Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì 1- Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì 1- Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_khoa_hoc_lop_4_hoc_ki_1_nam_hoc_2019.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì 1- Năm học 2019-2020
- BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1, NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn: Khoa học – Lớp 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên: Lớp: Trường Tiểu học Thạch Bằng Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn, không khí đầy đủ C. Nước uống, ánh sáng thích hợp D. Thức ăn, thức uống, không khí, sánh sáng Câu 2 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò: A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K B. Xây dựng và đổi mới cơ thể C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên. D. Không tham gia vào quá trình xây dựng cơ thể Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? A. Ăn vừa phải B. Ăn theo khả năng C. Ăn dưới 300g muối D. Ăn trên 300g muối Câu 4 (1 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? A. 1 nhóm B. 2 nhóm C. 3 nhóm D. 4 nhóm Câu 5 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là:
- A. Khí Ni-tơ và khí khác B. Khí Ôxi và khí Hiđrô C. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ D Khí Ôxi và khí Ni-tơ Câu 6 (1 điểm): Không khí và nước có tính chất gì giống nhau: A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi. C. Chảy từ cao xuống thấp D. Có hình dạng nhất định. PHẦN II; TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) Thực vật cần gì để sống ? Câu 2: (2 điểm) Không khí có vai trò như thế nào đối với sinh vật ? HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KSCL CHK I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN KHOA HỌC PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D C D D B PHẦN II; TỰ LUẬN Câu 1. (2 điểm) Đúng mỗi điều kiện 0,5 điểm - Thực vật cần ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng để sống Câu 2: (2 điểm) Đúng mỗi ý 1 điểm
- - Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. - Không khí có thể hòa tan trong nước. Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hòa tan trong nước để thở. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1, NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn: Lịch sử và Địa lý – Lớp 4 Thời gian: 50 phút Họ và tên: Lớp: Trường Tiểu học Thạch Bằng Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Khoanh vào chữ trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Năm 700 B. Năm 1700 C. Năm 700 (Trước công nguyên) D. Năm 1970 Câu 2: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo là năm nào? A. Năm 983 B.Năm 938 C. Năm 939 D. Năm 893 Câu 3: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? A. Lý Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ. B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản. Câu 4: Hãy chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm ( ) của đoạn văn cho phù hợp: Các từ cần điền: (dân cư không khổ, ở trung tâm đất nước, từ miền đất chật hẹp,cuộc sống ấm no) Vua thấy đây là vùng đất (1) đất rộng lại bằng phẳng, .
- . .(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, Vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được (3) thì phải dời đô .(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Câu 5: Khi quân Mông – Nguyên tràn vào nước ta, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời như thế nào ? II. PHẦN ĐỊA LÝ: (5 điểm) Câu 6: Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho thích hợp: Một số đặc điểm nổi bật của dãy Hoàng Liên Sơn là: A B Sườn Hẹp và sâu Đỉnh Dốc Dài Khoảng 30 km Rộng Nhọn Thung lũng Khoảng 180 km Khoanh vào chữ trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 7: Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. B. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. C. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. Câu 8: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- A. Lâm Viên B. Kon Tum C. Đắc Lắc D. Di Linh Câu 9: Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước. Câu 10: Hãy kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của người dân ở Tây Nguyên. - Cây trồng: - Vật nuôi: ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Câu 1- 1 điểm: A Câu 2- 1 điểm: B Câu 3- 1 điểm: B Câu 4- 1 điểm: Mỗi từ điền đúng cho 0,25 điểm Thứ tự các từ cần điền: (1) - ở trung tâm đất nước; (2)- dân cư không khổ; (3)- cuộc sống ấm no; (4)- từ miền đất chật hẹp Câu 5- 1 điểm: Học sinh cần nêu được: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. II. PHẦN ĐỊA LÝ: (5 điểm) Câu 6- 1 điểm- Nối mỗi ý đúng cho 0,2 điểm
- A B Sườn Hẹp và sâu Đỉnh Dốc Dài Khoảng 30 km Rộng Nhọn Thung lũng Khoảng 180 km Câu 7- 1 điểm: B Câu 8- 1 điểm: A Câu 9- 1 điểm: Học sinh cần nêu được: Có đất phù xa màu mỡ; nguồn nước dồi dào; người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. Câu 10- 1 điểm: Học sinh cần nêu được: - Cây trồng: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu. - Vật nuôi: Trâu, bò voi.