Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 cả năm theo từng bài học

docx 94 trang Thu Mai 06/03/2023 12351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 cả năm theo từng bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_ngu_van_lop_9_ca_nam_theo_tung_bai_hoc.docx

Nội dung text: Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 cả năm theo từng bài học

  1. PHONG CÁCH HCM. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên nhữncon tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắcnhư chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”. (“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” - 1990). 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 2. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? 3. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và người đã làm nhiều nghề”. 4. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh” 5. Tìm hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ đó? 6. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì? 7. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các
  2. nước của Bác? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam cà muối, cháo hoa.” 1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua những phương diện nào? 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn? 3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn? 4. Suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người bằng một đoạn văn 13-15 câu. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” ( SGKNgữ văn 9, tập một) 1. “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đoạn văn trên có nghĩa là gì? 2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giữa họ có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu tác dụng của việc so sánh?
  3. 3. Tìm những từ hán việt trong đoạn văn, qua đó ta thấy thái độ của tác giả đối với Bác ra sao? Hãy giải thích ít nhất 3 từ em vừa tìm. 4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập. VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH( MÁC- KÉT) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đang ở đâu? đối với vận mệnh thế giới” 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? 2. “ Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì? 3. Chỉ rõ cách lập luận của tác giả trong đoạn trích “ Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mọi dấu vết của sự sống trên trái đất” 4. Phân tích giá trị của phép tu từ so sánh trong đoạn văn? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Niềm an ủi duy nhất trở lại điểm xuất phát của nó” 1. Để chỉ ra sự tốn kém của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Cho ví dụ cụ thể? 2. Tìm hai phép so sánh trong đoạn trích “ Năm 1981 .vượt đại châu”? Nêu tác dụng? 3. Chỉ ra tha thành phần biệt lập trong câu “ Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thần thánh đã bỏ quên ở ngoài vũ trụ.” 4. Cuối cùng tác giả đã đưa ra kết luận gì về việc chạy đua vũ trang? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đến đây để .xóa bỏ khỏi vũ trụ này.” 1. “Việc đó” được nhắc đến trong đoạn trích là việc gì? 2. Chỉ ra phép điệp trong đoạn văn cuối cùng và nêu tác dụng của nó? 3. Chỉ rõ các phép liên kết hình thức có trong đoạn trích? 4. Nhà văn đã bộc lộ tình cảm, thái độ gì? Chép lại câu văn thể hiện rõ nhất điều đó? 5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân? CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Câu 1: Từ một câu chuyện dân gian, bàng tài năng và tấm lòng thương cảm sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện ngiỉời con gái Nam Xương. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm đó. Câu 2: Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn chỉnh một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu)
  5. theo phương pháp 'lập luận diễn dịch: Nhà văn đã đột nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cành khác nhau để bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của nàng. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn gián tiếp và một câu nghi vấn. Câu 3: Theo em, những nguyên nhân nào gây ra bi kịch của Vũ Nương (Chuyên ngirời con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Câu 4: Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện người con gái Nấm Xương của Nguyễn Dữ. Hãy nêu cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật này. Câu 5: Đọc kĩ đoạn trích.sau và trả lời câu hỏi: - Thiếp vốn con kè khỏ, được nương íựa nhà giàu. Sum họp chưa thoà tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô ' son điềm phấn từng đã nguôi ỉòng, ngõ ỉiễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu cỏ sự mất nết hư thân như ỉời chàng nổi. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. {Ngữ văn 9, tập một) a) Giải thích nghĩa của cụm từ “một tiết” trong đoạn trích trên b) Lời thoại trên là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào? Nhằm mục đích gì? Qua đoạn trích đó, em hiểu thêm gì về nhân vật nói ỉời thoại trên? c) Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong chương trình Ngữ văn THCS và ghi rõ tên tác giả Câu 6: Dưới đây là một đoạn trích ừong Chuyện người con gái Nam; Xương (Nguyễn Dữ): Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bển Hoàng Giang ngìca mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bạc mệnh này duyên phận hâm hiu, chồng con rẫy bò, điều đâu bay buộc, tiêng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. (theo Ngữ văn 9, tập một) a) Lời thoại trên là độc thoại hay đôi thoại? Vì sao? b) Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn
  6. khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật. Câu 7: Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu hai chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Câu 8: Chuyện người con gái Nam Xương có thể kết thúc ở chi tiết: qua lời bé Đản, Trương Sinh đau đớn hiểu ra nỗi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại, thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về trần gian rồi ra đi. Hãy nêu suy nghĩ cùa em về cách kết thúc đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ. Câu 9: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương,Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định trên. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đoc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi: “ Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, vợ chồng bất hòa”. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích? Câu 2: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn? Câu 3: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn đối với nhân vật? Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ: dung hạnh, thất hòa.
  7. Câu 5. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong câu «Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức». Nêu rõ từ dùng để liên kết. Câu 6: Chi tiết nào đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch nhưng việc trót đã qua rồi!” Câu 1: Vì sao Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh”? Câu 2: Ghi lại các điển tích được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó. Câu 3: Đọc truyện Vợ chàng Trương, hãy cho biết cách kể của Nguyễn Dữ ở đoạn này có sự sáng tạo như thế nào? Chỉ rõ hiệu quả của sự sáng tạo đó. Câu 4: Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.? Câu 5: Chi tiết nào trong đoạn trích là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa chi tiết đó? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương diễn ra ở đâu? Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau: “Nương tử”, “thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”, “tiên nhân” Câu 3: Câu nói của Vũ Nương: “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy vẻ đẹp gì ở nàng? Câu 4: Chép lại câu văn chứa thành phần tình thái, gạch chân thành phần đó Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ suy nghĩ về lòng tự trọng? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
  8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chàng bèn theo lời biến đi mất” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nêu tác giả của tác phẩm đó Câu 3: Nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Trong đoạn văn trên lời thoại của nhân vật được tác giả sử dụng cách dẫn nào? Câu 5: Tìm từ Hán Việt trong các từ sau: đa tạ, loang loáng, sống chết, nhân gian. Câu 6: Qua lời nói của Vũ Nương, em thấy được điều gì về vẻ đẹp và số phận của nàng? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5. Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả đoạn trích trên là ai? Câu 2. Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. Câu 3. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ- HỒI THỨ MƯỜI BỐN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, chớ bảo là ta không nói trước.” Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3: Em hiểu câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” như thế nào? Câu 4: Chép lại câu văn trong bài “Nước Đại Việt ta” có nội dung tương tự Câu 5: Giải thích nghĩa của các từ: người phương Bắc, nội thuộc, lương năng Câu 6: Giải thích lí do sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu: Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, đẩy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được bọn chúng về phương Bắc Câu 7: Qua đoạn trích, em thấy Quang Trung là người như thế nào? Câu 8: Hai câu cuối đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trính Ngữ Văn THCS cũng là lời kêu gọi đồng thời răn đe quân sĩ? Cho biết tên tác giả? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Các ngươi đem thân thờ ta quả đúng như vậy.” Câu 1: Đoạn trích là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Chi lại lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy được những nét đẹp nào của người nói? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược đánh đã có sẵn. Chẳng qua mười ngày nữa có thể đáng đuổi quân Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo nói mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười lăm năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có gì sợ chúng?" (Trích Hồi thứ mười bốn, Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái) Câu 1: Đoạn trích là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" ? Câu 3: Câu cuối đoạn trích được sử dụng với mục đích gì? Câu 4: Trong câu văn: “Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”, tác giả sử dụng cách nói phủ định hai lần nhằm mục đích gì? Câu 5: Qua đoạn trích, em thấy được những nét đẹp nào của người nói? Câu 6: Kể tên một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán của văn học Trung Đại mà tên thể loại được ghi ngay trong tác phẩm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
  11. Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Nửa đêm ngày ngày mông 3 tháng giêng, quân Thanh đại bại.” Câu 1:Nêu nội dung của đoạn trích Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào Câu 3: Tương quan thế và lực giữa hai bên được kể lại như thế nào? Câu 4: Quân Thanh đã làm gì để khiến quân ta rối loạn? Kết quả ra sao? Câu 5: Trong câu cuối cùng của đoạn trích, tác gải sử dụng phép tu từ nào? Phân tích tác dụng của phép tu từ đó Câu 6: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và của vua tôi Lê Chiêu Thống có sự khác nhau như thế nào? Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt đó Câu 7: Tại sao tác giả Ngô gia văn phái là tôi trung của nhà Lê nhưng lại có thể viết hay và chân thực như vậy về Quang Trung – Nguyễn Huệ? HOÀNG LÊ NHÁT THỐNG CHÍ - Hồi thứ mười bốn (trích) I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại. a) Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chỉ. b) Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. c) Theo em, vì sao có thể coi Hoàng Lê nhất thống chỉ là tiểu thuyết lịch sử? Câu 2:a. Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi thứ mười bốn trên. b) Vì sao tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí vốn là cựu thần của nhà Lê, vậy mà lại viết rất hay và chân thực về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ TRUYỆN KIỂU CỦA NGUYỄN DU I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
  12. Câu 2: Những yếu tố chính nào trong cuộc đời Nguyễn Du đã ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều? CHỊ EM THUY KIỀU I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Mai cốt cách tuyệt tinh thân, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. a) Cho biết câu thơ trên được trích từ đoạn nào của Truyện Kiều. Nếu vị trí của đoạn trích đó. b) Em hiểu thế nào là “Mai cốt cách, tuyết tinh thần ? ở đây tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? c) Thế nào là bút pháp ước lệ? Câu 2: Vân xem trang trọng khác vời a) Chép 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên. b) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân trong bốn câu thơ trên. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối. Câu 3: Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 có câu Làn thu thủy nét xuân sơn a) Hãy chép chính xác 9 câu thơ nổi tiếp câu thơ trên. b) Theo em, có thể thay từ “hờn " trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ vừa chép bàng từ ''buồn " được không? Vì sao? c) Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 10 đến 12 câu) làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà về cả tài lẫn sắc của Thuý Kiều trong đoạn trích ưên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động. Câu 4: Văn bản Chị em Thuỷ Kiều (trích Truyện Kiểu) của Nguyễn Du có hai câu thơ:
  13. - Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da - Hoa ghen thua thắm ỉiễu hờn kém xanh a) Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào? b) Cách miêu tả sắc đẹp hai nhân vật này của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thuỷ Kiều có gí giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và sổ phận của mỗi nhân vật? Câu 5: Có ý kiến cho rằng: " Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp đó ”. Qua đoạn trích Chị em Thuỷ Kiều {Ngữ văn 9, tập một), hãy làm rõ ý kiến trên. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  14. Chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu của văn bản “ Chị em Thúy Kiều” và trả lười câu hỏi sau: Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Hãy nêu vị trí đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trong Truyện Kiều? Câu 2: Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều? Câu 3: Giải thích nghiã của từ “tố nga”? Câu 4: Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ ba và nêu hiệu quả của biện pháp đó? Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ em vừa chép? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời” Câu 1: Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo? Cho biết nội dung chính của bốn câu thơ đó? Câu 2: Giải nghĩa từ “ khuôn trăng đầy đặn”? Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của các từ đó Câu 4: Những hình tượng nghệ thuật nào trong đoạn thơ mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Từ những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào? Câu 5:Thúy Vân được miêu tả như thế nào? Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ và phân tích tác dụng? Câu 7: Nhận xét cách sử dụng các từ “ thua” và “ nhường” của tác giả? Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu( dùng lời dẫn trực tiếp) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  15. Cho câu thơ: “ Kiều cành sắc sảo mặn mà” Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều? Câu 2: Vì sao nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau? Câu 4: Tác gỉa đã sử dụng bút pháp nào để miêu tả nhân vật? Câu 5: Tại sao tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn”? Câu 6: Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn em vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ ấy? Câu 7: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “ mặn mà” thuộc kiểu từ gì? Hai từ đó có tác dụng gì trong việc miêu tả chân dung Thúy Kiều? Câu 8: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai hình ảnh “ làn thu thủy”, “ nét xuân sơn”? Câu 9: Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Câu 10: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều( khoảng từ 10 đến 15 câu ). Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc lại bốn câu thơ cuối theo trí nhớ trong văn bản “ Chị em Thúy kiều” của tác giả Nguyễn Du và trả lời câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của những câu thơ đó? Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ “ hồng quần”, “ tuần cập kê”, “ong bướm”. Câu 3: Gia cảnh: Họ sống trong một gia đình “phong lưu”, khuôn phép, nề nếp Câu 4: Cuộc sống của hai chị em Kiều được miêu tả như thế nào? Câu 5: Tình cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật ra sao? Câu 6: Viết đoạn văn ngắn gọn trình bày cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du qua đoạn trích? KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Cho đoạn thơ: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
  16. Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập một) a) Đoạn thơ trên nằm ờ đoạn trích nào trong Truyện Kiều? Nêu vị trí của đoạn trích đó. b) Đoạn thơ trên diễn tả tinh cảm của nhân vật nào với nhân vật nào? Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn thơ đó có hợp lí không? Vì sao? c) Dựa vào đoạn thơ ừên, hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trong đó có sử dụng phép lặp và một câu ghép để làm rõ ý: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha, đáng trọng. Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2: a) Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  17. Cho câu thơ: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” Câu 1: Hãy chép tiếp năm câu thơ tiếp theo? Cho biết những câu thơ đó được trích từ văn bản nào, của tác giả nào? Câu 2: Hãy nêu vị trí đoạn trích? Câu 3: Nêu nội dung chính của những câu thơ đó? Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “ khóa xuân”, “ bẽ bàng” và cụm từ “ mây sớm đèn khuya”. Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào? Câu 6: Tìm và phân tích một biện pháp được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên? Câu 7: Tâm trạng của Kiều ra sao? Câu 8: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó? Có sử dụng một thành phần phụ chú đã học( gạch chân thành phần đó) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1: Hãy chép tiếp bảy câu thơ tiếp theo? Câu 2: Giải nghĩa “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”. Câu 3: Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với ai? Theo em nỗi nhớ của Kiều có hợp lí và logic không? Vì sao? Câu 4: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ tấm son”?Ghi lại câu thơ trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh đó và cho biết tên tác giả? Câu 5: Chép lại câu hỏi tu từ trong bốn câu thơ đầu đoạn thơ và nêu tác dụng của nó? Câu 6: Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng”, dùng chữ “ xót” mà không dùng từ “ thương”? Câu 7: Giải thích “ Sân Lai”, “ gốc tử” và nêu tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích đó? Câu 8: Cho biết tâm trạng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ? Câu 9: Viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. có dùng một phép thế. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  18. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm”. Câu 1: Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo. Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “ duềnh”? Câu 3: Ghi lại các từ láy trong những câu thơ đó và nêu tác dụng của ít nhất ba từ láy em vừa tìm được? Câu 4: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọn trích và nêu tác dụng? Câu 5: Mỗi cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng Thúy Kiều. Hãy chỉ ra ý nghĩa của những ẩn dụ đó. Câu 6: Đoạn thơ đã cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật nào? Hãy nêu hiểu biết của em về bút pháp đó? Câu 7: Qua 8 câu thơ, em thấy tâm trạng của Kiều như thế nào? Câu 8: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8 câu thơ trên? Câu 9: Viết một đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp cảm nhận của em về cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn thơ. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hình ảnh Lục Vân Tiên để lại ấn tượng đẹp đẽ. Hãy cho biết: a) Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào? b) Qua hình ảnh Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? Câu 2: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn đáng quý. Hãy phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga để thấy được những nét đẹp đó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  19. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng Câu 1: Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào? Câu 2: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.? Câu 3: Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy? Câu 4: Viết đoạn văn 200 chữ chia sẻ bài học học em nhận được qua hai câu thơ trên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn thơ sau: “ Vân Tiên ghé lại bên đàng. Bị tiên một gậy thác rày thân vong. Câu 1: Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ và hành động gì? Câu 2: Tương quan về lực lượng giữa hai bên như thế nào? Câu 3: Giải thích thành ngữ “ tả đột hữu xông” Câu 4: Nhận xét về khí thế của Vân Tiên trong trận đánh? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  20. Đọc những câu thơ sau: “ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Câu 1: Giải thích ý nghĩa các cụm từ “ lũ kiến chòm ong”, “ kiến nghĩa bất vi”? Câu 2: Qua cuộc đối thoại: “khoan khoan ngồi đó chớ ra Khuê môn phận gái việc gì đến đây” Em thấy Vân Tiên là người như thế nào? Câu 3: Nêu cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga Câu 4: Nhận xét về cách xưng hô của Nguyệt Nga “quân tử” – “tiện thiếp” Câu 5: Em thấy được những nét đẹp gì trong tâm hồn và nhân cách của Nguyệt Nga qua đoạn trích? Câu 6: Nêu quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua đoạn trích Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua đoạn trích. Câu 8: Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ? Câu 9 : Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay? ĐỒNG CHÍ I- Câu hỏi ôn luyện
  21. Câu 1: Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đỗi ngicờỉ xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên sủng, đầu sảt bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Ngữ văn 9, tập một) a) Trình bày đôi nét về tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí. b) Viết Đoạn văn (khoảng 15 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích đoan thơ trên đê thây đươc những cơ sở bên chặt hình thành nên tình đông chi. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép thế để liên kết. Câu 2: Cho câu thơ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày a) Chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo. b) Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) làm rõ luận điểm: Những câu thơ giản dị trên không chỉ nổi lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ, một câu đặc biệt. Câu 3: Nhận xét về bài thơ Đồng chí có ý kiến cho rằng: “Ba câu thơ cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh vẻ đẹp cao quý của tình đồng chí” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trả lời bằng cách viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép nối. Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí. Phiếu học tập số 1:
  22. Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua” a) Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác. b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? c) Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Cho biết tên tác giả, tác phẩm. d) Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí (trong đó có sử dụng câu ghép). Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép. Phiếu học tập số 2: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! (Theo Chính Hữu, Đồng chí, trong Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 128) 1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào ? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào ? 2. Câu. thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào ? Thuộc bài thơ nào ? Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau ? 3. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh? 4. Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  23. Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : ( ) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. ( ) 1, Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí? 2, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” 3, Nêu những khó khăn mà người lính phải trải qua. 4, Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí. 5, Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế). ĐỀ ĐOC HIỂU SỐ 4:
  24. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Câu 1: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”? Câu 2: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp? Câu 3: Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của ba câu thơ cuối trong bài có sử dụng câu cảm thán? BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
  25. Câu 2: Có ý kiến cho rằng, bài thơ hấp dẫn người đọc ngay ở nhan đề. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3: Tại sao nói hình ảnh chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật? Câu 4: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu: Không có kính không phải vì xe không có kính a) Chép chính xác 7 câu thơ nối tiếp, cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b) Đoạn thơ vừa chép sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng c) Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sừ dụng câu ghép và thành phần tình thái. Câu 5:a) Chép chính xác hai khổ 5, 6 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. b) Em hiểu gì về “bếp Hoàng cầm ” c) Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp ỉập luận diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận về tình đồng đội của những người lính lái xe qua hai khổ thơ vừa chép, trong đó có sử dụng phép thể. Câu 6:a) Em hãy chép lại khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. b) Từ “trái tim” trong khổ thơ vừa chép mang ý nghĩa gì? c) Hãy viết một đoạn vãn (khoảng 10 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. d) Kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lóp 9 cùng viết về đề tài ngươi lính, ghi rõ tên tác giả. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
  26. Cho câu thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính” Câu 1: Chép tiếp các câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ gồm 4 dòng. Câu 2: Đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác? Nội dung chính của khổ thơ? Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó? Câu 4: Cách diễn đạt ở câu thơ đầu có gì đặc biệt? Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở câu thơ thứ hai. Câu 6: Chỉ ra biện pháp nghệ thuạt được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng? Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” Câu 1: Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên? Câu 2: Từ “chông chênh” trong câu thơ gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật trữ tình? Câu 3: Hãy kể tên các pbtt được sử dụng trong hai câu thơ cuối? Tác dụng? Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn thơ theo lối diễn dịch từ 6 đến 8 câu (Sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán)-gạch chân và chỉ ra PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho câu thơ sau: “ Ung dung buồng lái ta ngồi” 1, Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? 2. Nêu nôi dung chính của khổ thơ em vừa chép? 3. Tìm biện pháp được sử dụng trong khổ thơ? Nêu tác dụng? 4. Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung khổ thơ em vừa chép có sử dụng một thành phần biệt lập? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
  27. Cho câu thơ sau: “ Không có kính ừ thì có bụi” 1, Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ? 2. Nêu nội dung chính của những khổ thơ em vừa chép? 3. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu được sử dụng trong những khổ thơ đó? 4. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng? 5. Trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà em đã được học? Chỉ rõ kiểu câu đó? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: Cho câu thơ: “Những chiếc xe từ trong bom rơi” Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện 2 khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ? Câu 2: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”. Câu thơ này gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh thơ tương tự? Cho biết tên tác giả của bài thơ đó. Câu 3: Em hiểu như thế nào về hình ảnh” bếp Hoàng Cầm”? Câu 4: Những người lính định nghĩa như thế nào về gia đình? Qua đó, em thấy được nét tính cách, phẩm chất gì ở họ? Câu 5: Ghi lại một từ láy trong đoạn thơ và nêu giá trị của nó? Câu 6: Trong câu thơ” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm” tác giả sử dụng những biện pháp tư từ gì? Chỉ rõ hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó? Câu 7: Viết đoạn văn cảm nhận của em về 2 đoạn thơ trên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6: Cho đoạn thơ “Không có kính Chỉ cần trái tim” Câu 1: Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng được dùng với ý nghĩa như thế nào . Câu 3: “Không có kính thùng xe có xước” xác định bptt và phân tích hiệu quả nghệ thuật của bptt đó trong hai câu thơ trên? Câu 4: Nêu tác dụng của thủ pháp đối lập được sử dụng trong khổ thơ. Câu 5:Ở một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, tác giả cũng lấy rất nhiều cái “ không” để làm nổi bật một cái “ có” . Đó là văn bản nào, của ai? Câu 6: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ. Trong đoạn có sử dụng câu ghép (Phân tích cấu tạo ngữ pháp) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7:
  28. Trong bài thơ Mẹ Tơm, Tố Hữu viết: Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật cũng viết: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu 1: Để ca ngợi về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến tranh, hai nhà thơ Tố Hữu và Phạm Tiến Duật đã cùng sử dụng một hình ảnh rất đẹp. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa hình ảnh đó? Câu 2: Một trong những thủ pháp độc đáo của Phạm Tiến Duật trong bài thơ là dùng cái không để nói về cái có. Qua khổ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ điều đó? Câu 3: Từ đoạn thơ trên và những hiểu biết, viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. ĐOÀN THUYÊN ĐÁNH CÁ I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cả như một khúc tráng ca. a) Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
  29. b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. c) Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Hiệu quà nghệ thuật của nó? Câu 2: Cảm hứng vũ trụ là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận. Khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã thể hiện rõ điều đó. a) Chép thuộc lòng khổ thơ đó. b) Phân tích hiệu quả của~việc sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ vừa chép. c) Từ “hát” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ. Điều đó có tác dụng gì? Câu 3: a) Ghi đúng tên tác giả và tên bài thơ có những câu thơ sau: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió - Thuyền ta ỉái giỏ với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) ghi lại cảm nhận về hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ trên. Câu 4: Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về ”. Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. a) Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9. b) Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng sự liên tưởng của nhà thơ Huy Cận vẫn được coi là hợp lí, vì sao? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? c) Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ờ câu (a): "Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương. " Em hãy viết tiếp (khoảng 8 — 10 câu) đê hoàn chỉnh đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép. Câu 5: a) Từ "Đông” trong câu thơ: “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất hai từ đồng âm khác nghĩa với từ đó. b) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên. Tìm trong bài Đoàn thuyền đánh cả hai câu thơ cũng có sử dụng phép tu từ giống câu thơ đó. c) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá. Câu 6: Cho đoạn thơ sau: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua củng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. a) Trong đoạn thơ trên có những hình ảnh nào lặp lại so với khổ thơ đầu? Nêu ý nghĩa của việc lặp lại những hình ảnh đó. b) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ, trong đó có sử
  30. dụng câu ghép và phép thế. Câu 7: Vẻ đẹp của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là sự kết họp của cảm hứng vũ trụ yà cảm hứng lãng mạn. Điều đó đã giúp Huy Cận tạo nên những hình ảnh thơ tầm vóc, lung linh, bay bổng, vừa thực vừa ảo, thể hiện niềm say mê của nhà thơ trước cuộc sống và con người mới. a) Hãy chép ra những câu thơ mang vẻ đẹp như thế. b) Chọn một hình ảnh thơ và viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đó. Câu 8: Huy Cận đã viết về cảm hứng sáng tác bài thơ Đoàn thuyền đảnh cá: “Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui và tự hào. trước thiên nhiên, cuộc sống. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ tâm sự của rihà thơ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Câu 2: Nêu bố cục của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá? Với việc tạo ra bố cục như vậy, nhà thơ Huy Cận muốn gửi gắm điều gì? Câu 3: Kể tên một văn bản khác cũng được sáng tác trong một chuyến đi thực tế, cho biết tên tác giả? Câu 4: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ đầu của đoạn. Câu 5: Biển nước ta ở phía Đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tai sao Huy Cận lại viết “Mặt trời xuống biển”. Cách viết đó tưởng như vô lí nhưng lại có lí ở chỗ nào? Câu 6: Cảm nhận về đoạn thơ trên bằng đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 8 – 10 câu) sử dụng 1 câu chứa thành phần phụ chú, gạch chân. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Câu 1: Trong bài “Cành phong lan bể” có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” Bài “Đoàn thuyền đánh cá” cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó. Câu 2: Con “cá song” và “ngọn đuốc” là hai sự vật khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lí. Tại sao? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của ông?
  31. Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ yêu cầu chép ở câu một: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp đẽ của biển cả quê hương”. Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn trên theo phương pháp lập luận diễn dịch (có câu ghép và có thành phần tình thái) Câu 4: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” , hình ảnh thơ nào được lặp lại nhiều lần nhằm làm nổi bật tư tưởng của bài thơ. Việc lặp lại đó nhằm nói lên tư tưởng gì?. Bằng một đoạn văn hãy chỉ ra ý nghĩa? Câu 5: Viết đọan văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về tình yêu lao động PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho câu thơ sau: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng” Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 2: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng? Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập và một câu ghép? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ chủ quền biển đảo của Tổ quốc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
  32. Cho câu thơ sau: “ Cá nhụ cá chim cùng cá đé” Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện 2 khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” và câu thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”? Câu 3: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng? Câu 4: Chép chính xác câu thơ trong bài “ Quê hương” của Tế Hanh cũng nói về lòng biết ơn của người ngư dân khi thu được những mẻ cá đầy khoang? Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó? Có sử dụng một phép liên kết câu đã học. Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo nước ta? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Cho câu thơ sau: “ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng” Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Câu 2: Nêu cách hiểu của em về các hình ảnh “ vẩy bạc”, “ đuôi vàng”? Câu 3: Hình ảnh “chùm cá nặng” có ý nghĩa gì? Câu 4: Ghi lại câu thơ trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữ văn THCs cũng viết về ngoại hình khỏa khoắn của những người dân chài. Cho biết tên tác giả. Câu 5: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng? Câu 6: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận chọn tả thời điểm lao động vào ban đêm là có ý nghĩa gì? Câu 7: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó khoảng 8-10 câu trong đó có sử dụng thành phần tình thái và một câu ghép( gạch chân)? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
  33. Cho câu thơ sau: “ Câu hát căng buồm với gió khơi” 1, Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? 2. Mở đầu của bài thơ, nhà thơ có viết: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi." Khổ kết thúc, nhà thơ cũng viết: "Câu hát căng buồm với gió khơi" a) Như vậy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì? b) Nêu tác dụng của biện pháp ngệ thuật đó? c) "Câu hát căng buồm cùng gió khơi" là hình ảnh hoán dụ hay ẩn dụ? 3. Nhận xét chung về giọng điệu, âm hưởng của bài thơ? - Cả bài thơ mang giọng điệu tươi vui, hồ hởi, tràn đầy hứng khởi và tình yêu lao động. - Bài thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới và tinh thần lạc quan của những con người làm chủ đất trời. 5. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó bằng một bài văn ngắn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và 1 thành phần phụ chú? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.” Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn) Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. BẾP LỬA I - Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mẩy nắng mưa. a) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ có chứa đoạn trích trên. b) Dựa vào mạch cảm xúc của nnân vật trữ tình trong bài thơ, em hãy nêu bố cục của bài thơ.
  34. c) Chi ra các từ, láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa " mà tác giả nhắc tới? d) Ghi lại ngắn gọn cảm nhận cùa em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. e) Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 vỉết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. Câu 2: a) Trong dòng hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? b) Ghi lại những câu thơ nêu ấn tượng về mùi khói của người cháu khi lên bốn tuổi. Vì sao đã bao lâu rồi mà mùi khói ấy vẫn khiến người cháu có cảm giác: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” c) Hai câu thợ dưới đây có sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó. Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Câu 3: Mở đầu bài thơ Khi con tu hú, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Khi con tu hú gọi bầy a) Tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học ở chương trình Ngữ văn lóp 9? Ghi rõ tên tác giả của bài thơ đó. b) Chép đoạn thơ có âm thanh của tiếng chim tu hú trong bài thơ đó. Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép. c) Âm thanh tiếng chim tu hú ờ hai bài thơ có ý nghĩa khác nhau như thế nào? d) Kể tên một tảc phẩm (trong chương trình Ngữ văn THCS) cũng nói về tình bà cháu mà em đã học. Ghi rõ. tên tác giả. Câu 4: Cho câu thơ: Năm giặc đổt làng cháy tàn cháy rụi a) Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo. b) Qua đoạn thợ vừa chép, hình ảnh người bà hiện lên với những phẩm chất nào đáng quý? Câu 5: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dằng a) Ba câu thơ trên trích từ tấc phẩm nào, của tác giả nào? Nêu những hiểu biết của em về tác giả. b) Vì sao trong đoạn thơ trên, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải là “bếp lửa” c) Cho câu văn: Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa. Coi câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng - phân - họp nêu cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thớ. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế. d) Theo em, trong bài thơ tình cảm bà cháu còn gắn với tình cảm nào khác nữa? Câu 6: Cho câu thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa a) Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo b) Từ "nhóm " trong đoạn thơ vừa chép mang những nét nghĩa nào?
  35. c) Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng Coi đây là câu mở đoạn, viết tiếp phần thân đoạn (khoảng 10 câu) để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn văn đó có sử dụng câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc. Câu 7: Cảm nhận của em vể tình bà cháu trong bài thơ? Câu 8: Xuyên suốt bài thơ là hình tượng bếp lửa. Hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng đó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc ba câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Câu 1:Ba câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản? Câu 2: Tìm các từ láy trong ba dòng thơ và chỉ rõ giá trị của chúng? Câu 3: Trong ba câu thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của các biện pháp đó? Câu 4: Nỗi nhớ quê trong những câu thơ trên có gì gần gũi với nỗi nhớ quê trong bài ” Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh? Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ba câu thơ trên? Có câu văn sử dụng thành phần phụ chú? Câu 6: Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho câu thơ “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” Câu 1: Chép lại chính xác các câu tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ? Câu 2: Lời dặn dò của người bà đối với đứa cháu trogn đoạn thơ vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao người bà phải vi phạm phương châm hội thoại đó Câu 3: Viết những câu thơ được sử dụng theo lối trực tiếp? Lời dẫn trực tiếp là gì? Câu 4: Nd chính của đoạn thơ? Câu 5: Đoạn thơ có nói tới sự tàn phá của chiến tranh. Em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch từ theo đề tài vừa nêu, có sử dụng khởi ngữ( gạch chân)? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
  36. Cho câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” Câu 1: Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt? Câu 2: Nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng? Câu 4: Xét theo mục đích nói, câu thơ “Ôi! Kì lửa” thuộc kiểu câu gì? Tác dụng? Câu 5: Hình ảnh “Bếp lửa” và hình ảnh “ngọn lửa” được nhắc lạ nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 6: Từ “nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào? Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa cho thế hệ mai sau. Em đồng ý không? Vì sao? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Cho câu thơ: “ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu.” Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt? Câu 2: Vì sao khi đến với “ khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” người cháu vẫn không thể quên nhắc nhở “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Câu 3: Những từ in đậm trong các câu dưới đây thuộc từ loại nào? Nêu ý nghĩa của sự thay đổi của những từ đó. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” Câu 4: Vì sao ở phần cuối bài thơ tác giả lại dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại là bếp lửa. Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì?
  37. Câu 5: Có ý kiến cho rằng hai câu thơ: “ Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở, Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người dân Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
  38. ÁNH TRĂNG I. Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Viết một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Nguyễn Duy và tác phầm Anh trăng.
  39. Câu 2: Cho câu thơ: Hồi nhỏ sống với đồng a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. b) Nêu hoàn cảnh sáng tác cùa bài thơ Anh trăng. Từ đó, hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ. c) Phân tích hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ Vừa chép. Câu 3: Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có một khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc. a) Hãy chép chính xác khổ thơ đó. b) Tình huống đưọc nêu ra trong khổ thơ có ý nghĩa gì? c) Kể tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên tác giả) có sử dụng thể thơ giống như bài thơ Ánh trăng. Câu 4: Cho khổ thơ sau: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng a) Có thể viết câu thơ đầu tiên của khổ thành: "Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? b)Từ láy “rưng rưng” trong câu thơ thứ hai cho em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ? c) Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu bị động. d) Ghép hai câu thơ trong một bài thơ (đã học ở lớp 7) cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vầng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Câu 5: Đến cuối bài thơ Ánh trăng, trăng vẫn “im phăng phắc" - sự im lặng hàm chứa nhiều tiếng nói bên trong khiến con người "giật mình". Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a) Theo em, vì sao có thể nói đó là cái "giật mình" đầy ý nghĩa? b) Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch (từ 10 câu đến 12 câu) phân tích khổ thơ trên để thấy được chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm Ánh trăng. Câu 6: a) Trong bài thơ Việt Bắc, sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu đã nhân danh người dân Việt Bắc nhắn nhủ đồng bào miền xuôi: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Nhà thơ Nguyễn Duy cũng có một bài thơ sáng tác năm 1978 (in trong sách Ngữ văn 9) cùng viết về chủ đề này. Hãy nêu tên của bài thơ đó. b) Từ đoạn thơ của Tố Hữu và bài thơ của Nguyễn Duy, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề là: “Tuy sáng tác ở hai thời điểm
  40. khác nhau nhưng những vần thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy gặp gỡ nhau ở lời nhắn nhủ: Hãy sống ân tình thuỷ chung". Câu 7:Hình tượng vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 8: “Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả”. Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng để thấy được thông điệp mà Nguyễn Duy gửi đến cho mọi người. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Hãy chép những câu thơ để hoàn thiện hai khổ thơ đầu của bài thơ? 2. Nêu nội dung chính hai khổ thơ đó? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ được sử dụng ở 2khổ thơ ? 4. Viết đoạn văn cảm nhận về 2 khổ thơ trong đó có sử dụng thành phần tình thái, phép nối câu bị động. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho câu thơ: “Từ hồi về thành phố” 1. Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ? Nêu nội dung chính hai khổ thơ đó? 2. Cả bài thơ chỉ có duy nhất một dấu chấm cuối bài. Điều đó có tác dụng gì? 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ được sử dụng ở khổ thơ 3? 4. Ghi lại các từ láy và nêu tác dụng của chúng trong hai khổ thơ em vừa chép? 5. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ “vội bật tung cửa sổ”. Câu thơ cho thấy điều gì về nhân vật trữ tình? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Chép thuộc lòng đoạn kết bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy 1. Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ “ Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dừng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa trong trường hợp này? Phân tích cái hay của việc sử dụng từ “ mặt”? 2. Từ “ rưng rưng” thuộc kiểu từ gì xét theo cấu tạo ? Nó biểu lộ tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
  41. 3, Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ em vừa chép? 4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ Vầng trăng tròn” và “ Trăng cứ tròn vành vạnh” 5 Tìm các từ láy trong hai khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng? 6, Hình ảnh “Vầng trăng” trong bài thơ có ý nghĩa gì? Tại sao suốt bài thơ tác giả có tới 4 lần gọi là “vầng trăng” mà nhan đề và khổ thơ cuối lại viết “ánh trăng” 7. Em hiểu thế nào về cái “giật mình” của nhân vật trữ tình? Viết một câu khái quát nhất về cái giật mình của người trong thơ? 8. Đọc bài thơ “Ánh trăng” em cảm nhận được bài học sâu sắc nào? Viết đoạn văn từ ba đến năm câu ? 9. Nêu chủ đề của bài thơ. Cảm nhận về đoạn thơ cuối của bài từ 8 đến 10câu ( sử dụng thành phần tình thái và phụ thái) 10. Trăng còn xuất hiện ở trong một số bài thơ trong chương trình NV9 mà em đã học. Ghi lại từ đó hãy phân tích và so sánh trăng trong những bài trên? LÀNG I. Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm xuất sắc cùa Kim Lân viết về đề tài người nông dân. a) Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân. b) Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Làng. Tác phẩm sử dụng ngôi kể. nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. c) Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
  42. d) Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu? e) Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả. Câu 2: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một ỉủc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại [ ] Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?, - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà chợ con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. (Ngữ văn 9, tập một) a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Đoạn văn kể về điều gì? b) Em hiểu “tinh thần” trong câu: “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lẳm cơ mà?” là gì?, c) Câu văn “Hay là chỉ lại ” có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? d) Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp phân tích tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng phép nối và thành phần tình thái. Câu 3: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới.
  43. "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chủng nỏ theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ Nước mắt ông giàn ra. về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây [ ]. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Kim Lân, Làng) a) Em hiểu gì về suy nghĩ của ông Hai trong câu văn sau: “Vê bây giờ ra ông chịu mẩt hết à? b) Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. Câu 4: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bẻ nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bẻ vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bẻ giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chày ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thì: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xỏ nhà, những lúc buồn khổ quả chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ ỉỏng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. (Ngữ văn 9, tập một)
  44. a) Câu văn: “Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. " thuộc hình thức ngôn ngữ nào? b) Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp làm rõ nỗi lòng sâu xa bền chặt của ông Hai dành cho quê hương, đất nước. Trong đoạn văn sử dụng một câu nghi vấn, một phép thế. Câu 5: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Dứt lời ông ỉão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đẩy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cái chính, ông ấy cho biết cái chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ợ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. (Kim Lân, Làng) a) Đoạn trích trên kể về tình huống nào? b) Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích "? c) “Làng Chợ Dầu chủng em Việt gian ” sử dụng biện pháp tu từ nào? d) Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà ông Hai lại sung sướng hể hả khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đỏ có ý nghĩa gì? Câu 6: Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện một cách chân thực sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai để làm sảng tỏ nhận định trên. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn
  45. được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015) Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích.Giải thích từ “ bông phèng, khướt”, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai từ “ miên man” và “mê man”. Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì? Câu 5: Phân tích và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông :phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Câu 6: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này? Câu 7: Cảm nhận của em từ 3- 5 câu về tình cảm của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên( có sử dụng câu ghép và câu có chứa thành phần phụ chú) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[ ]. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích? Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ?
  46. Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".? Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó? Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “ Ông Hai vẫn cứ trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.” Câu 1: Chỉ ra các yếu tố độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố ấy. Câu 2: Vì sao ông Hai lại “trằn trọc không sao ngủ được”? Câu 3: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 4: Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng. Câu 5: Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Câu 6: Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị h.biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao? Câu 7:Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Có thật không hở bác? Hay chỉ tại ” Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông lại có tâm trạng ấy? Câu 2. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích? Nêu tác dụng. Câu 3. Câu nói của ông Hai “ Hay là chỉ lại ”vi phạm phương châm hội thoại nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây ” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập
  47. tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình ” Câu 1: Nêu nội dung của đoạn văn? Câu 2: Câu văn “Hay là quay về làng? ” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Câu 3: Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì? Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Thành công trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu có chứa khởi ngữ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu (5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: -(6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. 1.Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? 2, Tại sao “nhìn lũ con”, “ nước mắt” của ông Hai lại cứ “ giàn ra”? 3. Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? 4. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn Làng ( Kim Lân) và “ Lặng lẽ Sapa”( Nguyễn Thành Long) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.
  48. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. (Kim Lân, Làng) 1, Đoạn trích trên kể về tình huống nào? 2, Tại sao tác giả lại để cho ông Hai nói “sai sự mục đích”? 3, “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào? 4, Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà tại sao ông Hai lại sung sướng hả hê khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì? 5,Trong đoạn trich, có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tac giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì? 6, Nhận xét về ngôn ngữ của ông Hai trong đoạn trích. Qua đó, em có cảm nhận gì về nhân vật này? 7, Qua những phẩm chất và hành động của nhân vật ông Hai, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu hãy nêu những suy nghĩ của em về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp( sử dụng một câu có chứa thành phần khởi ngữ) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Đọc đoạn trích sau: -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: -À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. a, Nêu nội dung của đoạn trích? b, Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ở đây có gì đặc biệt? c, Nêu cảm nhận của em vè những giọt nước mắt của ông Hai? d, Câu nói của ông Hai: Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc cố tình vi phạm phương châm ấy có ý nghĩa gì? e.Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? g, Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn là ‘Làng” mà không phải là “ Làng chợ Dầu”?
  49. LẶNG LẼ SA PA Câu 1: Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện. Nêu tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và ý nghĩa của tình huống đó. Câu 2: Cho đoạn trích sau: Gian khổ nhát là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cà mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung a) Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc cua nhân vật? Ngoải khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? b) Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? c) Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hoá trong đoạn trích trên . d)Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngấn thành công của nhà văn Nguyễn Thảnh Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. Câu 3: Cho câu vãn: Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao a) Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa lỗi. b) Nếu coi đây là câu đầu tiên của một đoạn văn thì: - Đoạn văn ấy mang đề tài gì? - Viết tiếp thành một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn có sử dụng câu ghép. Câu 4: Cho đoạn trích: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối?Vì nhác thấy người con gái nhè nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đù là giả trị một chuyến đi dài. a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. b) Từ việc đọc tác phẩm, em hiểu điều mả hoạ sĩ vẫn ao ước được biết là gì? c) “Những suy nghĩ đúng đẳn bao giờ cũng có những vang âm khơi gợi bao điều suy nghĩ kháp trong óc người khác ”. Theo em, những suy nghĩ đúng đắn của anh thanh niên đã tạo nên những vang âm thế nào trong tâm hồn người hoạ sĩ?
  50. d) Chỉ ra một câu nghi vấn trong đoạn trích trên. e) Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp với câu chủ đề là: Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và thành phần biệt ỉập cảm thán. Câu 5: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long có viết: “Những điều cô nghe cộng với những điều cô khảm phá thấy trên hai trang sách hay đang đọc dở của ngicời con trai làm cô bàng hoàng" a) “Người con trai” mà Nguyễn Thành Long nói tới trong câu văn trên là nhân vật nào trong tác phẩm? Bằng một đoạn văn ngắn hãy giới thiệu về nhân vật này. b) Vì sao người con gái trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long lại có cảm xúc “bàng hoàng” như thế? c) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa cùa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa. d) Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm có gì đặc biệt? Điều đó có ý nghĩa gì? Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tác phẩm. Câu 7: “Nghĩ cho cùng, "Lặng lẽ Sa Pa ” là một bức chân dung''. Theo em, chân dung đó của nhân vật nào? Hãy phân tích vẻ đẹp của bức chân dung đó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho đoạn văn sau: “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì 1ạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? Câu 2: Đoạn trích miêu tả cảnh gì? Cảnh được miêu tả dưới điểm nhìn của ai? Điểm nhìn ấy đem lại nét đặc sắc như thế nào cho cảnh? Từ điểm nhìn, tác giả đã giúp ta nhận biết được ngôi kể của truyện ngắn. Truyện được kể theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể ấy là gì? Những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có cùng ngôi kể (ghi rõ tên tác giả)? Câu 3: “Cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì 1ạ” qua biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó trong tái hiện cảnh? Câu 4: Các động từ “cuộn”, “lăn”, “rơi”, “luồn” được sắp xếp theo trật tự nào? Hiệu quả của cách lựa chọn trật tự ấy? Câu 5: Trong truyện LLSP, thiên nhiên nhiều lần có mặt. Điều đó có ý nghĩa thế nào với việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
  51. Câu 6: Viết đoạn văn Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu cảm nhận đoạn trích trên để làm rõ chất thơ trong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế ? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"? Câu 3: Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 4: Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho đoạn văn sau: “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ .chạy lại chỗ xe đỗ”. Câu 1: Lời giới thiệu của bác lái xe về “ một trong những người cô độc nhất thế gian” có tác dụng gì? Sau khi đọc văn bản, em có đồng ý với ý kiến của bác lái xe không? Vì sao?
  52. Câu 2: Xét về mặt cấu tạo, câu “ Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!” thuộc kiểu câu gì?Vì sao? Câu 3: Vì sao ông họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Cho đoạn trích sau: “ Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến”. Câu 1: Chi tiết anh thanh niên gửi tặng vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được cho thấy nét đẹp gì ở anh? Câu 2: Chi tiết “anh thanh niên mừng quýnh cầm cuốn sách” cho thấy anh là người như thế nào? Câu 3: Nêu hàm ý của câu: “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”. Câu 4: Em có nhận xét gì về tình cảm của các nhân vật trong đoạn trích giành cho nhau? Câu 5: Viết đoạn văn 5-7 nói về tình yêu thương, sự đồng cảm của con người trong cuộc sống? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Cho đoạn văn sau: “ Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ .tự nhiên, cô đỡ lấy.” Câu 1: Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích. Câu 2: Điều gì khiến ông họa sĩ và cô kĩ sư ngạc nhiên? Câu 3: Chỉ ra phép tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của biện pháp đó? Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu “ Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” giữ chức năng ngữ pháp gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Cho đoạn văn: “ Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi không thể ngủ lại được.” Câu 1: Công việc cụ thể của anh thanh niên là gì? Câu 2: Anh thanh niên phải làm việc trong điều kiện như thế nào? Câu 3: Phân tích giá trị của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
  53. Câu 4: Qua đoạn trích em thấy được nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Đọc kĩ đoạn văn sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. (Trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 1: Đoạn văn trên có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó. Câu 2: Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào? Tại sao khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật? Em hiểu dụng ý của tác giả như thế nào? Câu 3: Câu “ Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” được dùng với mục đích gì? Tại sao ở đây nhân vật không xưng “ cháu” mà lại xưng “ ta”? Câu 4: Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy”. Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? Theo em, điều gì giúp anh vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời, hoàn thành nhiệm vụ? Câu 5: Tìm khởi ngữ và lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? Câu 6: Từ những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) theo cách lập luận quy nạp, làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật mà em đã xác định ở câu 2. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu ghép (Gạch chân, chỉ rõ). Câu 7: Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết về xã hội, viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Đọc kĩ đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  54. "Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội họa không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia. Những điều có cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá thấy trên hai trang sách hay đang đọc dở của người con trai làm cô bàng hoàng. Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những con người như anh mà anh kể và con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà còn vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô". ( Trích “Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 187) Câu 1. Em hãy giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa bác họa sĩ, cô gái trẻ và anh thanh niên trong truyện ngăn “Lặng lẽ Sa Pa” trong khoảng 8 đến 10 câu văn. Câu 2: Trong câu văn “Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội họa không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia”, từ “băn khoăn” vốn thuộc từ loại nào và trong trường hợp này nó được dùng như từ loại nào? Câu 3: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ một bó hoa nào khác nữa trong suy nghĩ của cô gái trẻ? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong cách diễn đạt đó? Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những con người như anh mà anh kể. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu hỏi tu từ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9 Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
  55. Câu 2: Câu chuyện hai bố con anh thanh niên cùng viết đơn xin đi lính ra mặt trận cho thấy anh thanh niên là người như thế nào? Câu 3: Anh thanh niên chia sẻ “ Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu quan niệm về hạnh phúc của nhân vật như thế nào? Câu 4: Những người đáng vẽ khác mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới là ai? Vì đâu mà nhân vật cháu cho rằng họ đáng vẽ hơn mình? Lời từ chối này giúp em hiểu thêm được điều gì về nhân vật cháu? Câu 5: Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong truyện có gì đặc biệt? Vì sao ông lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy? Câu 6: Những từ ơ, ư trong câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” Thuộc những từ loại nào? Tác dụng của việc sử dụng những từ loại ấy trong câu? Câu 7: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, khởi ngữ, thành phần biệt lập có trong đoạn trích? Câu 8: Cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập, về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ - Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập một) Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” thuộc kiểu câu nào? Câu 3: Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại”? Câu 4: Qua câu chuyện về anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống cống hiến thầm lặng trong khoảng 200 chữ . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11 Dưới đây là một đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long:
  56. “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” (Trích SGK Ngữ văn 9 ,Tập 1 Tr.183-184) Câu 1: Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 2: Trong đoạn văn trên người cháu không kể cho người bác về điều gì về công việc của mình? Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên Câu 4: Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu “Rét, bác ạ.” thuộc kiểu câu nào? Câu 5: Qua câu văn: " Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy". Em hiểu gì về không gian trên đỉnh núi Yên Sơn lúc 1 giờ sáng và lòng đam mê công việc của anh thanh niên? Câu 6: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn trích. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Câu 7: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? Câu 8: Hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu phân tích vẻ đẹp của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích trên, trong đó sử dụng một câu ghép và một trợ từ (Gạch chân, chú thích câu ghép, trợ từ đó). Câu 9: Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12 Đọc ngữ liêu sau và trả lời các câu hỏi sau: { }- Báo cáo hết!- Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ- Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn một lượt trước khi ngồi xuống ghế. ( Lặng lẽ Sapa, Nguyễn Thành Long)
  57. Câu 1: Tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý. Câu 2: Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Câu 3: Viết lại câu in đậm thành câu có khởi ngữ? CHIẾC LƯỢC NGÀ I. Câu hỏi ôn luyện Câu 1: Em hãy tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng trong sách Ngữ văn 9, tập một. Câu 2: Một trong những thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện là việc sáng tạo tình huống. Trong văn bản Chiếc lược ngà, tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Câu 3: Cho đoạn trích: Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đổ là ai, mặt nó bỗng tái đì, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má! ”, Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. . (Ngữ vân 9, tập một) a) Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm nào? Của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. b) Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. ” c) Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh” đau đớn. Vì sao vậy? tác phẩm ngữ văn 9 cũng viết về con không nhận cha? d) Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và phép thế). Câu 4: Cho đoạn trích sau: ' - Ba a a ba!
  58. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba “ như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lẩy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và ôn cả vết thẹo dài bên má cùa ba nó nữa. (Ngữ văn 9, tập một) a) Dùng một câu văn để tóm tắt lại sự việc chính trong đoạn trích trên. b) Viết một đoạn văn (10 - 12 câu) theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu với ba. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và phép nối. c) Kể tên hai tác phẩm cùng viết về tình cảm gia đình trong kháng chiến mà em đã học trong chượng trinh Ngữ văn lớp 9. Ghi rõ tên tác giả. Câu 5: Cho đoạn trích sau: Trên sổng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng cửa anh. (Ngữ văn 9, tập một) a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. b) Người kể chuyện trong tác phẩm là ai? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì? c) Vì sao “Cây lược ngà ẩy chưa chải được mải tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”? d) Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà, trong đó có dùng khởi ngữ. Câu 6: Cho đoạn trích sau: Anh bị viên đạn của mảy bay Mĩ bẳn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. - Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ẩy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Ngữ văn 9, tập một) a) Câu văn: líĐến lúc ẩy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. " sử dụng phép tu từ nào? b) Chỉ ra thành phần biệt lập trong đoạn trích trên. c) Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu bị động. Câu 7: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu để làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 8: Từ sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước, hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ ưẻ ngày nay với Tổ quốc trong một bài văn ngắn khoảng môt trang giấy.
  59. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho đoạn trích : “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.” (Ngữ văn9, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr.196) Câu 1: Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm nào của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. Câu 2: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.” Câu 3: Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy? Câu 4: Phân tích giá trị của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích. Câu 5: Hãy viết một đoạn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế(Gạch dưới câu bị động và phép thế) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho đoạn trích sau: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật "con bé" dành cho ba trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ)
  60. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? của ai? Câu 2: Trong đoạn trích, bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao bé Thu lại cố tình vi phạm phương châm đó? Câu 3: Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý trong câu “ Cơm chín rồi!” Câu 4: Qua đoạn trích, em thấy được nét tính cách gì của bé Thu? Vì sao con bé lại phản ứng như vậy? Câu 5: Câu cuối cùng của đoạn trích chứa thành phần biệt lập nào? Hãy chỉ rõ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho đoạn văn sau: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên : . - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tối cố làm cho dây lòi tối khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. (Ngữ văn 9, tập một,NXB Giáo dục, 2005, trang 197) 1. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là người kể chuyện ? Kể về ai ? 2. Nêu tóm tắt mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật được kể trước khi sự việc này xảy ra. 3. Sự việc kể trên giữ vai trò như thế nào trong câu chuyện ? 4. a) Viết đoạn văn khoảng 15 câu về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang nhà bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng khỏi ngữ và. phần phụ chú. b) Chỉ rõ cách trình bày nội dung đoạn văn em vừa viết. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4