Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Am

doc 2 trang nhatle22 6190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÒNG 2 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Ngày / /2019 Thời gian: 90 phút Phần I: (6,5 điểm) Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn: "Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe " (Nhạc và lời: Tân Huyền) Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó? Câu 2: Trong bài thơ có hai câu thơ sau: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Hai câu thơ trên sử dụng những phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần cảm thán. (Gạch chân, chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. Phần II (3,5 điểm) Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan, Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Câu 2: Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Câu 3: Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? Hết Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh:
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT VÒNG 2 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần I Yêu cầu Điểm 6,5 điểm Câu 1 - Tên bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 0,25 (1,5đ) - Tác giả: Phạm Tiến Duật 0,25 - Ý nghĩa nhan đề: 1,0 + Nhan đề tưởng chừng có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ và độc đáo của nó. Nhan đề góp phần làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. + Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu nhà thơ muốn nói chính là chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Câu 2 - Phép tu từ điệp ngữ "lại đi", ẩn dụ "trời xanh'. 0,5 (1,0đ) - Tác dụng : 0,5 + Phép tu từ điệp ngữ tạo nhịp thơ chắc khỏe, nhanh dồn dập; khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu chiến thắng không khó khăn trở ngại nào có thể ngăn trở + Phép tu từ ẩn dụ gợi niềm tin tưởng, lạc quan chiến thắng, Câu 3 * Hình thức: Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu 0,5 (3,5đ) * Tiếng Việt: phép nối và câu bị động * Nội dung: Khai thác các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ để làm rõ: 1,0 - Hình ảnh những chiếc xe 2,0 - Chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Câu 4 - Kể tên một tác phẩm thơ 0,25 (0,5đ) - Ghi rõ tên tác giả. 0,25 Phần II Yêu cầu Điểm 3,5điểm Câu 1 - Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 0,25 (1đ) - Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. 0,5 - Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. 0,25 Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt (1,5đ) trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.Khoảng 15 dòng. 0,5 b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần làm rõ các nội dụng sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh, nhạy bén với cái mới 1,0 (Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) - Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt Nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) - Liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để tử đó có hướng phát huy, khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng Câu 3. - Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức. 1,0 (1đ) - Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.