Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Khối 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đức Giang

doc 9 trang nhatle22 5560
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Khối 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đức Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Khối 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đức Giang

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018- 2019 Thời gian: 120 phút Phần I (4,5đ): Từ lâu hình tượng đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải cùng có những cảm xúc và suy nghĩ thật sâu sắc về đất nước mình: "Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” Câu 1(0,75đ): Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có đoạn trích trên. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? Câu 2 (1,0đ): Có bạn cho rằng khổ thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, lại có bạn cho rằng biện pháp so sánh. Ý kiến của em như thế nào? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa của khổ thơ? Câu 3 (0,75đ): Từ “ mùa xuân” trong nhan đề của tác phẩm trên được dùng với ý nghĩa ẩn dụ. Hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có từ “ mùa xuân” được sử dụng với biện pháp tu từ như vậy. Nêu tên tác giả và chép chính xác câu có từ “ mùa xuân” được dùng với ý nghĩa ẩn dụ trong bài thơ ấy. Câu 4 (2,0đ): Từ khổ thơ trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm và vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay. Phần II (5,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” (SGK Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1(1,0đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập ( gọi tên thành phần biệt lập đó) trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó. Câu 2(1,0đ): Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Tác giả miêu tả suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong hoàn cảnh nào? Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa? Câu 3(3,5đ): Dựa vào đoạn trích trên, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ diễn biến tâm lí, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi phá bom, đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn và một câu có thành phần khởi ngữ (gạch chân dưới câu nghi vấn và thành phần khởi ngữ ).
  2. Hướng dẫn chấm: Phần I: 4,5đ Câu 1: 0,25đ - Hoàn cảnh sáng tác:+ Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 + Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu tác giả qua đời. - Hoàn cảnh đó có ý nghĩa trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ: 0,5 + Giúp người đọc hiểu và trân trọng niềm tin yêu thiết tha vào cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả. Câu 2: 1,0đ - Ý kiến của hai bạn đều đúng nhưng chưa đủ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh 0,5 “ đất nước” với “ vì sao” ; Nhân hóa “ đất nước” vất vả, gian lao, cứ đi lên - Tác dụng:+Làm cho câu thơ hay sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm.Đất nước 0,5 có từ lâu đời 4000 năm vất vả gian lao nhưng tỏa sáng luôn tiến lên phía trước hướng về một tương lai tươi sáng. +Khẳng định đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu tráng lệ. + Thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với đất nước: Yêu mến, kính trọng, tự hào -Câu 3: Kể một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có từ “ mùa 0,75 xuân” được sử dụng với biện pháp tu từ như vậy. + “ Viếng lăng Bác” 0,25 +Tác giả: Viễn Phương 0,25 + Câu thơ: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” 0,25 Câu 4: 2,0đ + Về hình thức: Viết đúng thể loại nghị luận xã hội, có bố cục rõ ràng, trình tự lập (0,5đ) luận chặt chẽ, hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt. +Về nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý sau : (1,5đ) * Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm và vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay. - Để có được đất nước tươi đẹp, phồn vinh như ngày hôm nay, trải qua 4000 năm đấu tranh, bảo vệ, xây dựng đất nước, ông cha ta đã phải đổ bao xương máu để giữ gìn nền độc lập tự do của Tổ quốc. - Nhà thơ Thanh Hải cũng đã có những ước nguyện chân thành, cảm động, muốn làm “ một mùa xuân nho nhỏ” để đóng góp những gì tốt đẹp, tinh túy nhất của mình cho công cuộc xây dựng đất nước. - Từ đó có những suy nghĩ, nhận thức về tình cảm và vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay. + Tình cảm đối với đất nước: Yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước mình. +Giữ gìn, bảo vệ. kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của ông cha để lại +Làm tốt công việc của mình +Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, nghiên cứu khoa học, học tập trên nhiều lĩnh vực. Học thầy, học bạn, học những người đi trước. Học ở mọi nơi, mọi lúc +Rèn luyện đạo đức, trau dồi sức khỏe dể trở thành con người phát triển toàn diện để sau này xây dựng đất nước. + Khi đất nước cần đến thế hệ trẻ chúng ta luôn sẵn sàng tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ tổ quốc
  3. Phần II : 5,5đ Câu 1: 1đ Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả Lê Minh 0,5 Khuê -Câu có thành phần biệt lập trong đoạn trích là: “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.” Gọi tên thành phần biệt lập: 0,25 Tình thái -Tác dụng: Thể hiện thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá suy nghĩ của nhân vật Phương Định về các anh cao xạ. Cô nghĩ rằng chắc chắn ánh mắt các anh đang 0,25 dõi theo từng động tác cử chỉ, tư thế của cô nên cô không sợ nữa, không đi khom mà đàng hoàng bước tới gần quả bom. Câu 2: 1đ -Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích là Phương Định 0,25 - Tác giả miêu tả suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong hoàn cảnh: Phương Định đang 0,25 chuẩn bị các thao tác để làm công việc phá bom. - Điều khiến nhân vật tôi đến gần quả bom, lại cảm thấy không sợ nữa vì : Nhân 0,5 vật tôi cảm nhận trong suy nghĩ của mình ánh mắt các anh cao xạ đang dõi theo, quan sát tất cả các cử chỉ, động tác tư thế, việc làm của cô, chính các anh, đồng đội của cô đã khơi nguồn từ sự tự trọng trong cô, kích thích lòng dũng cảm, gan dạ không sợ khó khăn, hiểm nguy của cô + Các anh đã tiếp thêm sức mạnh và điểm tựa vững chắc để cô không đi khom, đàng hoàng bước tới chỗ quả bom và thực hiện từng thao tác để hoàn thành tốt công việc của mình. Câu 3: 3,5đ * Về hình thức + Tiếng Việt 1,5đ - Hình thức đoạn văn qui nạp, độ dài 12 – 15- câu liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ 0.25đ) - Kiến thức Tiếng Việt: dùng đúng câu nghi vấn và câu có thành phần khởi ngữ (gạch chân) *Nội dung: Làm rõ các ý sau: 2đ - Diễn biến tâm lí, tâm trạng của nhân vật “tôi” trong lần phá bom được thể hiện qua sự căng thẳng , thử thách thần kinh . Mặc dù đã rất quen thuộc với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày phải phá bom đến 5 lần nhưng mỗi lần phá bom là một lần thử thách thần kinh thử thách lòng dũng cảm, lòng tự trọng. -Tâm lí, tâm trạng của Phương Định còn được thể hiện khi ở bên quả bom, kề sát với cái chết, từng cảm giác của con người càng trở nên sắc nhọn hơn :Tâm trạng căng thẳng, hồi hộp, lo lắng. -Tâm lí, tâm trạng nhân vật “tôi” còn được thể hiện ở hành động bình tĩnh , can đảm, dũng cảm không sợ gian khổ nguy hiểm, để hoàn thành thành nhiệm vụ. - Tâm lí, tâm trạng của nhân vật tôi im lặng chờ đợi hồi hộp nghe bom nổ. - NT. Bút pháp hiện thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng từ ngữ đặc sắc, dùng nhiều động từ
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN V TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút Phần I (6 điểm): Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã” Câu 1.(1đ)Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?Có thể đặt tên cho bài thơ là Thu sang hay là Mùa thu được không ? Vì sao ? Câu 2(0,5đ)Em có nhận xét gì về trạng thái vận động của dòng sông và cánh chim khi đất trời chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu? Câu 3.(1đ)Chép lại hai câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên và nêu cảm nhận của mình về hình ảnh thơ độc đáo trong hai câu thơ em vừa chép bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu. Câu 4.(3,5)Bằng một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp, em hãy phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Sang thu” để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn văn có sử dụng một phép liên kết câu và một câu mở rộng. (Gạch dưới phép liên kết , câu mở rộng). Phần II.(4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi ; “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” ( Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long ) Câu1.( 1đ)Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào : Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm ?Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó ? Câu 2(0,5 đ) Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên ? Câu 3 (1đ)Trong tác phẩm Lặng lẽ SaPa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ cô kĩ sư về anh thanh niến là “Người cô độc nhất thế gian” .Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì ? Câu 4.(1,5đ)Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì ?về cách ứng xử với mọi người ? trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi .
  5. Hướng dẫn chấm: Phần I: 5đ Câu 1: 0,75 -Đoạn thơ trên giúp em hiểu về tuổi thơ của cháu phải chịu nhiều gian khổ, thiếu 0,5 thốn, nhọc nhằn -“Năm ấy” trong câu thơ “ Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” ghi lại sự kiện của 0,25 nạn đói khủng khiếp năm 1945 trước khi cả nước vùng lên giành chính quyền. . Quá khứ về hình ảnh những người chết đói đầy đường. Với hình ảnh tiêu biểu, nhà thơ đã gợi cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn liền với số phận những người dân mất nước trong đó có tác giả. Câu 2: 0,75đ -Năm tháng và thời gian đã trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn 0,25 khắc ghi lời dặn dò của bà "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên". Lời dặn dò của bà đã vi phạm phương châm về chất 0,5 - Bà lại làm như vậy là vì:Bà vẫn vững lòng trước mọi tai họa , mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để cha mẹ công tác xa được yên lòng.Từ đó ta thấy được đức hy sinh thầm lặng của bà. Hình ảnh của bà tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam. Câu 3: 3,5đ + Về hình thức + Tiếng Việt 1,5đ - Hình thức đoạn văn T-P-H độ dài 14 – 15- 16 câu liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ 0.25đ) 0,5 - Kiến thức Tiếng Việt: dùng đúng câu nghi vấn và thành phần phụ chú trong đoạn văn (gạch chân) 1,0 Nội dung 2,5đ - Biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật. biết lập luận nêu lí lẽ, lấy dẫn chứng để làm rõ những phẩm chất cao đẹp của người bà + Tình yêu thương, sự tần tảo, chăm chút sớm hôm của bà dành cho con cháu + Đúc hy sinh, thầm lặng của bà đối với thế hệ con cháu Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho thế hệ nối tiếp -Nghệ thuật: kết hợp giữa biểu cẩm, miêu tả, tự sự, Điệp ngữ, từ nhiều nghĩa, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Phần II : 5đ Câu 1 : 1,0 đ -Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long 0,5đ -Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn“ Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên 0,5đ Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện được rút từ tập “ Giữa trong xanh”in năm 1972. Câu 2: 1,0 đ -Đoạn trích trên là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ 0,25đ - Nói trong hoàn cảnh ông họa sĩ và cô kĩ sư lên nhà anh thanh niên chơi. 0,25đ * Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc vì: 0,5đ - Anh lập được thành tích, góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước. - Anh hanh phúc vì có ông bố “tuyệt lắm”, hai bố con cùng thi đua lập chiến công
  6. góp phần của mình cho đất nước. -Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 3: 1đ Câu nghi vấn: Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? 0,5đ - Câu có thành phần khởi ngữ :Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như 0,5đ thế. *.Phẩm chất nhân vật cháu: - yêu công việc, đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhưng lại là người rất khiêm tốn, sống chân thực,vô tư, đáng yêu. - Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu người thân trong gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất nước. Câu 4: Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận 0,25đ cứ rõ ràng, đúng độ dài quy định: - Nội dung: 1,75 đ. * Học sinh biết dùng hệ thống luận điểm, luận cứ để bàn luận làm rõ : 1,75đ Từ lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên, ta thấy được tính khiêm tốn là rất cần thiết trong cuộc sống. - Giải thích: Khiêm tốn: Là không tự đề cao mình, không khoe khoang, không kiêu căng tự phụ, không tự mãn, không tự cho mình hơn người, biết đánh giá đúng mực về bản than và không ngừng học hỏi ở những người khác. + Anh thanh niên là người rất khiêm tốn: Anh không thích nói về bản thân, sống hòa nhã, cởi mở với mọi người.Khi ông họa sĩ có ý định vẽ về mình, anh đã từ chối và giới thiệu cho ông họa sĩ người đáng vẽ hơn -Ý nghĩa:+Đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết cho mỗi con người . Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng, nhận được sự ủng hộ của mọi người. +Người khiêm tốn sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp, trong công việc, được mọi người tin tưởng và nghe theo - Biểu hiện của đức tính khiêm tốn: người khiêm tốn sẽ không ngừng học hỏi để vươn lên trong cuộc sống, tự thấy được những thiếu sót của mình để sửa đổi,tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân -Phê phán những người sống kiêu căng, tự phụ. Không khiêm tốn - Rút ra bài học , liên hệ bản thân Câu nghi vấn: Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? -Câu có thành phần biệt lập: Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. -Tác phẩm có đoạn trích trên được tường thuật theo điểm nhìn của nhân vật nào ông họa sĩ. - Cách trần thuật đó góp phần tạo nên thành công của tác phẩm: Làm cho chân dung củ nhân vật chính là anh thanh niên được hiện lên một cách khách quan, chân thực
  7. qua sự cảm nhận tinh tế của một người từng trải, có con mắt nghệ thuật. Đồng thời góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện: ca ngợi những con người lao động âm thầm, lặng lẽ ccoongs hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Câu 3: Tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm mà chỉ gọi tên nhân vật bằng tuổi tác và nghề nghiệp là vì:Tên của họ gắn liền với tuổi tác, công việc. Họ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề và sống ở mọi nơi khác nhau, ta có thể gặp ở bất cứ đâu, ở mọi miền Tổ quốc. Qua đó tác giả muốn ca ngợi tất cả những con người lao động cao đẹp mà bình dị, những con người vô danh, lặng lẽ, âm thầm say mê cống hiến, miệt mài lao động vì cuộc sống, vì lí tưởng chung và vì mọi người để xây dựng đất nước Câu 4: + Về hình thức + Tiếng Việt - Hình thức đoạn văn diễn dịch độ dài 12 – 15 câu liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ 0.25đ) - Kiến thức Tiếng Việt: dùng đúng câu hỏi tu từ và thành phần phụ chú trong đoạn văn (gạch chân) *Về nội dung: (2đ) đoạn văn đảm bảo các ý sau : -Ông họa sĩ là một nhân vật được miêu tả rất đặc biệt:Qua nhân vật này , tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người và về nghệ thuật, +Tuy không dung cách kể ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông để quan sát và miêu tả + Ông là người say mê nghệ thuật và có những rung cảm trước cái dẹp, lúc nào cũng trăn trở, suy tư về nghệ thuật, về con người và cuộc sống và ông phải vẽ được những cái gì mà suốt đời mình thích. + Ngay từ những phút đâu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ khi tìm được đối tượng của nghệ thuật, ông đã rất xúc động và bối rối. +Từ câu chuyện về anh thanh niên , ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lực của nó về cuộc đời ,về con người và mảnh đất Sa Pa. -Qua cái nhìn của ông họa sĩ, các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm cũng được nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, mở rộng hơn.