Bài kiểm tra định kì giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

docx 9 trang Hải Lăng 18/05/2024 1350
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – Khối 4 Môn: Tiếng Việt MA TRẬN Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ và số năng điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL STT Số câu 2 2 1 1 4 2 01 Đọc Hiểu văn bản (4) Câu số 1,2 4,5 7 9 Số điểm 1 1 1 1 2 2 Số câu 1 1 1 1 2 2 02 Đọc hiểu KTTV(3) Câu số 3 6 8 10 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng hợp Số điểm 1,5 1,5 2 2 3 4 Số câu 20% 50% 30% 60% 40% Tỉ lệ % Số điểm 1,5 3,5 2 3 4 CẤU TRÚC Thứ tự MỨC SỐ MẠCH KIÊN Phân môn HÌNH THỨC Câu ĐỘ ĐIỂM THỨC Đọc thành tiếng 2 Đọc thành tiếng Đọc thành tiếng Trả lời câu hỏi 1 Câu 1 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 2 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 3 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Đọc hiểu Câu 4 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 5 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 6 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 7 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 8 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 9 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 10 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Viết (Tập làm văn) Tự luận 10 Tập Làm văn
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 1- LỚP 4 . Năm học: 2023- 2024 Môn: Tiếng việt- Tờ 1 (Thời gian 35 phút) Họ và tên: Lớp Ghi rõ họ tên người coi, Điểm Nhận xét của giáo viên chấm chấm KTĐK GV coi GV chấm 1. 1. II. ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm) Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau: Phần 1:TRẮC NGHIỆM CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 (M1) (0,5đ): Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 2 (M1) (0,5 đ) Người chủ định làm gì với hai hạt lúa? A. Đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó.
  3. B. Đem bán cho người hàng xóm. C. Đem đi cất dấu một nơi thật kín đáo. Câu 3 (M1) (0,5 đ) Vì sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới. C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. Câu 4 (M2) (0,5 đ):Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được ông chủ mang gieo xuống đất để phát triển thành cây lúa có nhiều hạt. C. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. C. Muốn cả thân mình phải nát tan trong đất để mang đến cho đời những hạt lúa mới. Câu 5 (M2) (0,5 đ): Câu nào nêu đúng kết cục của hai hạt lúa ? A.Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì. B.Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. C.Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước. Câu 6 (M2) (0,5 đ): Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? A.Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công B.Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên. C.Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên Phần 2: TỰ LUẬN: Câu 7(M2(1 điểm): Sử dụng các động từ sau (ốm, khát, đau, mệt) để đặt câu phù hợp với tranh. . . Câu 8 (M2) (1điểm): Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
  4. Câu 9(M3)(1,0 điểm): Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây: Khi mẹ vắng nhà, em khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị . gạo Khi mẹ vắng nhà, em . cơm Khi mẹ vắng nhà, em cỏ vườn Câu 10 (M3)(1,0 điểm): Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 1- LỚP 4 . Năm học: 2023- 2024 Môn: Tiếng Việt Tờ 2 (Thời gian 35 phút) Họ và tên: Lớp Ghi rõ họ tên người coi, Điểm Nhận xét của giáo viên chấm chấm KTĐK GV coi GV chấm 1. 1. II/ CHÍNH TẢ: (2 điểm) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiêng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sao kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ IỮA HỌC KÌ 1- LỚP 4 . Năm học: 2023- 2024 Môn: Tiếng Việt tờ 3 (Thời gian 35 phút) Họ và tên: Lớp Ghi rõ họ tên người coi, Điểm Nhận xét của giáo viên chấm chấm KTĐK GV coi GV chấm 1. 1. IV/ TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà em yêu thích .
  7. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM ĐỌC HIỂU Câu Đáp án Điểm Biểu điểm chấm 1 B 0,5 điểm Chấm theo đáp án 2 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 3 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 4 . C 0,5 điểm Chấm theo đáp án 5 B 0,5 điểm Chấm theo đáp án 6 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 7 1.Vì trời nắng không đội mũ nên 1 điểm Nam bị ốm. Nếu HS trả lời khác đáp án Mỗi ý đúng nhưng nội dung phù hợp với 3. Sau khi chơi thể thao, Lan cảm được 0,5 câu hỏi thì được điểm tối đa thấy rất khát nước. điểm 8 Tranh 1: leo núi 1 điểm Tranh 2: cắm trại Nêu đúng Tranh 3: bay, bắt sâu động từ Chấm theo đáp án mỗi tranh Tranh 4: lặn được 0,25 điểm 9 Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng 1 điểm chị giã gạo Mỗi ý đúng Chấm theo đáp án . . Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm được 0,25 Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn. điểm: 10 - Danh từ chung: núi, dòng, sông, 1 điểm nắng, đường, nhà Mỗi ý được Chấm theo đáp án . - Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên 0,5 điểm
  8. Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ. HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH TẢ II/ CHÍNH TẢ: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đẹp, đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm. + Viết chữ rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. + Viết đúng chính tả: 1 điểm *Điểm trừ: - Viết sai phụ âm đầu, phụ âm cuối, vần, dấu thanh và không viết hoa theo đúng quy định: 4 lỗi trừ 0,25 điểm. - Viết sai hoặc thiếu tiếng: 2 tiếng trừ 0,25 điểm. - Viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bài viết bẩn (còn tẩy xóa): trừ 0,25 điểm/ toàn bài. - Viết sai nhiều lỗi giống nhau thì chỉ trừ điểm 1 lần. HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN 1. Học sinh cần đạt những yêu cầu sau: - Thể loại: Kể chuyện - Hình thức: Viết đúng bố cục bài kể chuyện(đủ ba phần: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư); đúng hình thức trình bày; sử dụng câu từ đúng ngữ pháp. 2. Biểu điểm: 2.1. Phần đầu (tối đa 1 điểm) 2.2. Phần chính (tối đa 4 điểm) - Nội dung (tối đa 1,5 điểm) - Kĩ năng (tối đa 1,5 điểm) 2.3. Phần cuối (tối đa 1 điểm)
  9. 3. Trình bày 3.1. Chữ viết, chính tả (tối đa 0,5 điểm) 3.2. Dùng từ, đặt câu (tối đa 0,5 điểm) 3.3. Cảm xúc (tối đa 1 điểm) + Điểm 8: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ). + Điểm 6 – 7,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, sử dụng ít biện pháp nghệ thuật, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. + Điểm 4 – 5,5: Bài viết đạt yêu cầu 1 và 2, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu 3. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. + Điểm 2 – 3,5: Bài viết đạt yêu cầu 1, chưa đảm bảo yêu cầu 2 và 3. Diễn đạt còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả, trình bày bài chưa sạch sẽ. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. + Điểm 0,5 - 1,5: Bài làm lạc đề. Bài làm chưa đạt yêu cầu 2 và 3. Yêu cầu 3 còn diễn đạt lủng củng, viết lan man, không trọng tâm, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.