Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Thị Trấn

docx 16 trang nhatle22 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_thi.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Thị Trấn

  1. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9  Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Bài 1. Menđen và di truyền học Câu 1. Cho ví dụ về hiện tượng di truyền, biến dị -Di truyền: giống mẹ da trắng, giống ba tóc xoăn (là hiện tượng con sinh ra giống với bố mẹ. tổ tiên) -Biến dị: ba và mẹ tóc không xoăn nhưng sinh con ra tóc xoăn là hiện tượng con sinh ra ba và mẹ da đen nhưng sinh con ra da trắng . khác bố mẹ, tổ tiên Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng gắn liền với quá trình sinh sản Câu 2. Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen: theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng Đậu Hà lan có những thuận lợi gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên cứu di truyền? Trả lời: Đậu Hà lan có 3 thuận lợi trog nghiên cứu di truyền: - Cây ngắn ngày. - Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen. - Có khả năng tự thụ phấn nhờ đó mà tránh được tạp giao trong lai giống. Câu 3. Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho VD -Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái trái ngược nhau của củng 1 loại tính trạng -VD: đậu xanh-đậu đỏ, tóc thẳng-tóc xoăn, da đen-da trắng, mắt đen-mắt xanh Câu 4. Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện pháp lai vì:để dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các cạp tính trạng Câu 5. ND cơ bản của phương pháp phân tích các thể hệ lai của Menđen -Lai các cặp bố mẹ khác nhau vể một hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ -Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được Bài 2,3. Lai một cặp tính trạng Câu 1. Phát biểu ND của qui luận phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và vẫn giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P Câu 2. Trình bày mục đích, ND, ý nghĩa của phép lai phân tích *Mục đích: xác định kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội *ND: Cho cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen lai vói cá thể mang kiểu hình lặn + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp trội + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp P1 : Hoa đỏ x Hoa trắng P1 : Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa Aa aa GP1: A a GP1: A,a a -1-
  2. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 F1-1: Aa (100% hoa đỏ) F1-1: 1Aa, 1aa (50% hoa đỏ, 50% hoa trắng) *Ý nghĩa: Ứng dụng để kiểm tra độ thuần chửng của giống Bài 4,5. Lai hai cặp tính trạng Câu 1. Phát biểu ND của qui luận phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử Câu 2. Biến dị tồ hợp là gì?VD?Ý nghĩa? Xuất hiện hình thức sinh sản nào? Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P ở đời con do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng VD: xanh, trơn x vàng, nhăn Ý nghĩa: BDTH tạo ra sự đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình ở sinh vật + Trong chọn giống: dễ chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo ra giống có năng suất và phẩm chất tốt + Trong tiến hóa: giúp mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng ->Diễn ra nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính giao phối Câu 2. Biến dị tồ hợp là gì?VD?Ý nghĩa? Xuất hiện hình thức sinh sản nào? Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P ở đời con do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng VD: xanh, trơn x vàng, nhăn Câu 3. Vì sao ở loài ss giao phối BDTH phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? -SS vô tính con chỉ sao chép nguyên vẹn các đặc điểm di truyển của bố mẹ -Trong SS giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh làm cho các gen có điều kiện sáp xếp lại theo nhiều cách khác bố mẹ tạo ra nhiều BDTH ÔN TẬP CHƯƠNG I 1.Lai 1 cặp tính trạng: Pt/c -> F1 đồng tính trội -> F2 phân tính theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn Hoặc ngược lại: F1 đồng tính -> Pt/c ( kiểu gen đồng hợp) F1 phân tính -> Pkhông t/c ( kiểu gen dị hợp) 2.Lai 2 cạp tính trạng: Pt/c -> F1 đồng tính trội -> F2 phân tính: 9:3:3:1= (3:1) (3:1) ( bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó ) 3.Để xác định kiểu gen mang kiểu hình trội ta dùng phương pháp: Lai phân tích:Động vật Lai phân tích, tự thụ phấn: Thực vật (1 số) 4.Các bước cơ bản khi giải toán lai - Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn ( nếu cần) - Qui ước gen -Viết sơ đồ lai -Ghi kết quả -2-
  3. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 *1 số công thức Số loại giao tử = 2n ( với n là số cặp gen dị hợp) VD: AaBb -> 22 = 4gt AABB -> 20 =1gt Aabb -> 21 = 2gt Số kiểu tổ hợp=số giao tử đực x số giao tử cái VD: AaBb x AaBb -> 22 x 22 = 4 x 4 = 16 kiểu tổ hợp Chương II: NHIỄM SẮC THỂ Bài 8. Nhiễm sắc thể Câu 1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó. -Ở kì giữa của quá trình phân bào -Ở kì này, NST có cấu trúc điển hình gồm 2NST đính nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh -Tâm động là điểm chính của NST vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào -Mỗi cromatic gồm chủ yếu 1 phân tử AND và protein loại histon Câu 2. Vai trò NST đối với sự di truyền của các tính trạng NST là cấu trúc mang gen có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của AND đưa đến sự nhân đôi của các NST, nhờ đó các gen qui định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể Câu 3. Trong TB sinh vật NST có dạng: nhiều dạng Câu 4. NST trong TBSD luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng Câu 5. VD về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật: Người: 2n=46NST Ruồi giấm: 2n=8NST Tinh tinh 2n=48NST . Câu 6.Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa: Vì người tiến hòa nhất nhưng chỉ có 2n=46NST trong khi tinh tinh là 2n=48NST Câu 7. Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội Bộ NST lưỡng bội Bộ NST đơn bội -Bộ NST là 2n luôn tồn tại thành từng cặp. -Bộ NST là n luôn tồn tại thành nhiều chiếc Mỗi cặp gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 riêng lẻ. chiếc có nguồn gốc từ mẹ Mỗi chiếc hoặc có nguồng gốc từ bố hoặc có -Có hầu hết trong các Tb sinh dưỡng (xô ma) nguồn gốc từ mẹ (ngoại trừ giao tử) -Chỉ có trong giao tử Bài 9. Nguyên phân là hình thức phân chia của TBSinh dưỡng và TB mầm sinh dục Chu kì tế bào: Là sự lặp lại vòng đời của mỗi tế bào, có khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân). Câu 1.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu -Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt 2n kép -Các NST kép đính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào ở tâm động Kì giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo cỏa 2n kép thoi phân bào -3-
  4. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB 4n đơn Kì cuối Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mạnh dần thành nhiễm sát 2n đơn chất *Kết quả: Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và có bộ NST (2n NST) giống hệt TB mẹ. Câu 2.Chúng ta có thể quan sát NST rõ nhất ở kì giữa vì các NST lúc đó đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng Câu 3.Vì sao bộ NST trong các Tb con giống nhau và lại giống hệt bộ NST trong TB mẹ? Do xảy ra 2 sự kiện quan trọng trong nguyên phân + Nhân đôi NST ở kì trung gian + Sự phân li NST về 2 cực của TB ờ kì sau Câu 4.Ý nghĩa cơ bản quá trình nguyên phân: sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con Câu 5. Các kì nguyên phân Số lượng Trạng thái Số cromatic Số tâm động Kì đầu 2n kép 4n 2n Kì giữa 2n kép 4n 2n Kì sau 4n đơn 0 4n Kì cuối 2n đơn 0 2n Công thức: Số TB con tạo ra = a.2k ( a là số Tb tham gia nguyên phân, k là số lần nguyên phân) Số NST trong các TB con sau NP = a.2k.2n ( a là số Tb tham gia nguyên phân, k là số lần nguyên phân, 2n là số NST) ___ Bài 10. Giảm phân là hình thức phân chia của TBSD chín Câu 1.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Lần phân bào I Lần phân bào II -Các NST xoắn, co ngắn -NST co lại cho thấy số lượng -Các NST trong cặp tương đồng NST kép xếp trong bộ đơn bội Kì đầu tiếp hợp theo chiều dọc và có n kép thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau 2n kép -Các cặp NST kép tương đồng -NST kép xếp thành 1 hàng ở tập trung và xếp song song mặt phẳng xích đạo của thoi Kì giữa thành 2 hàng ơ mặt phẳng xích phân bào đạo của thoi phân bào n kép 2n kép -Các cạp NST kép tương đồng -Từng NST kép chẻ dọc ở tâm Kì sau phân li độc lập với nhau về 2 động thành 2 NST đơn phân li cực tế bào 2n kép về 2 cực của Tế bào 2n đơn -4-
  5. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 -Các NST kép nằm gọn trong 2 Các NST đơn nằm gọn trong Kì cuối nhân mới được tạo thành với số nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép n kép lượng là bộ đơn bội đơn n đơn *Kết quả: Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua giảm phân tạo ra 4 tế bào con giống nhau và có bộ NST (n NST) giảm phân nửa so với TB mẹ. Câu 2.Những điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân a. Những điểm giống - Có sự nhân đôi của NST tạo thành NST kép (kì trung gian). - Có sự tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào. - Trải qua các kì phân bào tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) - Có sự biến đổi hình thái NST như đóng xoắn và tháo xoắn. - Kì giữa, NST tập trung ở 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào. - Giảm phân 2 có tiến trình giống nguyên phân. b. Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, trong suốt đời - Xảy ra ở TB sinh dục (2n) ở thời kì chín. sống cá thể. - Gồm 1 lần phân bào - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. - Từ 1 TB sinh dưỡng ( 2n NST) qua nguyên - Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua giảm phân hình phân hình thành 2TB con có bộ NST giống tế thành 4 TB con có bộ NST đơn bội. (n NST) bào mẹ (2n). bằng ½ NST của tế bào mẹ. - Kì giữa, NST tập trung 1 hàng trên mặt phẳng - Kì giữa 2, NST tập trung 2 hàng trên mặt xích đạo của thoi phân bào. phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Không có hiện tượng trao đổi chéo. - Kì đầu 1 có hiện tượng trao đổi chéo. - Kết quả: tạo ra 2 tế bào con với bộ NST lưỡng - Kết quả: tạo ra 4 tế bào con với bộ NST đơn bội 2n. bội n. - Duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào, - Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô tính. các sinh vật sinh sản hữu tính. Câu 3. Các kì nguyên phân Số lượng Trạng thái Số cromatic Số tâm động Kì đầu I 2n kép 4n 2n Kì giữa I 2n kép 4n 2n Kì sau I 2n kép 4n 2n Kì cuối I n kép 4n n Kì đầu II n kép 2n n Kì giữa II n kép 2n n Kì sau II 2n đơn 0 2n Kì cuối II n đơn 0 n -5-
  6. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 Công thức: Số TB con tạo ra = a.4k ( a là số Tb tham gia giảm phân, k là số lần giảm phân) Số NST trong các TB con sau NP = a.4k.2n ( a là số Tb tham gia giảm phân, k là số lần giảm phân phân, 2n là số NST) Số cromatic = 2n x 2 ( chỉ có ở NST kép) Số tâm động = số NST ___ Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh Câu 1. Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực -Các tế bào mầm NP nhiều lần tạo ra nhiều noãn -Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần nguyên bào phát triền thành noãn bào bậc 1 tạo ra nhiều tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1 -Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I: cho ra thể cực -Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho ra 2 tinh thứ I có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có bào bậc 2 có kích thước bằng nhau kích thước lớn -Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho ra thể cực -Mỗi tình bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho ra 2 thứ 2 có kích thước nhỏ và trứng có kích thước tinh tử phát triển thành tinh trùng lớn -Kết quả: Từ 1 noãn bào bậc I qua giảm phân cho -Kết quả: từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra ra 3 thể cực và 1 trứng và chỉ có trứng trực tiếp 4 tinh trùng đều tham gia thụ tinh tham gia thụ tinh Câu 2.Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ? Ở loài sinh sản hữu tính, quá trình sinh sản dựa vào giảm phân, thụ tinh và nguyên phân - Trong giảm phân, NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân li 2 lần ở kì sau I và kì sau II dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử - Trong thụ tinh: sự kết hợp của 2 giao tử đực (n NST) vá cái (n NST) hình thành trở lại bộ NST lưỡng bội (2n) trong hợp tử - Trong nguyên phân: từ 1 TB mẹ (2n) tạo ra 2 TB con (2n), tạo ra sự ổn định của bộ NST từ TB này sang TB khác của cùng 1 cơ thể ở loài sinh sản hữu tính Câu 3. BDTH xuất hiện phong phú ở những loài SSHT được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? - Trong quá trình tạo giao tử: do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST dẫn đến sự hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST - Trong quá trình tạo hợp tử: sự kết hợp của các loại giao tử mang những nguồn gốc khác nhau, tạo ra nhiều BDTH biểu hiện thành kiểu gen và kiểu hình khác nhau là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa Câu 4. SS quá trình phát dinh giao tử đực và giao tử cái ở ĐV -6-
  7. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 *Giống nhau: - Các TB mầm đều nguyên phân liên tiếp nhiểu lần -Noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1 đều giảm phân cho ra các giao tử ( tinh trùng và trứng) *Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc bậc 2. 2 (kích thước lớn). - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham tham gia quá trình thụ tinh gia quá trình thụ tinh - Kết quả: Từ 1noãn bậc1 giảm phân cho 3 - Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân thể cực và 1 tế bào trứng (n NST). cho 4 tinh trùng (n NST). Câu 5. Bản chất, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân thụ tinh Quá trình Bản chất Ý nghĩa Giữ nguyên bộ NST nghĩa là 2 Tb Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên Nguyên phân con được tạo ra có 2n NST giống của cơ thể và ở những loài sinh sản vô hệt Tb mẹ tính Làm số NST giảm phân nửa nghĩa Tạo giao tử n NST, khác nhau về tổ Giảm phân là 4 Tb con được tạo ra có 2n NST hợpNST, góp phần duy trì ổn định bộ bằng 1 nửa Tb mẹ 2n NST NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn BDTH Kết 2 bộ nhận đơn bội (n NST) Phục hồi bộ NST lưỡng bội (2n NST) của Thụ tinh thành bộ nhân lưỡng bộ (2n NST) ở loài, góp phần duy trì ổn định bộ NST hợp tử qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn BDTH *Công thức: Số noãn nguyên bào( hay số tinhnguyên bào) = a.2k ( số tb tham gia nguyên phân, k số lần nguyên phân) Số thể cực= số noãn bào bậc 1 hay số noãn ngyên bào x 3 Số trứng = số noãn bào bậc 1 hay số noãn nguyên bào Số tinh trùng = số tinh bào bậc 1 hay số tinh nguyên bào x 4 Bài 12. Cơ chế xác định giới tính Câu 1. Trình bày cơ chế sinh con trai gái ở người Ở người, nữ có nhiễm sắc thể giới tính là XX, nam có NST giới tính là XY. Trải qua quá trình giảm phân nữ sẽ cho ra 1 loại trứng X và nam sẽ cho ra 2 loại tinh trùng là X và Y. Khi thụ tinh, 2 loại tinh trùng này sẽ kết hợp ngẫu nhiên với trứng. + Nếu trứng X gặp tinh trùng X sẽ cho ra hợp tử XX phát triển thành con gái -7-
  8. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 + Nếu trứng X gặp tinh trùng Y sẽ cho ra hợp tử XY phát triển thành con trai  Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai – nó là do người đàn ông quyết định Câu 2. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 Tæ leä trai gaùi sinh ra xaáp xæ 1 : 1 laø do 2 loaïi tinh truøng mang X vaø mang Y ñöôïc taïo ra vôùi tæ leä ngang nhau, cuøng tham gia vaøo quaù trình thuï tinh vôùi xaùc suaát ngang nhau. Tuy nhieân tæ leä naøy caàn ñöôïc baûo ñaûm vôùi ñieàu kieän hôïp töû XX vaø XY coù söùc soáng ngang nhau vaø soá löôïng caù theå thoáng keâ phaûi ñuû lôùn. Câu 3. Tại sao người ta có thể điều chình tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi? Ý nghĩa Vì: - MT beân trong: hooùc moân sinh duïc tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể làm biến đổi giới tính tuy cặp NST giới tính vẫn không đổi. - MT beân ngoaøi: nhieät ñoä, aùnh saùng, thöùc aên, - Ứng dụng ĐiÒu chØnh tØ lÖ ®ùc: c¸i có ý nghÜa trong thùc tiÔn lµm t¨ng hiÖu qu¶ kinh tÕ cao nhÊt cho con ng­êi. Ví dụ: Tạo ra toàn tằm đực để lấy tơ. Tạo ra nhiều bê đực để nuôi lấy thịt, hoặc nhiều bê cái để nuôi lấy sữa. Câu 4. Phân biệt NST thường và NST giới tính NST giới tính NST thường -Tồn tại thành từng cặp tương đống hoặc không -Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống tương đồng khác nhau ở 2 giới đưc và cái nhau ở cả 2 giới đực và cái -Chủ yếu mang gen qui định các tính trạng -Chỉ mang gen qui định những tính trạng thường của giới tính thường của cơ thà t -Thường tồn tại 1 cặp trong tb lưỡng bội -Thường tồn tại số cặp lớn hơn 1 trong tb lưỡng bộ -Xác định được giới tính -Không xác định được giới tính *Chú ý: Ở người, ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me Giới cái là XX, giới đực là XY Ở chim, ếch, nhái, bò sát, bướm, dâu tây .Giới cái là XY, giới đực là XX Bọ xít, châu chấu, rệp giới đực là XO Bọ nhẩy giới cái là XO -Cơ chế xác định giới tính ở người P: ( 44A + XX ) x ( 44A + XY ) Gp: 22A + X 22A + X : 22A + Y F1: 44A + XX (gaùi) : 44A + XY (trai) - Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế x/đ giới tính Bài 13. Di truyền liên kết * Moócgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì: - Dễ nuôi trong ống nghiệm. -8-
  9. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 - Đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 – 14 ngày). - Có nhiều biến dị dễ quan sát. - Số lượng NST ít. * Khái niệm: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. * Ý nghĩa của di truyền liên kết: - Trong tế bào, mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài. - Liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau Câu 1. Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menđen ntn? Số gen lớn hơn hơn rất nhiều so với số NST 2n của loài nên các gen phải liên kết thành nhóm rồi mới di truyền cùng nhau Câu 2. So sánh di truyền độc lập với di truyền liên kết Di truyền độc lập Di truyền liên kết -Thí nghiệm trên đậu Hà Lan - Thí nghiệm trên ruồi giấm -Lai phân tích F1: - Lai phân tích F1: P: Hoa đỏ x Hoa trắng P: thân xám, dài x thân đen, cụt Aa aa BV/bv bv/bv GP: A,a a GP: BV, bv bv -Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình FA: 1Aa, 1aa - Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình FA: 1BV/bv, 1bv/bv (50% hoa đỏ, 50% hoa trắng) 1 xám, dài 1 đen, cụt Chương III: AND VÀ GEN Bài 15. ADN Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo của AND? Cấu tạo hóa học của phân tử AND: -AND là 1 loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P -AND thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn và khối lượng lớn, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều phân tử con là các nuclêôtic, thuộc 4 loại: Ađênin (A), timin(T), xitôzin (X), guanin(G) Câu 2. Vì sao AND có tính đa dạng và đặc thù? *AND có tính đa dạng do: Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu *AND có tính đặc thù: bởi thành phần số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit Câu 3.Mô tả cấu trúc không gian của AND. Hệ quả của ngyên tắc bổ sung (NTBS) được thể hiện ở những điểm nào? *Cấu trúc không gian: -AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ phải sáng trái (xoắn phải) -9-
  10. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 -Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A-T, G-X hoặc ngược lại -Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34Å, đường kính 20 Å * Hệ quả NTBS: -Khi biết đươc trình tự các nu trên mạch đơn này thì suy ra được trình tự các nu trên mạch đơn kia. VD: – A – G – X – T – A – X – X – A – T – A – G – X – G – – T – X – G – A – T – G – G – T – A – T – X – G – X – (Dựa theo mạch trên là mạch khuôn để viết trình tự các nu theo NTBS A-T, G-X và ngược lại) -Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong AND A=T, G=X N (tổng số nu) = A+T+G+X = 2(A+G) = 2(T+X) N A+G=T+X hay A+X=T+G ->A = T = ( hoặc G X) 2 A G A X N =1 hay 1 G = X = ( hoặc T) A T X T G 2 1 Å =10-4 micrômet (m) = 10−10 m *Công thức: (N: tổng số nu của gen (AND), A: số nu A, T: số nu T, G: số nu G, X: số nu X) N -Chiều dài của đoạn gen: l .3,4 (Å) 2 -Số liên kết hiđrô: H = 2A+3G hoặc H = 2T+3X (liên kết) N -Chu kì xoắn: C = (chu kì) 20 - Thành phần % các loại nuclêôtic: A T Do A = T => %A = %T = x100 = x100 N N G X G = X => %G = %X = x100 x100 N N Bài 16. AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Câu 1. Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi AND? - Thời gian và địa điểm: ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - Diễn biến: + Dưới tác dụng của Enzim 2 mạch ADN tháo xoắn, tách nhau dần theo chiều dọc. + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS A – T, G – X. + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và theo chiều ngược nhau. + Sau khi tổng hợp xong, 2 ADN con xoắn lại. *Kết quả: -10-
  11. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 Từ 1 AND mẹ qua quá trình nhân đôi tạo thành 2 AND con giống nhau và giống hệt AND mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào (bán bào quang) Câu 2. AND nhân đôi theo những nguyên tắc nào? -Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới của AND con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của AND mẹ -Nguyên tắc bổ sung: Các nu trên mạch khuôn lần lượt liên kết các nu tự do trong MT nội bào theo nguyên tắc: A-T, G-X và ngược lại để dần hình thành mạch mới theo 2 chiều ngược nhau - Nguyên tắc bán bảo toàn: mỗi phân tử AND con có 1 mạch củ của AND mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp *Công thức: (Ngen là tổng số nu của đoạn gen (AND)) -Số AND con được tạo ra: a. 2k ( a là số đoạn AND tham gian, k là số lần tự nhân đôi) k -Số nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi: Nmt = Ngen . (2 – 1) (k là số lần tự nhân đôi) Bài 17. AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Câu 1. Phân biệt AND và ARN AND ARN -Có 2 mạch xoắn kép -Có 1 mạch xoắn đơn -Các loại đơn phân: A,T,G,X -Các loại đơn phân:A,U,G,X -Kích thước, khối lượng lớn hơn ARN -Kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN -Có liên kết hiđrô nối 2 mạch -Không có liên kết hiđrô do chỉ có 1 mạch xoắn đơn (ngoại trừ 1 số ít tARN) *Giống nhau: Đều là 1 loại axit nucleic, cấu tạo gồm các nguyên tố: C,H,O,N,P Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nucleotic (đều có các nu A,G,X trong nhận tế bào). Có kích thước, khối lượng lớn Câu 2. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ Gen ARN (ARN được tổng hợp ở nhân tế bào) * ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc: -Nguyên tắc khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của gen -Nguyên tắc bổ sung: các nu trên mạch khuôn lần lượt liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A-U, T-A, G-X, X-G (Sau khi tổng hợp xong ARN liền tách khỏi gen rời khỏi nhân ra chất tế bào tham gia quá trình tổng hợp protein * Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ Gen ARN Bản chất của mối quan hệ giữa gen và ARN là trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN. Gen ( 1 đoạn của AND ) ARN Câu 3. Viết trình tự các nu trong đoạn mạch gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN (ARN -> AND) -11-
  12. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 *Cách viết: Dựa theo đoạn mạch ARN mà đề đã cho để viết mạch khuôn AND theo nguyên tắc: A-T, U-A, G-X, X-G. -Dựa theo mạch khuôn vừa tìm dược viết mạch bổ sung của AND theo nguyên tắc: A-T,G-X và ngược lại (nhớ tạo liên kết giữa mạch khuôn và mạch bổ sung của AND) VD: – A – U – G – X – U – X – G – U – G – A – Mạch khuôn: – T – A – X – G – A – G – X – A – X – T – Mạch bổ sung: – A – T – G – X – T – X – G – T – G – A – Câu 4. Viết trình tự các đơn phân trong đoạn mạch ARN được tổng hợp từ 1 trong 2 đoạn mạch của gen (ADN -> ARN) *Cách viết: -Nếu viết trình tự các đơn phân trong đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 1 của gen thì dựa vào đoạn 2 của gen (AND) để viết lại hết trình tự các nu trên mạch 2 và chỉ thay thế nu T bằng nu U -Nếu viết trình tự các đơn phân trong đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen thì dựa vào đoạn 1 của gen (AND) để viết lại hết trình tự các nu trên mạch 1 và chỉ thay thế nu T bằng nu U VD: Mạch (1): – T – A – X – T – X – G – A – G – A – G – Mạch (2): – A – T – G – A – G – X – T – X – T – X – ARN (1): – A – U – G – A – G – X – U – X – U – X – ARN (2): – U – A – X – U – X – G – A – G – A – G – Câu 5. Các loại ARN và chức năng: - mARN: truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêtin cần tổng hợp - tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein - rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom nơi tổng hợp protein Câu 6.Quá trình tổng hợp ARN diễn ra:ở trong nhân tế bào nuADN *Công thức: Tính nu ARN = 2 * Quá trình tổng hợp ARN : - Thời gian và địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - Diễn biến: + Dưới tác dụng của Enzim đoạn mạch ADN tương ứng với 1 gen tháo xoắn, tách nhau ra. + Các nuclêôtit trên mạch khuôn (mạch gốc) của gen liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS A – U, T – A, G – X, X – G. + Mạch đơn ARN dần được hình thành. + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất, tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. + Sau khi tổng hợp xong, gen xoắn lại. -12-
  13. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 - Kết quả: Mỗi lần tổng hợp được 1 phân tử ARN - Ý nghĩa: Tổng hợp ARN là giai đoạn trung gian, tiếp theo là tổng hợp prôtêin, qua đó thể hiện gen quy định tính trạng. => Quá trình tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu 1 mạch gen và nguyên tắc bổ sung. Vì thế, trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự Nu trên ARN. Bài 18. PRÔTÊIN(Gen mang thông tin cấu trúc của protein ở trong nhận tế bào, protein được hình thành ở chất tế bào) Câu 1. Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào xác định? *Đa dạng: Do trình tự sắp xếp khác nhau của các a.a đã tạo nên tính đa dạng của pro *Đặc thù: Mỗi phân tử protein đặc thù bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các a.a, cấu trúc không gian và số chuỗi a.a + Cấu trúc bậc 1: là chuỗi a.a đặc thù do mỗi loại protein + Cấu trúc bậc 2: là vòng xoắn lò xo, tăng tính chịu lực + Cấu trúc bậc 3: cuộn xếp theo không gian 3 chiều đặc trưng cho từng loại protein + Cấu trúc bậc 4: số lượng, số chuỗi a.a kết hợp với nhau Câu 2. Vì sao protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Vì protein có: - Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, xây dựng các bào quan, màng sinh chất. VD: Histon là loại prôtêin tham gia vào cấu tạo NST. - Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất. Bản chất của emzim là prôtêin, enzim có vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. VD: Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín thành đường glucozơ. - Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất: Các hoócmôn phần lớn là prôtêin, hoócmôn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. VD: Hoócmôn Insulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu, Tirôxin điều hòa sức lớn của cơ thể. - Ngoài những chức năng trên, prôtêin còn có các chức năng khác: + Bảo vệ cơ thể (kháng thể). VD: prôtêin Interferon, + Vận chuyển: VD: prôtêin hêmôglôbin vận chuyển khí oxi, cácboníc. + Vận động của tế bào và cơ thể. VD: prôtêin của tế bào cơ, + Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tb và cơ thể * Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Câu 3. Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định các tính chất protein là -Cấu trúc bậc 1: tính đa dạng và đặc thù -Cấu trúc bậc 3,4: thể hiện chức năng chủ yếu của mình Câu 4. So sánh cấu tạo, chức năng của AND, ARN, Protein Đại phân tử Cấu trúc Chức năng -Chuỗi xoắn kép -Lưu giữ thông tin di truyền -13-
  14. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 ADN - 4 loại nucleotit: -Truyền đạt thông tin di truyền A,T,G,X -Chuỗi xoắn đơn -Truyền đạt thông tin di truyền ARN - 4 loại nucleotit: -Vận chuyển a.a A,U,G,X -Tham gia cấu trúc của riboxom -Cấu trúc các bộ phận của tế bào Protein -1 hay nhiều chuỗi xoắn đơn -Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất -Khoảng hơn 20 loại a.a -Hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất -Vận chuyển, cung cấp năng lượng *Nắm vững: -Protein được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố: C,H,O,N - Là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân là các a.a (hơn 20 loại a.a khác nhau) -Các cấu trúc: +Cấu trúc bậc 1: biểu thị tính đa dạng và đặc thù, có liên kết peptit, dễ dàng tách rời, protein không bền. VD: tóc +Cấu trúc bậc 2:xoắn lò xo, chịu lực tốt, bền, có độ đàn hồi. VD: da +Cấu trúc bậc 3: cuộn xếp theo kiểu không gian 3 chiều +Cấu trúc bậc 4: gồm nhiều cấu trúc bậc 3, số lượng, thành phần, có liên kết peptit, thể hiện chức năng protein Quá trình tổng hợp Prôtêin: - Địa điểm: Tại ribôxôm trong tế bào chất. - Thành phần tham gia: mARN, tARN, Ribôxôm, Các axitamin - Diễn biến: Sự hình thành chuỗi aa: + mARN rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi aa. + Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X để đặt aa vào đúng vị trí. + Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được nối tiếp + Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong. - Nguyên tắc tổng hợp: + Nguyên tắc khuôn mẫu: Khuôn mẫu là mạch mARN. + Nguyên tắc bổ sung: Bổ sung giữa mạch mARN với tARN mang axitamin: A – U, G - X - Kết quả: Cứ mỗi lần Ribôxôm trượt trên mARN thì tổng hợp được 1 chuỗi axitamin. Bài 19. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG Câu 1. Nêu mối quan hệ giữa giữa gen và ARN, giữa ARN và protein *Mối quan hệ giữa gen và ARN -Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện trong sơ đồ: 1 2 Gen (1 đoạn AND)  mARN  Protein 3 Tính trạng -Trong đó trình tự các n trên gen qui định trình tự các nu trong mARN thông qua đó AND qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành protein và biểu hiện thành tính trạng -14-
  15. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 *Chú ý: - Quá trình nhân đôi AND (Quá trình tự sao) - Quá trình tổng hợp ARN (Quá trình phiên mã/ Quá trình sao mã) - Quá trình tổng hợp chuỗi a.a (Quá trình giải mã/Quá trình dịch mã) - Chuỗi a.a (chuỗi polipeptit) - Chuỗi ARN (chuỗi ribonucleotit) *Mối quan hệ giữa ARN và protein - Sự hình thành chuỗi a.a được thực hiện dựa trên khuôn mẫu của mARN - Khi riboxom dịch chuyển qua bộ 3 nu (côdon) của mARN thỉ tARN mang 1 a.a lặp đạt vào phân tử protein tương ứng với bộ 3 đối mã tại riboxom theo NTBS : A-U, G-X và ngược lại -Do đó: +Trình tự bộ 3 nu trên 1 mạch khuôn của gen qui định trình tự bộ 3 nu của mARN + Trình tự bộ 3 nu trên mARN qui định trình tự các a.a của phân tử protein =>mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein, có vai trò truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc của 1 loại protein sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào *Chú ý: -Mã mở đầu: AUG -> a.a mở đầu - Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA (tác nhân giải phóng) Câu 2. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ: 1 2 Gen (1 đoạn AND)  mARN  Protein 3 Tính trạng (1): Trình tự các nu trên gen qui định trình tự các nu trong mạch mARN (2): Trình tự các nu trên mạch mARN qui định trình tự các a.a trong phân tử protein (3): Protein biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể => Thông qua đó gen qui định tính trạng Câu 3. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào: Gen (1 đoạn AND) mARN Protein A – T A T – A U 3nu = 1a.a G – X G X – G X Câu 4. Dạng cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein: mARN *Công thức: Dựa vào số nu ARN: nuARN - Tính số a.a được phân tử ARN tổng hợp = (a.a) 3 nuARN - Tính số a.a được phân tử protein tổng hợp = 1(a.a) 3 nuARN - Tính số a.a được phân tử protein hoàn chỉnh tổng hợp = 2 (a.a) 3 -15-
  16. Trường THCS thị trấn Ôn tập sinh 9 Dựa vào số nu AND (của gen): nuADN - Tính số a.a được phân tử ARN tổng hợp = (a.a) 6 nuADN - Tính số a.a được phân tử protein tổng hợp = 1(a.a) 6 nuADN - Tính số a.a được phân tử protein hoàn chỉnh tổng hợp = 2 (a.a) 6 Tính số nu của gen hoặc ARN khi biết số axit amin của 1 phân tử protein - Tính số nu của đoạn gen (AND) = (số axit amin + 2) x 6 - Tính số nu của đoạn ARN = (số axit amin + 2) x 3 -16-