Tài liệu ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Chuyên đề: Địa lý kinh tế (Có lời giải)

docx 135 trang Thu Mai 07/03/2023 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Chuyên đề: Địa lý kinh tế (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_dia_li_lop_9_chuyen_de_dia_ly_kinh_te_co.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Chuyên đề: Địa lý kinh tế (Có lời giải)

  1. CHỦ ĐỀ 2 ĐỊA LÝ KINH TẾ Nội dung 1: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Câu 1. Trình bày đặc điểm nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. Gợi ý làm bài Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đĩ là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). - Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phĩng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong thời gian đĩ, miền Bắc vừa kiên trì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ chính quyền Sài Gịn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gịn, Đà Nẵng, chủ yếu phục vụ chiến tranh. - Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khĩ khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu. Câu 2. Trình bày sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. Gợi ý làm bài - Chuyến dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực cơng nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng cịn biến động. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nơng nghiệp, các lãnh thổ lập trung cơng nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh kế phát triển năng động. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tố nhiều thành phần. - Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đĩng gĩp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. - Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm cơng nghiệp mới, các vùng chuyên canh nơng nghiệp và sự phát triên các thành phố lơn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tố trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Câu 3. Nét đặc trung của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện ở những mặt nào? Gợi ý làm bài - Nét đặc trưng của quá trình đổi mơi nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thể hiện ở ba mặt chủ yếu: + Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
  2. Câu 4. Hãy nêu một sơ thành tựu và thách thức trong phát triền kinh tế của nước ta. Gợi ý làm bài - Thành tựu: + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố. + Trong cơng nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. + Sự phát triển của nền sản xuất hàng hố hướng ra xuất khẩu dang thúc đẩy họat động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngồi. + Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và tồn cầu. - Thách thức: + Sự phân hố giàu nghèo và tình trạng vẫn cịn các xã nghèo, vùng nghèo. + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, mơi trường bị ơ nhiễm. + Vấn đề việc làm, xĩa đĩi giảm nghèo. + Những bất cập trong sự phát triển văn hố, giáo dục, y tế. + Những khĩ khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Câu 5. Trình bày ý nghĩa của tăng trưởng GDP, những thành tựu và hạn chế về tăng trường GDP của nước ta. Gợi ý làm bài a) Ý nghĩa của tăng trưởng tổng sân phẩm trong nưâc Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cĩ tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta. - Tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyêt việc làm, xĩa đĩi, giảm nghèo b) Thành tựu về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước - Từ 1990 đến năm 2005, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân hơn 7,2%. Việt Nam đứng vào hàng các nền kinh tế cĩ tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và châu Á. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,4% đứng đầu khu vực Đơng Nam Á. - Nơng nghiệp: + An tồn lương thực đã được khẳng định. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. + Chăn nuơi gia súc, gia cầm phát triển với tốc độ nhanh. - Cơng nghiệp: + Đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Từ 1991 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp đạt bình quân trên 14%/năm. + Những sản phẩm cơng nghiệp quan trọng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư nhìn chung đều tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. + Sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên. c) Những hạn chế - Nền kinh tế chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. - Hiệu quâ kinh tế cịn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn yếu.
  3. Câu 6. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. Gợi ý làm bài - Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang cĩ sự chuyển dịch theo hướng: + Tăng tí trọng của khu vực II (cơng nghiệp và xây dựng). + Giảm tỉ trọng của khu vực I (nơng - lâm - ngư nghiệp). + Khu vực III (dịch vụ) cĩ tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. - Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hố. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cịn chậm. - Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ. + Ở khu vực I: • Giảm tỉ trọng ngành nơng nghiệp, lăng tỉ trọng ngành thủy sản. • Trong nơng nghiệp (theo nghĩa hẹp), tí trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuơi tăng. + Ở khu vực II: • Tăng tỉ trọng cơng nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng cơng nghiệp khai thác. • Trong từng ngành cơng nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, cĩ chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình khơng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. + Ở khu vực III: • Đã cĩ những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đơ thị. • Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thơng, tư vấn đầu tư, chuyển giao cơng nghệ, Câu 7. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta. Gợi ý làm bài - Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất cĩ quy mơ lớn. - Việc phát huy thế thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hĩa sản xuất giữa các vùng trong nước. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2000 - 2007. Gợi ý làm bài Dựa vào biểu đồ GDP và tốc độ lăng trưởng qua các năm (theo giá thực tế), ta lập được bảng sau: GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
  4. GDP (nghìn tỉ đồng) 441,6 481,3 535,7 613,4 715,3 839,2 974,3 1.143,7 Tốc độ tăng trưởng (%; năm 100,0 109,0 121,3 138,9 162,0 190,0 220,6 259,0 2000 = 100%) Nhận xét - Trong giai đoạn 2000 - 2007, GDP của nước ta liên lục tăng lừ 441,6 nghìn tỉ đồng (năm 2000) lên 1143,7 nghìn tỉ đồng (năm 2007), gấp 2,59 lần. - Tốc độ tăng trưởng GDP cũng liên tục tăng trong giai đoạn trên với tốc độ khá cao. Giải thích Giá trị GDP và tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng và khá ổn định trong giai đoạn trên là do kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: + Khai thác và sử dụng cĩ hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên. + Nguồn lao động ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế ngày càng được hồn thiện. + Hiệu quả từ việc đấy mạnh quan hệ hợp tác thương mại quốc tế. + Định hướng và chính sách phát triển đúng đắn của Nhà nước, Câu 9. Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị: tỉ đồng) Nơng - lâm - ngư Cơng nghiệp - xây Năm Dịch vụ nghiệp dựng 1990 16.252 9.513 16.190 1995 62.219 65.820 100.853 1997 80.826 100.595 132.202 2000 108.356 162.220 171.070 2005 176.402 348.519 389.080 2010 407.647 824.904 925.277 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010. b)Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đĩ. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 Năm Nơng - lâm - ngư Cơng nghiệp - xây Dịch vụ nghiệp dựng 1990 38,7 22,7 38,6 1995 27,2 28,8 44,0
  5. 1997 25,8 32,1 42,1 2000 24,5 36,7 38,8 2005 19,3 38,1 42,6 2010 18,9 38,2 42,9 - Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010) b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Cơ cấu các khu vực kinh tế cĩ sự chuyển biến rõ rệt. - Tỉ trọng nơng, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng cơng nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng). * Giải thích - Theo xu thế chung của thế giới. - Do cơng cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu. - Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Câu 10. Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010 (Đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2010 Kinh tế Nhà nước 170.141 668.300 Kinh tế ngồi Nhà nước 212.879 941.800 Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi 58.626 370.814 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê, 2011) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010.
  6. b) Rút ra nhận xét cần thiết từ biểu đồ đã vẽ. Gợi ý làm bài a) Vẽ biếu dồ - Xử lí số liệu: + Tính cơ cấu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2010 Kinh tế Nhà nước 38,5 33,7 Kinh tế ngồi Nhà nước 48,2 47,6 Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi 13,3 18,7 + Tính bán kính đường trịn (r): * r2000 1,0 đvbk 1980914 * r 2,1 đvbk 2000 441646 - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010 b) Nhận xét - Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta ở cả hai năm 2000 và 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngồi Nhà nước, tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phẩn kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi. - Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ câu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế cĩ sự thay đổi: tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngồi Nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi lăng nhanh.
  7. Nội dung 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NƠNG NGHIỆP Câu 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nơng nghiệp ở nước ta. Gợi ý làm bài a) Các nhân tố tự nhiên Sự phát triển và phân bố nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: đất, khí hậu, nước và sinh vật. * Tài nguyên đất - Đất là tài nguyên vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất khơng thể thay thế được của ngành nơng nghiệp. - Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng. Hai nhĩm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit. + Đất phù sa cĩ diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung ở đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. + Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngơ, đậu tương, - Hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp ở nước ta là hơn 9 triệu ha. * Tài nguyên khí hậu - Nước ta cĩ khí hậu nhiệt đới giĩ mùa ẩm. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, cĩ thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây cơng nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. - Khí hậu nước ta cĩ sự phân hố rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta cĩ thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ơn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng. - Tuy nhiên bão, giĩ Tây khơ nĩng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nĩng ẩm và các thiên tai khác như sương muối, rét hại, gây tổn thất khơng nhỏ cho nơng nghiệp. * Tài nguyên nước - Nước ta cĩ mạng lưới sơng ngịi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sơng đều cĩ giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khơ; điển hình là ở các vùng chuyên canh cây cơng nghiệp của Tây Nguyên và Đơng Nam Bộ. - Tuy nhiên ở nhiều lưu vực sơng, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; cịn về mùa khơ lại thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưới. * Tài nguyên sinh vật Nước ta cĩ tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuơi; trong đĩ nhiều giống cây trồng, vật nuơi cĩ chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. b) Các nhân tố kinh tế - xã hội * Dân cư và lao động nơng thơn
  8. - Năm 2003, nước ta cĩ khoảng 74% dân số sống ở vùng nơng thơn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp. - Người nơng dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp, gắn bĩ với đất đai; khi cĩ chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nơng dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình. * Cơ sở vật chất - kĩ thuật - Các cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuơi ngày càng được hồn thiện. Đĩ là hệ thống thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ trồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuơi, - Cơng nghiệp chế biến nơng sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã gĩp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nơng nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. * Chính sách phát triển nơng nghiệp Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nơng dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nơng nghiệp. Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nơng nghiệp hướng ra xuất khẩu, * Thị trường trong và ngồi nước Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuơi. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của thị trường trong nước cịn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp ở nhiều vùng cịn khĩ khăn. Biến động của thị trường xuất khấu nhiều khi ảnh hưởng xấu tới sự phát triển một số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả, một số thủy hải sản, Câu 2. Việc phát triển và phân bố cơng nghiệp chế biến cĩ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nơng nghiệp? Gợi ý làm bài - Tiêu thụ nơng sản, giúp nơng nghiệp phát triển ổn định. - Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nơng sản. - Nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh. Đẩy nhanh quá trình chuyển từ nền nơng nghiệp cố truyền sang nền nơng nghiệp hàng hĩa. Câu 3. Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ mùa đến sản xuất nơng nghiệp ở nước ta. Gợi ý làm bài a) Thuận lợi - Nước ta cĩ khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, cĩ thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuơi đa dạng. - Khí hậu nước ta cĩ sự phân hố rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nươc la cĩ thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ơn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng. b) Khĩ khăn - Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, giĩ Tây khơ nĩng, sương muối, ) gây thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp.
  9. - Khí hậu nĩng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuơi. Câu 4. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nơng nghiệp ở nước ta? Gợi ý làm bài Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nơng nghiệp ở nước ta vì các lí do chính sau đây: - Chống úng, lụt trong mùa mưa bão. - Đảm bảo nước tưới trong mùa khơ. - Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác. - Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Câu 5. Tại sao cơ cấu cây trồng nước ta lại rất đa dạng? Gợi ý làm bài - Do khí hậu nước ta cĩ sự phân hố Bắc - Nam, phân hố theo độ cao. - Do khí hậu cĩ sự phân hố theo mùa. Câu 6. Vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nơng nghiệp. Gợi ý làm bài Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nơng nghiệp Hệ thống Hệ thống Hệ thống Các cơ sở Nội dung 2: thủy lợi dịch vụ dịch vụ vật chất – kĩ DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐtrồng trọt chăn nuơi thuật Câu 1. Nêu đặc điểm dân số nước ta. Tại sao dân số đơng cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta? Gợi ý làm bài a) Đặc điểm của dân số nước ta - Đơng dân, cĩ nhiều thành phần dân tộc. + Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới). + Nước ta cĩ 54 thành phần dân tộc. + Nước ta cịn cĩ khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngồi. - Dân số cịn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu cĩ hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số cĩ xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Nước ta cĩ cơ cấu dân số trẻ và đang cĩ sự biến đổi nhanh chĩng về cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi. + Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0-14 giảm (dẫn chứng). + Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 15 đến 59 tăng (dẫn chứng). + Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng).
  10. b) Giải thích: Dân số đơng vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 2. Chứng minh rằng dân số nước ta cịn tăng nhanh. Gợi ý làm bài Dân số nước ta cịn tăng nhanh. - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn cịn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 - 2005). - Do quy mơ dân số đơng nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu . Câu 3. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? Gợi ý làm bài - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh, vì nước ta cĩ quy mơ dân số đơng, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Câu 4. Nêu hậu quả của của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta. Gợi ý làm bài Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế cịn chậm phát triển dẫn tới hậu quả: - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta cịn gặp nhiều khĩ khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn cịn cao. + Khĩ cĩ thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế cịn chậm phát triển. + Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm. - Sức ép đối với tài nguyên mơi trường: + Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức. + Mơi trường ơ nhiễm. + Khơng gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp, - Sức ép đối với chất lượng cuộc sống: + Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao. + GDP/người thấp. + Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hố, cơ sở hạ tầng, + Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn. Câu 5. Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi cĩ vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Gợi ý làm bài - Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho biết nước ta cĩ dân số trẻ hay dân số già.
  11. Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi và theo giới tính ở nước ta năm 1999 và năm 2007. Gợi ý làm bài - Cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi: + Năm 1999: Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi khá lớn, chiếm 33,5% dân số. Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm 58,4% dân số. Tỉ lệ nhĩm tuổi lừ 60 tuổi trở lên nhỏ nhất, chiếm 8,19% dân số. + Năm 2007: Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0-14 tuổi khá lớn, chiếm khoảng 25% dân số. Tỉ lệ nhĩm tuổi lừ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm khoảng 66%. Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 9% dân số. + Năm 2007 so với năm 1999: Tỉ lệ dân số thuộc nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm, tỉ lệ dân số thuộc nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi và nhĩm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng. Cơ cấu dân số nước ta đang cĩ sự chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn là nước cĩ kết cấu dân số trẻ. - Cơ cấu dân số theo giới tính: + Ở nước ta, tỉ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới và đang tiến tới sự cân bằng. + Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các nhĩm tuổi. Ở nhĩm tuổi 0 - 14 tuổi, tỉ lệ nam cao hơn so với nữ; ở nhĩm tuổi 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên, tỉ lệ nữ cao hơn so vơi nam. Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân. b) Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta cĩ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Gợi ý làm bài a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi Nước ta cĩ cơ cấu dân số trẻ nhưng đang cĩ xu hướng già hố. - Tỉ lệ nhĩm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang cĩ xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang cĩ xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hĩa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hố gia đình ngày càng được nâng cao). - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và cĩ xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đĩ. - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang cĩ xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên. b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  12. - Khĩ khăn: + Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn. + Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hố, giáo dục, y tế. + Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn cịn cao. Câu 8. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. Gợi ý làm bài - Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: + Về kinh tế: gĩp phần nâng cao năng suất lao động, gĩp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người, + Về chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện để nâng cao chất lượng về y tế, chăm sĩc sức khỏe, giáo dục, cải thiện đời sống, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ, + Về mơi trường: giảm sức ép đối với tài nguyên, mơi trường. - Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số: + Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo xu hướng tăng tỉ lệ nhĩm từ 60 tuổi trở lên và giảm tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi. Điều đĩ cho thấy tỉ lệ sinh của nước ta đang cĩ xu hướng giảm, sự phát triển dân số đang được điều chỉnh phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội. + Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi như trên sẽ gĩp phần hạn chế được một số hậu quả do sự gia tăng dân số nhanh đem lại. Câu 9. Di dân ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tỉnh và độ tuổi ở Đơng Nam Bộ trong thời gian gần đây như thế nào? Gợi ý làm bài - Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính: Đơng Nam Bộ cĩ tỉ lệ giới tính thấp nhất cả nước hiện nay do luồng nhập cư nhiều nữ (do ở đây tập trung nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất với nhiều ngành cơng nghiệp nhẹ, thu hút nhiều lao động nữ từ các vùng khác đến). - Ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số lao động trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao động hiện tại của vùng lớn. Câu 10. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhĩm tuổi ở Việt Nam (%) Nhĩm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0 - 14 21,8 20,7 20,1 18,9 17,4 16,1 15 - 59 23,6 26,6 25,6 28,2 28,4 30,0 60 tr lên 2,9 4,2 3,0 4,2 3,4 4,7 Tổng 48,5 51,5 48,7 51,3 49,2 50,8 a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhĩm tuổi. Sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi cĩ ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta? b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
  13. Gợi ý làm bài a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhĩm tuổi * Nhận xét - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống cịn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999). - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999). - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999). Kết luận: Nước ta cĩ cơ cấu dân số trẻ và đang cĩ xu hướng già hố. * Nguyên nhân - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hố gia đình ngày càng được nâng cao. - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đĩ. - Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng. * Ảnh hưởng - Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn cịn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hố, cũng cần được quan tâm giải quyết. - Cơ cấu dân số trẻ nên cĩ lực lượng lao động dồi dào, năng động, cĩ khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn. - Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính - Ở nhĩm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. - Ở nhĩm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ. - Tỉ lệ giới tính nước ta luơn cĩ sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn. + Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%. + Tỉ lệ nam giới cĩ xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng). Câu 11. Cho bảng số liệu sau: Dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 - 2009 Năm Số dân (triệu người) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1960 30,2 3,9 1965 34,9 2,9 1970 41,0 3,2 1979 52,7 2,5
  14. 1989 64,6 2,1 1999 76,3 1,4 2009 86,0 1,1 a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mơ và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 - 2009. b) Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện quy mơ và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2009 b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét Trong giai đoạn 1960 - 2009: - Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, từ 30,2 triệu người (năm 1960) lên 86,0 triệu người (năm 2009), tăng 55,8 triệu người (tăng gấp 2,85 tần), trung bình tăng 1,14 triệu người/năm. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cĩ xu hướng giảm, từ 3,9% (năm 1960) xuống cịn 1,1% (năm 2009), giảm 2,8% . * Giải thích - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm. - Dân số nước ta tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mơ dân số ngày càng lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đơng, nên dân số hàng năm vẫn tăng nhanh. Câu 12. Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2011 (Đơn vị: %o) Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử
  15. 1960 46 12 1989 31,3 8,4 1965 37,8 6,7 1993 28,5 6,7 1970 34,6 6,6 1999 23,6 7,3 1976 39,5 7,5 2006 19,0 5,0 1979 32,2 7,2 2009 17,6 6,8 1985 28,4 6,9 2011 16,6 6,9 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1960 - 2011. b) Rút ra nhận xét cần thiết. Gợi ý làm bài Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1960 - 2011 b) Nhận xét - Tỉ suất sinh của nước ta cĩ xu hướng giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 2011, giảm từ 46,0%o xuống cịn 16,6%o, giảm 29,4%o. - Tỉ suất tử giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 1965 (giảm 5,3%o), sau đĩ dao động trong khoảng 5%o đến 8,4%o trong suốt giai đoạn 1965 - 2011. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta cĩ xu hướng ngày càng giảm nhanh, từ 3,4% (năm 1960) xuống cịn 0,97% (năm 2011), giảm 2,43%. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khơng đều giữa các giai đoạn: + Giai đoạn 1960 - 1976: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, trung bình trên 3%. + Giai đoạn 1979 - 1993: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn cịn cao trên 2%.
  16. + Giai đoạn 1999 - 2011: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh và dao động trong khoảng 0,97% - 1,63%. Câu 13. Cho bảng số liệu sau: Dân số nước ta phân theo nhĩm tuổi, năm 1989, 1999, 2009 Năm Tổng số Nhĩm tuổi (%) (triệu người) 0 - 14 15 - 59 Từ 60 tr lên 1989 64,4 39,0 53,8 7,2 1999 76,6 33,5 58,4 8,1 2009 86,0 25,0 66,1 8,9 a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mơ và cơ cấu dân số phân theo nhĩm tuổi của nước ta trong ba năm 1989, 1999 và 2009. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi của nước ta trong giai đoạn 1989 - 2009. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ - Tính bán kính đường trịn ( r1989 , r1999 , r2009 ): + r1989 1,0 đvbk 76,6 + r =1,09 đvbk 1999 64,4 86,0 r =1,16 đvbk 20009 64,4 - Vẽ: Biểu đồ thể hiện quy mơ và cơ cấu dân số phân theo nhĩm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009
  17. b) Nhận xét và giải thích - Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhĩm tuổi của nước ta cĩ sự thay đổi khá rõ rệt: + Tỉ lệ nhĩm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%. + Tỉ lệ nhĩm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%. + Tỉ lệ nhĩm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.  Qua đĩ cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. - Nguyên nhân: + Do chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân khơng ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh. + Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình. Nội dung 3: ĐẶC ĐIỂM NỀN NƠNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khĩ khăn về mặt tự nhiên đối với nền nơng nghiệp nhiệt đới nước ta. a) Thuận lợi - Khí hậu: + Nhiệt đới ẩm giĩ mùa: • Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm 220 – 270C; tổng lượng nhiệt họat động: 8000()C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đốn 3000 giờ/năm. • Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm. • Giĩ mùa: giĩ mùa Đơng Bắc vào mùa đơng ở miền Bắc gây thời tiết lạnh, khơ (vào nửa đầu mùa đơng) và lạnh, ẩm (vào nửa sau mùa đơng); giĩ mùa Tây Nam (mùa hạ). + Phân hố:
  18. • Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam): ở miền Bắc cĩ mùa đơng lạnh, ở miền Nam, nhiệt độ cao quanh năm. • Theo mùa: mùa khơ và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đơng ở miền Bắc. • Theo độ cao: khí hậu cĩ sự phân hố thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600 - 700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2600m là vành đai ơn đới trên núi. + Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nơng nghiệp nhiệt đới: • Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm. • Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh. • Cĩ sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi. • Tập đồn cây trồng, vật nuơi đa dạng: nhiệt đới, cận nhiệt và ơn đới do cĩ mùa đơng lạnh. - Địa hình và đất đai: + 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính: đồng bằng, trung du miền núi. + Đất đai cũng cĩ sự phân hố giữa các vùng: hệ đất đai phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du và miền núi. + Địa hình và đất đai cĩ những thuận lợi đối với nền nơng nghiệp nhiệt đới: • Cĩ các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. • Cụ thể là cây dài ngày (cây cơng nghiệp, cây ăn quả), chăn nuơi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuơi thuỷ sản, thâm canh, lăng vụ ở đồng bằng. b) Khĩ khăn -Tính chất bấp bênh của nền nơng nghiệp nhiệt đới. + Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đĩ là đất đai. + Khí hậu nước ta cĩ sự phân hố đa dạng và phức tạp. Điều đĩ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nơng nghiệp. - Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới giĩ mùa gây ra: + Thiên tai: lũ, lụt, hạn hán, bão, + Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuơi. Câu 2. Chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng cĩ hiệu quả nền nơng nghiệp nhiệt đới. Gợi ý làm bài - Các tập đồn cây, con dược phân bố phù hợp hơn vơi các vùng sinh thái nơng nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ cĩ những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và cĩ thể thu họach trước mùa bão, lụt hay hạn hán. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh họat động vận tải, áp dụng rộng rãi cơng nghiệp chế biến và bảo quản nơng sản. Việc trao đổi nơng sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và cĩ hiệu quâ. - Đẩy mạnh sản xuất nơng sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả ) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nơng nghiệp nhiệt đới. Câu 3. Phân biệt một số nét khác nhau cơ bắn giữa nơng nghiệp cổ truyền và nơng nghiệp hàng hố. Gợi ý làm bài
  19. Nền nơng nghiệp cổ truyền Nền nơng nghiệp hàng hĩa - Sán xuất quy mơ lớn, sử dụng nhiều - Sản xuất nhỏ, cơng cụ thủ cơng máy mĩc - Năng suất lao động thâp - Năng suất lao động cao - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là - Sản xuất hàng hĩa. chuyên mơn chính hĩa. Liên kết nơng - cơng nghiệp - Người sản xuất quan tâm nhiều đến - Người sân xuất quan tâm nhiều hơn sản lượng đến lợi nhuận Câu 4. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn nước ta. Gợi ý làm bài - Kinh tế nơng thơn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: họat động phi nơng nghiệp cĩ xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nơng nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ cấu sản phẩm cũng cĩ sự thay đổi. - Cơ cấu thành phần kinh tế nơng thơn được đa dạng hố gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh, ), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương quan giữa các thành phần cĩ sự thay đổi. - Kinh tế nơng thơn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hố trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa. Nội dung 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Câu 1. Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố khơng đều. Nêu nguyên nhân. b) Sự phân bố dân cư khơng đều cĩ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta? Nêu phương hướng giải quyết. Gợi ý làm bài a) Dân cư nước ta phân bố khơng đều * Phân bố khơng đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi - Dân cư tập trung đơng đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: + Đồng bằng sơng Hồng phần lớn cĩ mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. + Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sơng Cửu Long và một số vùng ven biển cĩ mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2. - Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên cĩ mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2. * Phân bố khơng đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam - Đồng bằng sơng Hồng cĩ mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ cĩ mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2. - Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang cĩ mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2. * Phân bố khơng đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư - Đồng bằng sơng Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đơng và nam cĩ mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đơng bắc và tây nam của đồng bằng cĩ mật độ dân số thấp hơn
  20. - Đồng bằng sơng Cửu Long vùng ven sơng Tiền và sơng Hậu cĩ mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang cĩ mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2. * Phân bố dân cư khơng đều giữa thành thị và nơng thơn: 72,6% dân số sống ở nơng thơn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007). b) Nguyên nhân - Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố: + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, ). + Lịch sử khai thác lãnh thổ. + Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. - Dân cư tập trung đơng đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây cĩ điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, cĩ cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm cơng nghiệp, - Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì cĩ nhiều khĩ khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khĩ khăn, c) Hậu quả và hướng giải quyết * Hậu quả Sự phân bố dân cư khơng đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khĩ khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. * Hướng giải quyết - Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng. - Phát triển kinh tế, văn hố, xã hội ở miền núi. - Hạn chế nạn di dân tự do. Câu 2. Nêu sự khơng hợp lí trong phân bố dân cư giữa dồng bằng với trung du, miền núi nước ta. giải pháp để khắc plhục tình trạng này? Gợi ý làm bài - Sự khơng hợp lí trong phân bố dân cư: + Ở đồng bằng: tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dân số đơng, mật độ dân số cao gây khĩ khăn cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và gây áp lực với mơi trường. + Ở trung du, miền núi: tiềm lực tự nhiên cịn lớn nhưng ít dân, mật độ dân số thấp gây khĩ khăn cho việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội. - Giải pháp: + Thực hiện các chiến lược về dân số: chuyển cư, kế hoạch hố dân số (miền núi , đồng bằng) + Phát triển kinh tế - xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng (miền núi , đồng bằng). Câu 3. Trình bày nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Vì sao phải thực hiện chiến lược đĩ? Gợi ý làm bài a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn lao động của nước ta
  21. - Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hĩa gia đình. - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nơng thơn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, cĩ giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu cĩ tay nghề cao, cĩ tác phong cơng nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơng nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển cơng nghiệp nơng thơn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đĩ? - Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động. + Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn cịn cao (1,32%o năm trong giai đoạn 2002 - 2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. + Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng: • Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước. • Giữa thành thị với nơng thơn: dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nơng thơn chiếm 73,1% (năm 2005). • Sự phân bố dân cư khơng hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khĩ khăn, + Chất lượng cuộc sống của người dân cịn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động cịn hạn chế (lao động cĩ việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75% - năm 2005) và phân bố khơng đều giữa các vùng, giữa thành thị và nơng thơn. - Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 4. Trình bày đặc điểm quần cư nơng thơn và quần cư thành thị ở nước ta. Gợi ý làm bài a) Quần cư nơng thơn - Là điểm dân cư ở nơng thơn với quy mơ dân số khác nhau. Các điểm dân cư cĩ tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường, ), buơn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sĩc (người Khơ-me). - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nơng thơn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ. - Cùng với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, diện mạo làng quê đang cĩ nhiều thay đổi. Tỉ lệ người khơng làm nơng nghiệp ở nơng thơn ngày càng tăng. b) Quần cư thành thị
  22. - Các đơ thị, nhất là các đơ thị lớn của nước ta cĩ mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đơ thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngồi ra cịn cĩ kiểu nhà biệt thự, nhà vườn, - Các đơ thị của nước ta phần lớn cĩ quy mơ vừa và nhỏ, cĩ chức năng chính là hoạt động cơng nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học kĩ thuật quan trọng. Câu 5. Trình bày đặc điểm đơ thị hĩa ở nước ta. Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng? Gợi ý làm bài a) Đặc điểm đơ thị hĩa - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn cịn thấp (27,4% năm 2007). - Quá trình đơ thị hố ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mơ các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nơng thơn. Tuy nhiên, trình độ đơ thị hố cịn thấp (cơ sở hạ tầng của các đơ thị như: hệ thống giao thơng, điện, nước, các cơng trình phúc lợi xã hội, vẫn cịn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới). - Phần lớn các đơ thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. b) Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là do nước ta đang diễn ra quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố; đồng thời đơ thị cĩ điều kiện sống thuận lợi hơn. Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết những biểu hiện nào phản ánh quá trình đơ thị hố ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao nhưng trình độ đơ thị hố vẫn cịn thấp. Gợi ý làm bài - Tốc độ đơ thị hĩa cao: + Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: năm 1960: 15,7%, năm 1989: 20,1%, năm 2007: 27,4%. + Mạng lưới đơ thị phát triển cả về số lượng và quy mơ các thanh phố. - Trình độ đơ thị hố thấp: + Tỉ lệ dân thành thị nước ta cịn thấp so với các nước trong khu vực. + Ọuy mơ đơ thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đơ thị trên 1 triệu người khơng nhiều. + Cơ sở hạ tầng của các đơ thị (hệ thống giao thơng, điện, nước, các cơng trình phúc lợi xã hội, ) vẫn cịn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên 6 đơ thị cĩ số dân đơng nhất ở nước ta. Trong số các đơ thị đĩ, đơ thị nào trực thuộc tỉnh ? b) Giải thích vì sao đơ thị là nơi dân cư tập trung đơng đúc? Gợi ý làm bài a) 6 đơ thị cĩ số dân đơng nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hồ. Đơ thị trực thuộc tỉnh: Biên Hồ. b) Đơ thị là nơi dân cư tập trung đơng đúc, vì: - Đơ thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp. - Cĩ khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đơ thị. - Cĩ cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cĩ sức hút đối với đầu tư trong và ngồi nước,
  23. Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức dã học, hãy trình bày sự phân bố các loại đơ thị của nước ta. Gợi ý làm bài Đơ thị nước ta phân bố khơng đều giữa các vùng. - Các đơ thị lớn tập trung ở hai vùng cĩ nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sơng Hồng và vùng phụ cận, Đơng Nam Bộ. + Đồng bằng sơng Hồng và vùng phụ cận: cĩ 2 đơ thị cĩ quy mơ dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đơ thị đặc biệt), Hải Phịng (đơ thị loại 1) cùng các đơ thị quy mơ dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đơ thị cĩ quy mơ dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người). + Đơng Nam Bộ: cĩ Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất (đơ thị đặc biệt, quy mơ dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hịa (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đơ thị loại 3, quy mơ dân số dưới 100000 người) và các cấp đơ thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xồi. - Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sơng Cửu Long, các đơ thị tập trung thành dải. + Duyên hải miền Trung: Các đơ thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đĩ lớn nhất là Đà Nẵng (đơ thị loại 1, quy mơ dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đơ thị loại 1, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hĩa (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hịa, Phan Rang - Tháp Chàm (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), + Đồng bằng sơng Cửu Long: đơ thị tập trung thành dải ven sơng Tiền, sơng Hậu khá rõ rệt. Đơ thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đơ thị loại 2, quy mơ dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đơ thị Long Xuyên, Rạch Giá (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sĩc Trăng, Cà Mau (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đơ thị loại 4, quy mơ dân số dưới 100.000 người). - Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên cĩ mức độ tập trung đơ thị thấp, quy mơ đơ thị nhỏ hơn so với vùng trên. + Miền núi Bắc Bộ: các đơ thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đơ thị loại 3, quy mơ dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đơ thị loại 4, quy mơ dân số dưới 100.000 người), + Tây Nguyên: đơ thị lớn nhất là Buơn Ma Thuột (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đơ thị loại 2, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đơ thị loại 3, quy mơ dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đơ thị loại 4, quy mơ dân số dưới 100.000 người)
  24. Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đơ thị của Đồng bằng sơng Hồng với Đồng bằng sơng Cửu Long. Gợi ý làm bài - Giống nhau: + Mạng lưới đơ thị tương đối dày đặc. + Cĩ nhiều đơ thị với qui mơ trung bình và lớn; đều cĩ chức năng đa dạng: hành chính, cơng nghiệp, kinh tế, - Khác nhau: + Đồng bằng sơng Hồng cĩ số lượng đơ thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSH: 12 đơ thị; ĐBSCL: 16 đơ thị). + Quy mơ dân số đơ thị Đồng bằng sơng Hồng lớn hơn Đồng bằng sơng Cửu Long. + Phân cấp đơ thị: Đồng bằng sơng Hồng cĩ đầy đủ 5 cấp đơ thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ 3 cấp đơ thị (loại 2, 3, 4). + Chức năng đơ thị Đồng bằng sơng Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sơng Cửu Long. + Phân bố mạng lưới đơ thị Đồng bằng sơng Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sơng Cửu Long phân bố khơng đều, tập trung dày đặc ven sơng Tiền, sơng Hậu. Rìa Đồng bằng sơng Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đơ thị thưa hơn. Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đơ thị giữa hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Gợi ý làm bài a) Giống nhau - Đơ thị của hai vùng đều cĩ quy mơ trung bình và nhỏ. - Mỗi vùng đều cĩ đơ thị với quy mơ 200.001 - 500.000 người. - Đều cĩ một số chức năng: + Hành chính + Cơng nghiệp + Chức năng khác - Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán. b) Khác nhau * Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên) - Về quy mơ: tuy nhiều hơn về số lượng đơ thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mơ dân số. Cụ thể: + Cĩ 2 đơ thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long). + Cĩ 3 đơ thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả). + Cịn lại, các đơ thị khác dưới 100.000 người. - Về phân cấp đơ thị: cĩ 3 đơ thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), cịn lại là loại 3, 4. - Về chức năng: cĩ 4 đơ thị với chức năng là trung tâm cơng nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả). - Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng cịn lại, mật độ đơ thị thưa.
  25. * Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ) - Về quy mơ: số lượng đơ thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mơ dân số. Cụ thể: + Cĩ 1 đơ thị từ 200.001 - 500.000 người (Buơn Ma Thuột). + Cĩ 4 đơ thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc). + Cĩ 3 đơ thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa). - Về phân cấp cĩ 2 đơ thị loại 2 (Buơn Ma Thuột và Đà Lạt), cịn lại là loại 3 và 4. - Chức năng cơng nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm cơng nghiệp, chưa cĩ các trung tâm cơng nghiệp. - Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ. Câu 11. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đơ thị hố ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội. Gợi ý làm bài - Đơ thị hĩa cĩ tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các đơ thị cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đơ thị đĩng gĩp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP cơng nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hố lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đơng đảo lực lượng lao động cĩ trình độ chuyên mơn kĩ thuật; cĩ cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cĩ sức hút đối với đầu tư trong nước và ngồi nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đơ thị cĩ khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tuy nhiên, quá trình đơ thị hố cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ơ nhiễm mơi trưởng, an ninh trật tự xã hội Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự thay đổi quy mơ dân số thành thị và dân số nơng thơn nước ta trong giai đoạn 1960 - 2007. Tại sao phần lớn dân cư nước ta sống ở nơng thơn? Gợi ý làm bài a) Nhận xét Giai đoạn 1960 - 2007: - Dân số thành thị và dân số nơng thơn nước ta đều tăng. + Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần. + Dân số nơng thơn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần. - Dân số thành thị cĩ tốc độ tăng nhanh hơn dân số nơng thơn. b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nơng thơn, vì - Trình độ phát triển kinh tế nước ta cịn thấp, nền kinh tế nơng nghiệp vẫn là chủ yếu. - Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình cơng nghiệp hĩa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đơ thị hĩa, trình độ đơ thị hĩa chưa cao, phần lớn các đơ thị thuộc loại vừa và nhỏ. - Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài. Câu 13. Cho bảng số liệu:
  26. Số dân nước ta (triệu người) Năm 1995 2000 2005 2010 Tổng số dân 72,0 77,6 82,4 86,9 Trong đĩ số dân thành thị 14,9 18,7 22,3 26,5 a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta theo bảng số liệu trên. b) Vì sao ở nước ta số dân thành thị lại tăng nhanh hơn số dân nơng thơn? Gợi ý làm bài a) Tính tỉ lệ dân thành thị Năm 1995 2000 2005 2009 Tỉ lệ dân thành thị (%) 20,7 24,1 27,1 30,5 b) Ở nước ta, số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nơng thơn do: kết quả của quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Dân cư nơng thơn di cư vào các đơ thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, đổi đời; hiện tượng đơ thị hố ở nơng thơn được đẩy mạnh. Câu 14. Cho bảng số liệu sau: Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (triệu người/km2) Năm 1989 2012 Các vùng Cả nước 195 268 Trung du và miền núi Bắc Bộ 103 120 Đồng bằng sơng Hồng 784 961 Bắc Trung Bộ 167 198 Duyên hải Nam Trung Bộ 148 202 Tây Nguyên 45 98 Đơng Nam Bộ 333 644 Đồng bằng sơng Cửu Long 359 429 Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta. Gợi ý làm bài - Sự phân bố dân cư nước ta khơng đều giữa các vùng: + Vùng cĩ mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sơng Hồng, tiếp đến là Đơng Nam Bộ, sau đĩ là Đồng bằng sơng Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng cĩ mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012). + Các vùng cĩ mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sơng Hồng, Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long. Các vùng cịn lại đều cĩ mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước. Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố: • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  27. • Lịch sử khai thác lãnh thổ. • Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. - Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng cĩ sự khác nhau. + Tây Nguyên cĩ tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đơng Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, ; Trung du và miền núi Bắc Bộ cĩ tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng. + Các vùng cĩ tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ. Các vùng cịn lại thấp hơn. Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố: • Quy mơ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. • Chuyển cư. • Sự phát triển của nền kinh tế. Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Diện tích, dân số phân theo vùng của nước ta, năm 2012 Vùng Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Cả nước 88.772,9 330.951,1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1 1.400,2 95.272,3 Đồng bằng sơng Hồng 20.236,7 21.050,9 Bắc Trung Bộ 10.189,6 51.459,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 89.84,0 44.376,8 Tâv Nguyên 5.379,6 54.641,1 Đơng Nam Bộ 15.192,3 23.598,0 Đồng bằng sơng Cửu Long 17.390,5 40.553,1 (Nguồn: Tổng cục Thơng kê, Hà Nội) a) Tính mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2012. b) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng năm 2012. c) Nhận xét về sự phân bố dân cư của nước ta. Gợi ý làm bài a) Tính mật độ dân số Vùng Mật độ dân số (/km2) Cả nước 268 Trung du và miền núi Bắc Bộ 120 Đồng bằng sơng Hồng 961 Bắc Trung Bộ 198 Duyên hải Nam Trung Bộ 202 Tây Nguyên 98 Đống Nam Bộ 644
  28. Đồng bằng sơng Cửu Long 429 b) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng, năm 2012 c) Nhận xét - Dân cư nước ta phân bố khơng đều giữa các vùng - Vùng cĩ mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sơng Hồng, tiếp đến là Đơng Nam Bộ, sau đĩ là Đồng bằng sơng Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng). Chênh lệch giữa vùng cĩ mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần. - Các vùng cĩ mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sơng Hồng, Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long. Các vùng cịn lại đều cĩ mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước. Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: triệu người) Năm Tổng số dân Số dân thành thị 1990 66,0 12,9 1995 72,0 14,9 2000 77,6 18,7 2005 82,4 22,3 2007 84,2 23,7
  29. 2010 86,9 26,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội) a) Tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 - 2010. b) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn trên. c) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích. Gợi ý làm bài a) Tính tỉ lệ dân thành thị Số dân thành thị Cách tính: Tỉ lệ dân thành thị 100 Tổng số dân Năm Tỉ lệ dân thành thị (%) 1990 19,5 1995 20,7 2000 24,1 2005 27,1 2007 28,1 2010 30,5 b) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
  30. c) Nhận xét và giải thích * Nhận xét Trong giai đoạn 1990 - 2010: - Số dân thành thị liên tục tăng với tốc độ tăng khá nhanh, từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 26,5 triệu người (năm 2010), tăng 13,6 triệu người (tăng gấp 2,05 lần). - Tỉ lệ dân thành thị nước ta cũng tăng đáng kể trong giai đoạn trên, từ 19,5% (năm 1990) lên 30.5% (năm 2010), tăng 11,0%. * Giải thích Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng là do trong những năm gần đây quá trình đơ thị hố ở nước ta diễn ra khá nhanh, số lượng các đơ thị ngày càng tăng, quy mơ các đơ thị ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố chưa cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cũng chưa cao. Câu 17. Cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển dân số Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2010 Năm Tổng số dân Số dân thành thị Tỉ lệ gia tăng dân số tự (nghìn người) (nghìn người) nhiên (%) 1995 71995,5 14938,1 1,65 2000 77630,9 18725,4 1,36
  31. 2005 82392,1 22332,0 1,33 2007 84218,5 23746,3 1,16 2010 86932,5 26515,9 1,03 (Nguồn: Tổng cục Thơng kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số từ bảng số liệu đã cho. b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010. Gợi ý làm bài Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010 b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Dân số tăng nhanh (từ năm 1995 đến năm 2010 tăng thêm 14937 nghìn người, tăng trung bình năm 995,8 nghìn người). - Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ 14938,1 nghìn người năm 1995 lên 26515,9 nghìn người năm 2010, tăng 11577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần). Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (từ 20,7% năm 1995 lên 30,5% năm 2010). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cĩ xu hướng giảm dần (từ 1,65% năm 1995 xuống cịn 1,03% năm 2010). * Giải thích - Do dân số đơng nên tuy tỉ lệ gia tăng dân số cĩ giảm, nhưng tổng số dân nước ta vẫn tăng nhanh. - Nhờ kết quả của quá trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố nên số dân thành thị tăng cả về quy mơ lẫn tỉ trọng.
  32. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện cĩ kết quả cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đình. Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Dân số trung bình nước ta phân theo thành thị và nơng thơn trong thời kì 1990 - 2010 (Đơn vị: nghìn người) Năm Thành thị Nơng thơn 1990 12.880,3 53.136,4 1995 14.938,1 57.057,4 2000 18.725,4 58.905,5 2005 22.332,0 60.060,1 2008 24.673,1 60.445,6 2010 26.515,9 60.416,6 (Nguồn: Tồng cục thơng kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nơng thơn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010. b) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đĩ. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nơng thơn thời kì 1990-2010 (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nơng thơn 1990 19,5 80,5 1995 20,7 79,3 2000 24,1 75,9 2005 27,1 72,9 2008 29,0 71,0 2010 30,5 69,5 - Vẽ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nơng thơn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010
  33. b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Cĩ sự thay đổi (theo xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nơng thơn), nhưng cịn chậm. - Tỉ lệ dân thành thị tăng 11% (từ 19,5% năm 1990 lên 30,5% năm 2010), tỉ lệ dân nơng thơn giảm tương ứng (từ 80,5% xuống 69,5%). * Giải thích - Do kết quả của quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố. - Tuy nhiên, quá trình trên diễn ra cịn chậm. Nội dung 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Câu 1. Nêu những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Gợi ý làm bài a) Thế mạnh - Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta cĩ thêm hơn 1 triệu lao động. - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, cĩ nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, thủ cơng nghiệp, cĩ khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. b) Hạn chế - Thể lực người lao động nước ta cịn yếu.
  34. - Thiếu tác phong cơng nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. - Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cơng nhân cĩ tay nghề cao cịn ít. - Lực lượng lao động phân bố khơng đều, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải gây căng thẳng đối với vấn đề giải quyết việc làm. Ở vùng núi và trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động. - Lực lượng cĩ tay nghề chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam Bộ, nhất là thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ, ). - Năng suất lao động thấp; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nơng nghiệp vẫn cịn chiếm ưu thế. Câu 2. Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007. Gợi ý làm bài Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%) Khu vực kinh tế 1995 2000 2005 2007 Nơng, lâm, thủy sản 71,2 65,1 57,2 53,9 Cơng nghiệp và xây dựng 11,4 13,1 18,2 20,0 Dịch vụ 17,4 21,8 24,6 26,1 * Nhận xét Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế cĩ sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng cịn chậm. - Tỉ lệ lao động trong khu vực nơng, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống cịn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động. - Tỉ lệ lao động trong khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%. - Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động. * Giải thích: Nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Sự phát triển của các ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế. Câu 3. Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Gợi ý làm bài Vì, số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đơng. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nơng thơn là 28,2%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động (số liệu năm 1998). Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội. Câu 4. Trình bày phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta. Gợi ý làm bài - Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng. - Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hố các hoạt động kinh tế ở nơng thơn.
  35. - Phát triển hoạt động cơng nghiệp, dịch vụ ở các đơ thị. - Đa dạng hố các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngồi, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 5. Việc mở rộng, đa dạng hĩa các loại hình đào tạo cĩ ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Gợi ý làm bài - Ý nghĩa: tạo điều kiện cho người lao động cĩ khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm. - Diễn giải: nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hĩa các ngành nghề cho nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hĩa, hiện đại hĩa. Câu 6. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi cĩ tác động tích cực gì tới vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta? Gợi ý làm bài - Tích cực: tạo ra nhiều việc làm. - Gián tiếp: đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Câu 7. Tại sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng? Gợi ý làm bài - Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của nước ta khơng đều giữa vùng đồng bằng và vùng núi. - Sự phân bố dân cư khơng đều giữa thành thị và nơng thơn. - Sự phân bố dân cư khơng đều dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động. - Ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Câu 8. Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta lại rất dồi dào? Gợi ý làm bài - Nước ta cĩ số dân đơng. + Năm 2007, số dân nước ta là 85,17 triệu người. + Do đơng dân, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên số dân gia tăng hàng năm lớn. - Nước ta cĩ cơ cấu dân số trẻ. + Cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao, số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ (dẫn chứng). + Dân số trẻ nên cĩ nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn. - Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động cịn nhanh. + Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. + Lực lượng lao động chiếm trên 50% tổng số dân, tốc độ tăng nguồn lao động tương đối cao (khoảng 3% năm), mỗi năm cĩ thêm hơn 1 triệu lao động. Câu 9. Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta cịn cao? Gợi ý làm bài - Thiếu việc làm: do hoạt động nơng nghiệp mang tính chất mùa vụ, hoạt động kinh tế nơng thơn thiếu tính đa dạng.
  36. - Thất nghiệp ở đơ thị: do tốc độ đơ thị hĩa cao trong khi cơng nghiệp, dịch vụ chưa đáp ứng, di dân từ nơng thơn ra thành thị. Câu 10. Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố khơng đều giữa khu vực nơng thơn với khu vực thành thị. Gợi ý làm bài Nguồn lao động nước ta phân bố khơng đều giữa khu vực nơng thơn với khu vực thành thị: Lao động nơng thơn chiếm 75,8%, lao động thành thị chiếm 24,2% lao động cả nước, năm 2003. Câu 11. Cơ cấu lao động theo thành thị và nơng thơn nước ta đã và đang cĩ sự thay đổi như thế nào? Tại sao lại cĩ sự thay đổi như vậy? Nêu những hậu quả của quá trình đơ thị hĩa ở nước ta. Gợi ý làm bài - Sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nơng thơn: tỉ trọng lao động ở thành thị cĩ xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nơng thơn giảm. - Nguyên nhân: do tác động của quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa. - Hậu quả của quá trình đơ thị hĩa: + Khĩ khăn trong giải quyết việc làm. + Ơ nhiễm mơi trường, nảy sinh nhiều vấn đề an ninh, trật tự xã hội. Câu 12. Chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ các yếu tố nào? Gợi ý làm bài Chỉ số phát triển con người (HDI) được tổng hợp từ ba yếu tố chính: - GDP bình quân theo đầu người. - Chỉ số giáo dục (được tổng hợp từ chỉ số về tỉ lệ người biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học). - Tuổi thọ bình quân. Câu 13. Trình bày những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta. Gợi ý làm bài a) Thành tựu - Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999). - Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng. - Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. - Tuổi thọ trung bình tăng. - Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi. b) Hạn chế Chất lượng cuộc sống của dân cư cịn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nơng thơn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Câu 14. Nêu các phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Gợi ý làm bài - Xĩa đĩi giảm nghèo, đảm bảo cơng bằng xã hội. - Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
  37. - Nâng cao dân trí và năng lực phát triển. - Bảo vệ mơi trường. Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Lao động và việc làm ở nước ta, giai đoạn 1998 – 2009 Năm Số lao động đang làm việc Tỉ lệ thất nghiệp ở Thời gian thiếu việc làm ở (triệu người) thành thị (%) nơng thơn (%) 1998 35,2 6,9 28,9 2000 37,6 6,4 25,8 2002 39,5 6,0 24,5 2005 42,7 5,3 19,4 2009 47,7 4,6 15,4 a) Vẽ biểu đồ thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nơng thơn nước ta trong giai đoạn 1998 - 2009. b) Nhận xét và giải thích tình hình lao động và việc làm của nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nơng thơn nước ta, giai đoạn 1998 – 2009 b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Số lao động đang làm việc ở nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1998 - 2009, tăng 12,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,134 triệu người. Điều này gây khĩ khăn lớn trong vấn đề giải quyết việc làm.
  38. - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cĩ xu hướng giảm dần, từ 6,9% (năm 1998) xuống cịn 4,6% (năm 2009), giảm 2,3%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cịn khá cao. - Thời gian thiếu việc làm ở nơng thơn giảm nhanh, từ 28,9% (năm 1998) xuống cịn 15,4% (năm 2009), giảm 13,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cịn cao. * Giải thích - Số lao động đơng và tăng nhanh do nước ta cĩ cơ cấu dân số trẻ. - Do kết quả của cơng cuộc đổi mới, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hố các ngành nghề nơng thơn đang gĩp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thời gian nơng nhàn ở nơng thơn. - Nền kinh tế nước ta nhìn chung cịn chậm phát triển nên khả năng giải quyết việc làm cịn nhiều hạn chế. Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nơng thơn nước ta, năm 1996 và năm 2005 (Đơn vị: %) Năm Nơng thơn Thành thị 1996 79,9 20,1 2005 75,0 25,0 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nơng thơn nước ta, năm 1996 và năm 2005. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị và nơng thơn nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nơng thơn nước ta, năm 1996 và năm 2005
  39. b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Lao động ở khu vực nơng thơn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005). - Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nơng thơn cĩ sự thay đổi rõ rệt: + Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng). + Tỉ trọng lao động ở khu vực nơng thơn giảm (dẫn chứng). * Giải thích Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Sự phát triển của ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ ở các đơ thị thu hút ngày càng nhiều lao động. Câu 17. Cho bảng số liệu sau: Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng Chia ra Nơng - lâm - ngư Cơng nghiệp - xây Dịch vụ nghiệp dựng 2001 38562,7 24468,4 5551,9 8542,4 2009 47743,6 24788,5 10284,0 12671,1 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009 ( Đơn vị: %) Năm Tổng Chia ra Nơng - lâm - ngư Cơng nghiệp - Dịch vụ nghiệp xây dựng 2001 100,0 63,5 14,3 22,2 2009 100,0 51,9 21,6 26,5 - Tính bán kính đưởng trịn ( r2001 , r2009 ): + r2001 1,0 đvbk 47743,6 + r =1,11 đvbk 2009 38562,2 - Vẽ:
  40. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009 b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét - Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nơng - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là cơng nghiệp và xây dựng (dẫn chứng). - Giai đoạn 2001 - 2009, lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta cĩ sự chuyển dịch theo hướng: + Tỉ trọng lao động ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống cịn 51,9%, giảm 11,6%. + Tỉ trọng lao động ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%. + Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%. - Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này cịn diễn ra chậm. * Giải thích - Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Do nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Sự phát triển của các ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế. Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng Chia ra Nhà nước Ngồi nhà nước Cĩ vốn đầu tư nước ngồi 2000 37.075,3 4.358,2 32.358,6 358,5 2010 49.048,5 5.107,4 42.214,6 1.726,5
  41. (Nguồn: Tổng cục Thơng kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010 (Đơn vị: %) Năm Tổng Chia ra Nhà nước Ngồi nhà nước Cĩ vốn đầu tư nước ngồi 2000 100,0 11,7 87,3 1,0 2010 100,0 10,4 86,1 3,5 - Tính bán kính đưởng trịn ( r2000 , r2010 ): + r2000 1,0 đvbk 49048,5 + r =1,15 đvbk 2010 37075,3 Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010 b) Nhận xét và giải thích
  42. - Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngồi Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi (dẫn chứng). - Thành phần kinh tế ngồi Nhà nước thu hút nhiều lao động là do cĩ các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ. - Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta cĩ sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010: + Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống cịn 10,4%, giảm 1,3%. + Tỉ trọng thành phần kinh tế ngồi Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống cịn 86,1%, giảm 1,2%. + Tỉ trọng thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%. Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngồi Nhà nước giảm là do cĩ tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Nội dung 4: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NƠNG NGHIỆP Câu 1. Phân tích vai trị của sản xuất lương thực ở nước ta. Gợi ý làm bài - Đảm bảo lương thực cho người. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuơi. - Nguồn hàng xuất khẩu. - Cơ sở để đa dạng hĩa sản xuất nơng nghiệp. Câu 2. Việc phát triển sản xuất lương thực ờ nước ta dựa trên những thế mạnh tự nhiên nào? Gợi ý làm bài - Tài nguyên đất: khá đa dạng; hai nhĩm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feeralit. + Đất phù sa cĩ diện tích khoảng 3 triệu ha, chủ yếu do sơng ngịi bồi đắp nên màu mỡ, địa hình bằng phẳng, thuận lợi tưới tiêu nên rất thích hợp trồng lúa, các cây lương thực khác: sắn, ngơ, khoai lang. Nhĩm đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. + Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, cũng thích hợp trồng các cây lương thực sắn, ngơ, khoai lang,
  43. - Khí hậu: nhiệt đới ẩm giĩ mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, cĩ thể trồng hai đến ba vụ lúa, hoa màu lương thực trong một năm. - Tài nguyên nước: Nước ta cĩ mạng lưới sơng ngịi dày đặc (chỉ tính những con sơng cĩ chiều dài trên 10 km thì nước ta đã cĩ tới 2360 sơng. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sơng); sơng ngịi nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa. Nhìn chung, các hệ thống sơng đều cĩ giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. - Sinh vật: nước ta cĩ nhiều loại cây lương thực, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, lai tạo thành các giống cây lương thực cĩ chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta (diện tích, sản lượng, năng suất, bình quân lúa/ người). b) Nêu nguyên nhân dẫn dến những thành tựu trên. c) Việc sản xuất lúa ờ nước ta cịn gặp phải những khĩ khăn gì cần khắc phục? Gợi ý làm bài a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007 * Tình hình sản xuất Năm 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 7.666 7.329 7.207 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 32.530 35.832 35.942 Năng suất lúa (tạ/ha) 42,4 48,9 49,9 Bình quân lúa theo đầu người (kg) 419 431 422 Ghi chú: trang Atlat 15, dân sơ nước ta năm 2000: 77,63 triệu người, năm 2005: 83,11 triệu người, năm 2007: 85,11 triệu người. Nhận xét: Diện tích gieo trồng lúa giảm liên tục, từ 7666 nghìn ha (năm 2000) xuống cịn 7207 nghìn ha (năm 2007), giảm 459 nghìn ha. - Năng suất lúa tăng liên lục, từ 42,4 tạ/ha (năm 2000) lên 49,9 tạ/ha (năm 2007), tăng gấp 1,17 lần. Nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp thâm canh. - Sản lượng lúa tăng liên lục, từ 32530 nghìn tấn (năm 2000) lên 35942 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,1 lần, chủ yếu là do tăng năng suất. - Tuy dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng trong giai đoạn 2000 - 2005, từ 419 kg/người (năm 2000) lên 431 kg/người (năm 2005), sau đĩ giảm xuống cịn 422 kg/người (năm 2007) do diện tích gieo trồng lúa giảm. * Phân bố cây lúa - Cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước (tỉnh nào cũng cĩ trồng lúa gạo) do dây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa. Vì vậy, lúa gạo được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. - Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương cĩ sự khác nhau.
  44. + Những tỉnh cĩ diện lích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90%: bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sơng cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sơng Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định). Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đơng dân, thuận lợi cho việc trồng lúa. + Các tỉnh cĩ tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai, Yen Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn), một số tỉnh ở Đơng Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước, khơng thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đĩ, tập quán sản xuất cũng là yếu tố cĩ ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương. + Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn): Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sơng Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sĩc Trăng, Cần Thơ. b) Nguyên nhân - Lúa là cây lương thực đĩng vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta. - Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển sản xuât nơng nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khốn 10 và luật ruộng đất mới. - Đầu tư: cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thuỷ lợi, phân bĩn, máy mĩc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngồi nước). c) Khĩ khăn - Điều kiện tự nhiên: thiên tai (như bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh, ) cĩ ảnh hưởng xấu tới sản xuất, làm cho sản lượng lúa khơng ổn định. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Thiếu vốn, phân bĩn, thuốc trừ sâu. + Cơng nghệ sau thu hoạch cịn nhiều hạn chế. + Thị trường xuất khẩu cĩ nhiều biến động. + Diện tích trồng lúa đang cĩ nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đơ thị hố, mơ rộng diện tích xây dựng các cơ sơ vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang nơng nghiệp, hãy xác định vùng sản xuất lúa lớn nhất ờ nước ta. Trình bày nguyên nhân dẫn đến hình thành các vùng lúa trọng điểm của nước ta. Gợi ý làm bài a) Vùng sản xuất lúa lớn nhất: Đồng bằng sơng Cửu Long. b) Nguyên nhân hình thành các vùng trọng điềm lúa - Điều kiện tự nhiên: + Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng. + Khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ mùa. + Sơng ngịi dày đặc, nguồn nước phong phú. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa. + Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất - kĩ thuật khơng ngừng được tăng cường. + Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Câu 5. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây cơng nghiệp ở nước ta.
  45. Gợi ý làm bài - Cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp, đặc biệt là cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở trung du, miền núi cũng như ở khu vực nơng thơn. - Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu cĩ giá trị kinh tế cao (cà phê, cao su, điều, ), đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Gĩp phần phân bố lại dân cư, lao dộng giữa các vùng và phát triển kinh tế - xã hội ở trung du và miền núi. Câu 6. Giải thích tại sao cây cơng nghiệp nước ta lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Gợi ý làm bài a) Thế mạnh về tự nhiên - Nước ta cĩ nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triên cây cơng nghiệp (đất ở trung du và miền núi thích hợp trồng cây cơng nghiệp lâu năm, cịn đất ờ đồng bằng lại thích hợp cho cây cơng nghiệp hàng năm), cĩ thể phát triển các vùng chuyên canh cây cơng nghiệp tập trung. - Khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ mùa, cĩ sự phân hố theo Bắc - Nam (vĩ độ), theo mùa và theo độ cao, tạo điều kiện cho cây cơng nghiệp phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và cả ơn đới). - Nguồn nước (trên mặt, dưới đất) tương đối phong phú, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây cơng nghiệp. - Các thế mạnh khác (địa hình, tập đồn cây cơng nghiệp bản địa, ). b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội - Nguồn lao động dồi dào, cĩ nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây cơng nghiệp. - Thị trường tiêu thụ (trong nước và thế giới) ngày càng được mở rộng. - Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thơng vận tải, thơng tin liên lạc, ), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến, ) phục vụ cho việc trồng và chế biến sán phẩm cây cơng nghiệp ngày càng được đảm bảo. - Sự hồn thiện của cơng nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại gĩp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường. - Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây cơng nghiệp của Đảng và Nhà nước. - Các thế mạnh khác (việc đảm bảo an tồn về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây cơng nghiệp được ổn định, sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới, ). Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khĩ khăn đối với sự phát triển cây cơng nghiệp lâu năm ở nước ta. Gợi ý làm bài a) Thuận lợi * Điều kiện tự nhiên - Đất: diện tích lớn, cĩ nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây cơng nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích cịn nhiều.
  46. + Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, cĩ tầng phong hố sâu, rất thuận lợi để trồng các cây cơng nghiệp lâu năm. + Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên tồn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đĩ nhiều loại sau khi cải tạo cĩ thể phát triển các cây cơng nghiệp lâu năm. + Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đơng Nam Bộ, ngồi ra cịn cĩ ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây cơng nghiệp lâu năm. + Một số loại đất khác (đất phù sa sơng, đất phèn, đất mặn, ) cũng cĩ thể trồng được cây cơng nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa. - Nguồn nước dồi dào do cĩ mạng lưới sơng ngịi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây cơng nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ mùa, cĩ sự phân hố đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên cĩ thể đa dạng hố các cây cơng nghiệp lâu năm (cây cĩ nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ơn đới). * Điều kiện kinh tế- xã hội - Dân cư đơng, nguồn lao động dồi dào, cĩ nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây cơng nghiệp. - Cơ sở hạ tầng (giao thơng vận tải, thơng tin liên lạc, ), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến, ) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây cơng nghiệp ngày càng được đảm bảo. - Việc đảm bảo an tồn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây cơng nghiệp lâu năm. - Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. - Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây cơng nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây cơng nghiệp nĩi chung và cây cơng nghiệp lâu năm nĩi riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nơng nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây cơng nghiệp, b) Khĩ khăn * Điều kiện tự nhiên - Thiếu nước tưới trong mùa khơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mơ lớn như ở Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên. - Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xĩi mịn, thối hố đất ở các vùng đồi núi cịn cao, - Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão, ) cũng gây ra những thiệt hại nhất định. * Điều kiện kinh tế - xã hội - Sự phân bố lao động khơng đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng cĩ điều kiện phát triển cây cơng nghiệp lâu năm. - Cơng nghiệp chế biến nhìn chung cịn lạc hậu. - Thị trường tiêu thụ cĩ nhiều biến động (nhu cầu, giá cả, ).
  47. Câu 8. Phân tích khả năng phát triển cây cơng nghiệp ờ đồng bằng nước ta. Gợi ý làm bài a) Thuận lợi - Tự nhiên: + Địa hình tương đơi bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây cơng nghiệp. + Khí hậu nhiệt đời ẩm giĩ mùa cĩ sự phân hố đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây cơng nghiệp. - Kinh tế - xã hội: + Dân số đơng, nguồn lao động dồi dào cĩ trình độ học vấn và chuyên mơn kĩ thuật cao, thị trường rộng lớn, + Cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển, cĩ nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây cơng nghiệp, b) Khĩ khăn: cĩ nhiều khĩ khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập trung đơng với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nơng nghiệp, c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với các cây cơng nghiệp hàng năm. Câu 9. Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Nêu sự phân bố một số cây cơng nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dừa, điều. b) Giải thích sự phân bố của cây cà phê, chè, cao su, điều. Gợi ý làm bài. a) Tình hình phân bố - Cà phê được trồng chủ yếu trên đất ba dan ơ Tây Nguyên, ngồi ra cịn trồng ở Đơng Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ. - Cao su được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đơng Nam Bộ, ngồi ra cịn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung. - Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất ba dan ở Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. - Điều dược trồng nhiều nhất ở Đơng Nam Bộ. - Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long. - Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng). b) Giải thích - Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên dược trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi cĩ mùa đơng lạnh nhất ở nước ta và trên các cao nguyên cao trên l.000m, cĩ khí hậu mát mẻ như ở Lâm Đồng (Tây Nguyên). - Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nĩng ẩm, thích hợp nhất với đất dỏ badan (tơi xốp, giàu chất dinh dương, ) nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.
  48. - Cao su là cây nhiệt đới, ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất đỏ badan và dấl xám nên được trồng nhiều ở Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên (ở nhừng nơi tránh được giĩ mạnh). - Điều là cây nhiệt đới, cĩ khả năng chịu hạn và khơng địi hỏi đặc biệt về đất nên được trồng rộng rãi ờ những vùng khơ hạn, đất bạc màu ở Đơng Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên một số cây cơng nghiệp hàng năm ở nước ta. b) Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây cơng nghiệp hàng năm ở nước ta. Gợi ý làm bài a)Một số cây cơng nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bơng, đay, cĩi, dâu tằm, thuốc lá. b) Tình hình phát triển và phân bố * Tình hình phát triển - Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây cơng nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây cơng nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống cịn 846 nghìn ha (năm 2007). - Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây cơng nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần). - Các tỉnh cĩ diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An, * Phân bố - Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sĩc Trăng), ngồi ra cịn được trồng nhiều ở Đơng Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hố, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hồ). - Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đơng Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngồi ra cịn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An, - Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sơng Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nơng), Đồng bằng sơng Cửu Long (Đồng Tháp). - Bơng được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La). - Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đơng Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đơng Nam Bộ (Tây Ninh). - Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sơng Hồng, Đồng bằng sơng cửu Long. - Cĩi trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hố (Đồng bằng sơng Hồng) và Đồng bằng sơng Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu). Câu 11. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nơng nghiệp cận nhiệt đới và ơn đới? Cho ví dụ minh họa. Gợi ý làm bài - Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nơng nghiệp cận nhiệt đới và ơn đới, vì: khí hậu cĩ sự phân hố theo độ cao nên trên những vùng núi cao của nước ta sẽ hình thành các vành đai cận nhiệt và ơn đới ngay cả trong mùa hè. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nơng sản cĩ nguồn gốc cận nhiệt và ơn đới. - Ví dụ: các sản phẩm nơng nghiệp cận nhiệt đới và ơn đới như bắp cải, su su, súp lơ, cà chua, ở Đà Lạt,
  49. Sa Pa, Tam Đảo, Câu 12. Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuơi của nước ta. Tại sao chăn nuơi bị sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, )? Gợi ý làm bài a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuơi - Thuận lợi: + Cơ sở thức ăn cho chăn nuơi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến cơng nghiệp. + Các dịch vụ về giống, thú y đã cĩ nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp. + Người dân cĩ kinh nghiệm chăn nuơi, thị trường tiêu thụ rộng lớn, - Khĩ khăn: + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn cịn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu). + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuơi chưa thật cao và ổn định. b) Chăn nuơi bị sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phơ Hồ Chí Minh, Hà Nội, ) chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phấm từ sữa của người dân. Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bị, lợn ở nước ta. Gợi ý làm bài - Cĩ mặt ở khắp các vùng trong nước (dẫn chứng). Nguyên nhân: trâu, bị, lợn là những vật nuơi phổ biến ở các vùng nước ta từ lâu dời. Hầu hết các địa phương đều cĩ điều kiện để chăn nuơi. - Mức độ tập trung theo lãnh thổ khác nhau + Trâu * Tập trung nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; các vùng Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ số lượng ít. * Nguyên nhân: trâu được nuơi để lấy thịt, sức kéo, Trâu khỏe hơn bị, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bị, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Bị * Được nuơi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ít ở đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long. Riêng ở ven Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cĩ chăn nuơi bị sữa. * Nguyên nhân: bị được nuơi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bị thích nghi với nơi ấm, khơ, giàu thức ăn. + Lợn * Được nuơi nhiều ở các tỉnh đồng bằng, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long. * Nguyên nhân: lợn được nuơi để lấy thịt, tận dụng phân để bĩn ruộng, ; thức ăn chủ yếu là tinh bột, thức ăn thừa của người, thực phẩm từ các nhà máy chế biến cơng nghiệp. Câu 14. Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng, phân theo nhĩm cây năm 1990 và năm 2011 (Đơn vị: nghìn ha) Nhĩm cây Năm 1990 Năm 2011 Tổng số 9040,0 14363,5 Cây lương thực cĩ hạt 6476,9 8777,6
  50. Cây cơng nghiệp 1199,3 2867,8 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1363,8 2718,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhĩm cây của nước ta năm 1990 và năm 2011. b) Nhận xét về sự thay đổi quy mơ diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhĩm cây. Gợi ý làm bài a) Vẽ biếu đồ - Xử lí số liệu: + Tính cơ cấu: Cơ cấu diện tích gieo trồng, phân theo nhĩm cây năm 1990 và năm 2011 (Đơn vị: %) Nhĩm cây Năm 1990 Năm 2011 Tổng số 100,0 100,0 Cây lương thực cĩ hạt 71,6 61,1 Cây cơng nghiệp 13,3 20,0 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 18,9 + Tính bán kính đường trịn (r1990, r2011): • r1990 1,0 đvbk 14363,5 • r 1,26 đvbk 2011 9040,0 - Vẽ: Biểu đồ thê hiện cờ cấu diện tích gieo trồng các nhĩm cây của nước ta, năm 1990 và năm 2011 b) Nhận xét Giai đoạn 1990- 2011: - Về quy mơ: Tổng diện tích và diện tích các nhĩm cây trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng cĩ sự khác nhau. + Tổng diện tích gieo trồng tăng từ 9040,0 nghìn ha (năm 1990) lên 14363,5 nghìn ha (năm 2011), tăng 5323,5 nghìn ha (tăng gấp 1,59 lần). + Diện tích cây lương thực cĩ hạt tăng lừ 6476,9 nghìn ha (năm 1990) lên 8777,6 nghìn ha (năm 2011),
  51. tăng 2300,7 nghìn ha (lăng gâp 1,36 lần). + Diện tích cây cơng nghiệp tăng từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2867,8 nghìn ha (năm 2011), tăng 1668,5 nghìn ha (tăng gấp 2,39 lần). + Diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 1363,8 nghìn ha (năm 1990) lên 2718,1 nghìn ha (năm 2011), tăng 1354,3 nghìn ha (tăng gấp 1,99 lần). - Về cơ cấu: + Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu và cĩ xu hướng giảm từ 71,6% (năm 1990) xuống cịn 61,1% (năm 2011), giảm 10,5%. + Tỉ trọng cây cơng nghiệp tăng lừ 13,3% (năm 1990) lên 20,0% (năm 2011), tăng 6,7%. + Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 18,9% (năm 2011), tăng 3,8%. Câu 15. Cho hảng số liệu sau: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Lương Rau đậu Cây ăn Cây thực Cây cơng quả khác nghiệp 1990 49604,0 33289,6 3477,0 6692,3 5028,5 1116,6 1995 66183,4 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1362,4 2000 90858,2 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 1474,8 2005 107897,6 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 1588,5 a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhĩm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%). b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biếu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhĩm cây trồng. c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nơng nghiệp nhiệt đới? Gợi ý làm bài a) Tính tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhĩm cây trồng (Đơn vị: %) Tổng Lương Cây cơng Cây ăn Năm Rau đậu Cây khác số thực nghiệp Quả 1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3
  52. b) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhĩm cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 b) Nhận xét - Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990 - 2005): + Cây cơng nghiệp cĩ tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%), cả hai nhĩm cây này đều cĩ tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. + Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác cĩ tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. - Về sự thay đổi cơ cấu Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2005 (%) Tổng Lương Cây cơng Cây Năm Rau đậu Cây ăn quả Số thực nghiệp khác 1990 100,0 67,1 7,0 13,5 10,1 2,3 2005 100,0 59,2 8,3 23,7 7,3 1,5 Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta cĩ sự thay đổi theo hướng: + Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác. + Tăng tỉ trọng cây cơng nghiệp, rau đậu. - Giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Cây cơng nghiệp và cây rau đậu cĩ tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng cĩ xu hướng tăng. + Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác cĩ tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng cĩ xu hướng giảm.
  53. - Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ: + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã cĩ xu hương đa dạng hĩa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất. + Nền nơng nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hĩa cĩ giá trị cao. Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 6042,8 19225,1 1995 6765,6 24963,7 2000 7666,3 32529,5 2005 7329,2 35832,9 2008 7422,2 38729,8 2010 7489,4 40005,6 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội) a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thế hiện diện tích và sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010. b) Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong việc sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010