ ràng hơn, không gian mùa thu được mở rộng từ gần đến xa,từ thấp đến cao: Sông thu chảy êm đềm hơn"dềnh dàng", những cánh chim"vội vã" + Hình ảnh độc đáo: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Đám mây như một cây cầu uốn lượn mền mại nối liền hai đầu bến hạ thu.Đám mây ấy nửa như muốn ở lại mùa hè, nửa như muốn bước vào thu.Đám mây ấy nửa như muốn ở lại mùa hè, nửa như muốn bước vào thu +Ngôn ngữ thơ thật giàu chất tạo hình.Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Nó vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo, mỏng manh giữa hai mùa hạ - thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời đã nhuốm màu sắc thu. +Hình ảnh đám mây còn mang ý nghĩa về cuộc đời mỗi con người, khi bước vào tuối trung niên, người ta hay nuối tiếc về một thời tuổi trẻ. * Khái quát, đánh giá: Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi 0,5 điểm cảm, hai khổ thơ đã tái hiện một bức tranh sang thu đẹp, gợi cảm, nên thơ. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. ẩn trong đó là tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương xứ sở của mình + Sự sáng tạo trong hình ảnh thu khiến bức tranh thu vừa quen vừa mới lạ. 5
  6. * Kết bài 0,5 điểm - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ - Nêu cảm xúc của bản thân * Møc ®iÓm: - Møc cho ®iÓm thø nhÊt: + 5 - 6 ®iÓm khi ®¹t tõ 80 - 100% yªu cÇu + 3 - 4 ®iÓm khi ®¹t h¬n mét nöa yªu cÇu - Møc cho ®iÓm thø hai: 1 - 2 ®iÓm khi ®¹t díi 50% yªu cÇu - Møc cho ®iÓm thø ba: 0,0 ®iÓm khi l¹c ®Ò hoÆc kh«ng lµm bµi. Hết X¸c nhËn cña ban gi¸m hiÖu X¸c nhËn cña tæ chuyªn m«n 6