Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

docx 4 trang nhatle22 5980
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_t.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần I ( 6 điểm): Trong một bài thơ của mình, một nhà thơ đã viết: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng ” 1. Khổ thơ trên có trong bài thơ nào? Của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Khi nhận xét về bài thơ trên, có ý kiến cho rằng: Bài thơ gây ấn tượng cho người đọc bởi sự đặc biệt trong hình thức. Em có đồng ý không? Vì sao? Sự đặc biệt ấy đã đem lại hiệu quả như thế nào cho sự diễn đạt? 3. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ thơ cuối của khổ thơ trên? Trong chương trình Ngữ văn 9, em còn được học bài thơ nào cũng sử dụng phép tu từ ấy? Chép lại hai câu thơ minh họa. 4. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn. (Gạch dưới câu chứa lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn đó). II. Phần II ( 4 điểm): Truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân có đoạn: { } – Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. { } 1. Truyện chủ yếu viết về làng Chợ Dầu nhưng tại sao Kim Lân lại đặt tên truyện là Làng ? 2. Đoạn trích trên kể về tình huống nào trong truyện?Theo em, hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên (đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm)? Vì sao? 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu thêm gì về tâm trạng và tình cảm của nhân vật ông Hai? 4. Những câu nói của nhân vật ông Hai có liên quan đến đạo lí tốt đẹp của dân tộc – đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy nêu lên suy nghĩ của em về đạo lí đó?
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. ( 6 điểm): Câu Đáp án Biểu điểm 1 1điểm - Bài thơ : “ Ánh trăng’’ 0,25 đ - Tác giả: Nguyễn Duy 0,25 đ - HCST: Bài thơ ra đời năm 1978, ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, 0,5 đ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tác giả đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2 1điểm - Đồng ý. 0,25 đ - HS giải thích: + Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm duy nhất, chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi 0,25 đ khổ. - Tác dụng: + Hình thức đó cho thấy bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện 0,25đ + Tạo sự liền mạch trong từng khổ thơ và trong toàn bài, dòng cảm xúc 0,25đ của tác giả cũng liền mạch và trọn vẹn hơn. 3 1điểm - Phép tu từ : + Điệp ngữ “như là’’. 0,25đ + Liệt kê “ đồng’’, “ bể’’, “ sông’’, “ rừng’’ 0,25đ - Kể được tên 1 bài thơ (tác giả): “Bếp lửa’’ (Bằng Việt) ; “Bài thơ về 0,25đ tiểu đội xe không kính’’ (Phạm Tiến Duật) - Chép được chính xác 2 câu thơ minh họa 0,25 đ 4 -Học sinh viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu chung như sau: 3điểm *Hình thức: 1đ - Đúng đoạn văn quy nạp, 12 câu (+/-1): 0,5 điểm. - Các câu liên kết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường về chính tả, viết câu + Có gạch chân và chú thích rõ một câu chứa lời dẫn trực tiếp: 0,25 điểm. + Có gạch chân và chú thích rõ một câu nghi vấn: 0,25 điểm. *Nội dung: 2đ - Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng phải phân tích được các dấu hiệu nghệ thuật để thấy được sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ về hình tượng trăng: + Nhà thơ lặng lẽ đối diện với trăng trong tư thế lặng im nhưng có phần thành kính. + Từ “ mặt’’ cuối câu thơ – từ nhiều nghĩa -> Tạo sự đa nghĩa của ý thơ. + Đối diện với trăng ( người bạn tri kỉ, quá khứ thủy chung ) để tự thú về sự bội bạc, vô tình của mình; thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người. + Từ láy “rưng rưng ’’-> Sự xúc động vì quá khứ vất vả, gian lao ùa về. + Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ “ như là’’, hình ảnh liệt kê: “ đồng’’, “ bể’’, “ sông’’, “ rừng’’-> Hình ảnh của quá khứ, đất nước và quê
  3. hương, thiên nhiên và cuộc sống để con người soi vào đó, soi vào chính mình => phải phấn đấu, phải có niềm tin và hi vọng. Phần II. ( 4 điểm): Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Đặt nhan đề “Làng” vì: + “Làng Chợ Dầu” là danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể, phạm vi hẹp nên0,25đ chỉ phản ánh ánh đươc tình yêu làng , yêu nước của một làng Chợ Dầu, + “Làng”: là danh từ chung mang ý nghĩa rộng, khái quát chỉ tình yêu làng, yêu nước của tất cả mọi làng quê Việt Nam trong thời kì KCCP. 0,25đ Bởi vậy Kim Lân đặt tên TP là là“Làng” 2 - Tình huống: Ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây. Đau khổ, 0,5 đ tuyệt vọng, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con út. - Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại 0,25 đ - Giải thích: + Đây là cuộc trò chuyện giữa ông Hai và đứa con. 0,25 đ 0,25 đ + Có dấu gạch đầu dòng trước mỗi lời thoại. 3 Hiểu được: - Tâm trạng day dứt, trăn trở như muốn khẳng định tình yêu làng Chợ 0,25 đ Dầu và sự trung thành với cách mạng, với kháng chiến của nhân vật ông Hai. - Ông muốn gieo vào lòng con tình yêu làng, yêu nước 0,25 đ => Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu, tấm lòng thủy chung với 0,25 đ kháng chiến, với cách mạng. HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm 4 * Hình thức: 0,5 đ - Đúng hình thức đoạn văn - Độ dài: Khoảng 2/3 trang giấy thi * Nội dung: Đảm bảo các ý: 1 đ - Đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn’’ : + đạo lí tốt đẹp của dân tộc + truyền thống quý báu - Biểu hiện trong cuộc sống: + Tích cực: Sống có ân nghĩa, gắn bó thủy chung với quê hương, biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán, ( Lấy dẫn chứng cụ thể) + Tiêu cực: hiện tượng thờ ơ, ích kỉ, coi thường đạo lí, - Thái độ của bản thân: + Trân trọng, biết ơn thế hệ trước + Học tập, rèn luyện HS có thể diễn đạt cách khác nhưng hợp lí GV linh hoạt cho điểm BGH DUYỆT TTCM NGƯỜI RA ĐỀ