Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (Có đáp án)

pdf 5 trang Hải Lăng 18/05/2024 1772
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NƠ TRANG LƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NƠ TRANG LƠNG TỔ KHỐI 4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ 4 Ea Yông, 22/10/2023 -Căn cứ vào quy định đánh giá HS Tiểu học - (Thực hiện thông tư 27/2020/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực HS của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của đ/c Chuyên môn, nay Tổ 4 thống nhất xây dựng ma trận đề môn Tiếng Việt như sau: 1. Cấu trúc: * Đọc thành tiếng: 3 điểm ( gv cho hs bốc thăm bài đọcngoài chương trình đã học, trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc). * Đọc hiểu: 7 điểm +Mức 1( 3,5đ): 50% ( câu 1,2,3,4,5) +Mức 2 (2đ): 30% ( câu,6,7,8) +Mức 3(1,5đ): 20% ( câu 9,10) +Trắc nghiệm 40%, tự luận 60% 2. Ma trận: MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KỲ I - LỚP 4 PHẦN ĐỌC HIỂU Tổng điểm Năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Số câu, lực cần Mạch kiến thức Số điểm T TN TL đạt TN TN TL TN TL L Số câu 4 1 Đọc Đọc hiểu văn bản hiểu Câu số 1,2,3,4 5 văn bản Số điểm 2,5 1 2,5 1 Số câu 2 1 Danh từ, động từ Câu số 7,8 9 Số điểm 1,5 0,5 1,5 2 Kiến Số câu 1 thức Đoạn văn, câu chủ đề Câu số 6 Tiếng Việt Số điểm 0,5 0,5 Số câu 1 Vận dụng Câu số 10 Số điểm 1 1 Tổng số câu Số câu 4 1 3 2 4 6 Tổng số điểm Số điểm 2,5 1 2 1,5 2,5 4,5
  2. TRƯỜNG TH NƠ TRANG LƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên : MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần đọc) Lớp 4 . Thời gian: 70 phút Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm các bài đọc ( giáo viên chuẩn bị 3- 5 bài đọc) và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi. 2. Đọc hiểu: Đọc thầm bài: TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá ! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn : - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen : - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. (Nguồn: Internet) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1(M1-0,5đ): Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? A. Vào rừng tìm bạn mới. B. Vào rừng hái quả. C. Vào rừng chơi. D. Vào rừng tìm nước uống.
  3. Câu 2(M1-0,5đ): Khi thấy Thỏ định trèo lấy chùm quả chín, Sóc đã làm gì? A. Leo ra lấy cùng bạn. B. Im lặng cho bạn hái. C. Ngăn cản bạn vì sợ nguy hiểm. D. Bỏ đi nơi khác khong quan tâm. Câu 3(M1- 0,5đ): Vì sao Sóc quyết tâm không bỏ bạn thỏ? A. Vì Sóc tức bạn Thỏ không nghe lời. B. Vì Sóc cũng sợ bị rơi. C. Vì Thỏ nhẹ nên k cần bỏ. D. Vì sóc yêu quý bạn không nỡ bỏ. Câu 4 (M1-1đ ): Các danh từ trong câu: ‘Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả” là: A. Thỏ, Sóc, rừng, quả. B. Thỏ, Sóc. C. Sóc, rừng. D. rừng, quả. Câu 5(M1- 1 đ): Em hãy viết câu chủ đề trong câu chuyện trên. Câu 6 (M2- 0,5đ): Nội dung bài này ca ngợi điều gì? Câu 7(M2- 0,5đ): Em hãy tìm các danh từ riêng trong bài văn trên: Câu 8(M2- 1đ):Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. . . Câu 9( M3-0,5 đ): Em hãy đặt một câu văn có sử dụng động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em dành cho thầy, cô giáo. Câu 10( M3- 1đ): Em hãy viết 2– 3 câu nêu suy nghĩ của em về một người bạn tốt.
  4. KIỂM TRA VIẾT: Đề bài: Viết một bài văn thuật lại một giờ học mà em thích nhất. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT 4 NĂM 2023 – 2024 A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc môt trong các bài đọc mà gv đã chuẩn bị và trả lời một câu hỏi: Đánh giá, ghi điểm theo các yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt khoảng 80 tiếng/ 1 phút: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm B. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (7 điểm) I. Phần trắc nghiệm Câu 1 (M1) Câu 2 (M1) Câu 3 (M1) Câu 4(M1) ( 0,5đ) ( 0,5đ) ( 0,5đ) ( 1đ) B C D A Câu 5: ( M1- 1đ)Viết câu chủ đề trong bài Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Câu 6: (M2- 0,5đ): Nội dung bài này ca ngợi điều gì? Đáp án: Nội dung ca ngợi tình bạn đẹp của Sóc và Thỏ, bạn bè biết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Câu 7(M2- 0,5đ): : Em hãy tìm danh từ riêng trong bài văn trên Đáp án: Thỏ, Sóc , Voi ( hs viết Bác Voi cũng chấp nhận) Câu 8: (M2- 1đ): Các động từ tương ứng trong hình Tùy hs tìm VD :Leo núi, dựng lều, bay, bơi Câu 9: (M3- 0,5đ): VD: Em luôn kính yêu các thầy cô giáo dạy em! Câu 10(M3- 1đ): Em hãy viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em về một người bạn tốt. Đây là câu hỏi mở nhằm đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn: Nhận thức được ý nghĩa của tình bạn và có lối sống tốt với bạn bè. Vì vậy GV linh động, dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm phù hợp.
  5. Câu trả lời có dạng: Người bạn tốt là người luôn ở bên cạnh mình, dù có việc gì xảy ra đi chăng nữa. Không nói xấu hay cố tình làm tổn thương cảm xúc hay thân thể mình. Luôn biết giúp đỡ, chia sẻ với mình những lúc khó khăn, hoạn nạn. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, thuật lại một giờ học đáng nhớ của em. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài) - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Lưu ý: Tùy vào mức độ diễn đạt và sai sót mà GV chấm điểm linh động.