Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

docx 4 trang nhatle22 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

  1. GIẢI ĐỀ CƯƠNG SỬ 9 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 I/ Tự luận: 1)Em hãy nhận định về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954. - Đường lối kháng chiến của ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ của quốc tế. + Kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí trong tay, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân ( bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, quân du kích). + Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận (quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao) nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự. + Trường kì: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng phát triển lực lượng, + Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. * Bằng 5 dòng, em hãy giải thích tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính nhân dân? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính nhân dân vì là cuộc chiến đấu mang tính chất tự vệ, nhằm giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân; cuộc kháng chiến đó do toàn dân tiến hành và nó diễn ra trên nhiều mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao; được mọi tầng lớp nhân dân tham gia chiến đấu. 2) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và sáng tạo. - Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm; có hậu phương vững chắc và không ngừng lớn mạnh. - Sự đoàn kết của ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. * Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Nó có tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và trên thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc. 3) So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ: So sánh chiến tranh đặc biệt chiến tranh cục bộ - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành Giống nhau thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản Thời 1961-1965 1965-1968 gian Quy Chủ yếu ở miền Nam. Chiến tranh mở rộng cả nước (cả hai mô ct miền Nam – Bắc) Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ Bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Khác Biện kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Gòn, vũ khí của Mĩ tiến hành hàng nhau pháp Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và
  2. tiến “ấp chiến lược”, tiến hành hoạt động “bình định”, tiến hành chiến tranh hành phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên phá hoại ác liệt miền bắc. giới và vùng biển. Kết Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản vào cuối năm 1968 quả Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở mục tiêu, lực Nhận xét lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực, phương tiện chiến tranh vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. 4) Trình bày sơ lược về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. * Chiến dịch Tây Nguyên: - Ngày 10/3/1975, ta tấn công và nhanh chóng giải phóng Buôn Ma Thuột. - Ngày 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng bị thất bại. - Ngày 14/3/1975, địch rút khỏi Tây Nguyên bị quân ta truy kích và tiêu diệt. - Ngày 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. * Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: - Ngày 21/3, quân ta tiến công Huế. - Ngày 26/3, ta giải phóng Huế. - Cũng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, toàn tỉnh Quảng Ngãi. - Sáng ngày 29/3, ta tiến công vào Đà Nẵng. Đến 3 h chiều thì giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng. * Chiến dịch Hồ Chí Minh: - Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. - Vào lúc 17 h chiều ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. - Đúng vào lúc 10 h 45 phút ngày 30/4 xe tăng ta đã tiến vào dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 h 30 phút ngày 30/4/1975, cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 5) Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam So sánh chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu Giống nhau mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản. Thời 1965-1968 1969-1973 gian Quy Được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra Được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra mô cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiến hành xâm lược Campuchia và Lào, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Khác Dương. nhau Lực Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân Bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ lượng đội Sài Gòn. yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không tham quân và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố chiến vấn quân sự. Kết Bị phá sản vào cuối năm 1968 Bị phá sản vào cuối năm 1973 quả Vai Mĩ trực tiếp chiến đấu, vừa làm “cố vấn” chỉ Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, vừa làm “cố trò huy. vấn” chỉ huy. của Mĩ
  3. II/ Trắc nghiệm: 1/Thái độ của chính quyền SG sau Hiệp định Pari: Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pa-ri. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải phóng. 2/Âm mưu của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt giai đoạn 1961-1965 Âm mưu của Mĩ là dùng người Việt đánh người Việt, muốn thay đổi cục diện chiến tranh và giành thế chủ động trên chiến trường để đè bẹp phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. 3/Đường lối đổi mới đất nước đi lên CNXH của Đảng ta năm 1986: Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. 4/Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên: -Truyền thống văn hóa và đấu tranh chống xâm lược rất lâu đời trong lịch sử của dân tộc. -Trong suốt thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, Nhân dân Tây Nguyên đã đoàn kết kiên cường bất khuất cầm vũ khí phối hợp cùng với bộ đội đánh giặc giữ buôn làng và chính họ cũng là hậu phương vững chắc, tích cực sản xuất lương thực, đi dân công, làm đường, gựi đạn, đào hầm; cung cấp tình hình địch và dẫn đường cho bộ đội - Sự lãnh đạo tài tài của Đảng nhà nước ta với những đường lối đúng đắn và biết chớp thời cơ. 5/Các kì đại hội đảng: - Đại hội lần thứ nhất của Đảng: tháng 3/1935 họp ở Ma Cao (Trung Quốc): chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng: tháng 2/1951 tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang): đáp ứng yêu cầu mới * Nội dung: + Thông qua “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch HCM và báo cáo “Bàn về CMVN” của tổng bí thư Trường Chinh. + Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai. + Đổi tên Đảng: Đảng lao động Việt Nam và bầu ban chấp hành TW Đảng và bộ chính trị mới. * Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng và thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng: tháng 9/1960 tại Thủ đô Hà Nội: xác định nhiệm vụ của từng miền: + Miền Bắc: CMXHCN + Miền Nam: CMDTDCND, thực hiện hòa bình thống nhất và đề ra đường lối chung trong thời kì quá độ, tiến lên CNXH. + Bầu ban chấp hành TW Đảng và bộ chính trị mới (đồng chí HCM làm chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn làm tổng bí thư) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Hà Nội tháng 12/1976 đã đề đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 -1980). - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng: họp tháng 3/1982: Khẳng định tiếp tục xây dựng CNXH theo đường lối của đại hội IV, nhưng bắt đầu có điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa cho từng chặng đường. Xác định quá độ tiến lên CNXH ở nước ta trải qua nhiều chặng đường. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).
  4. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: tháng 12/1986: đề ra đường lối đổi mới của Đảng - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: 6/1991 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: 6/1996 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: 4/2001 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: 18/4 - 25/4/2006 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: 12/1 - 19/1/2011 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: 21/1 - 28/1/2016