Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020

doc 7 trang nhatle22 8260
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2019 - 2020 Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận Thời điểm kiểm tra: Cuối kì I Số câu Mạch kiến Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Tổng số và số thức điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL I. PHÂN ĐỌC 1. Đọc thành tiếng Số câu 1 1 (Đọc các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần Số điểm 3,0 3,0 16 và TLCH) 2. Đọc hiểu, từ và câu 2. 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 2 4 2 bản 5,6 Bài: Chú lừa thông Câu số 1-2 3,4 minh Số điểm 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 2.2 Từ và câu Số câu 1 1 2 2 2 Từ trái nghĩa, đồng Câu số 7 8 9,10 nghĩa, quan hệ từ Số điểm 0,5 0,5 2,0 1,0 2,0 Số câu 3 3 2 2 6 5 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2,0 2,0 3,0 7,0 II. PHẦN VIẾT 2. Chính tả: Số câu 1 1 Bài: Chuyện khu Số điểm 2,0 2,0 vườn nhỏ (Viết đoạn: Cây quỳnh đến lá nâu rõ to) 2. Tập làm văn Số câu 1 1 Tả người Số điểm 8,0 8,0 Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 8,0 10
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học: 2019-2020 Môn: Tiếng Việt. (Thời gian theo từng phần) I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) + Học sinh đọc 1-2 đoạn trong các bài tập đọc kết hợp trả lời câu hỏi ứng với nội dung đoạn đọc. * Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách (trang 103). Phiếu 1: Đọc từ đầu đến phải là vườn? Phiếu 2: Đọc từ Một sớm chủ nhật đến hết bài *Bài: Mùa thảo quả (Trang 113) Phiếu 1: Đọc từ đầu đến bụng người Phiếu 2: Đọc từ Sự sống cứ tiếp tục đến hết bài * Bài: Người gác rừng tí hon (Trang 124) Phiếu 1: Đọc từ đầu đến bìa rừng chưa Phiếu 2: Đọc từ Qua khe lá đến thu lại gỗ Phiếu 3: Đọc từ Đêm ấy đến dũng cảm * Bài: Trồng rừng ngập mặn (Trang 128) Phiếu 1: Đọc từ Mấy năm qua đến Nam Định. Phiếu 2: Đọc từ Nhờ phục hồi đến hết bài * Bài: Chuỗi ngọc lam (Trang 134) Phiếu 1: Đọc từ Chiều hôm ấy đến người anh yêu quý Phiếu 2: Đọc từ Ngày lễ No en Bằng toàn bộ số tiền em có. Phiếu 3: Đọc từ Hai người đều im lặng đến hết. * Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144) Phiếu 1: Đọc từ đầu đến khách quý Phiếu 2: Đọc từ Y Hoa đến xem cái chữ nào * Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (Trang 153) Phiếu 1: Đọc từ đầu đến cho thêm gạo, củi Phiếu 2: Đọc từ Một lần khác đến Càng nghĩ càng hối hận.
  3. 2. Đọc hiểu – kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Thời gian làm bài: 35 phút Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chú lừa thông minh Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Câu 1. (0,5 điểm) Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. B. Bác đến bên giếng nhìn nó. C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. D. Bác ta đổ nước xuống giếng. Câu 2. (0,5 điểm) Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa. B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. D. Cùng với hàng xóm mổ thịt chú lừa Câu 3. (0,5 điểm) Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. C. Lừa đứng yên và chờ chết. . D. Kêu gào thảm thiết rồi năm yên chờ chết.
  4. Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Nhút nhát, sợ chết. B. Nhút nhát, nóng vội. C. Nóng vội, dũng cảm. D. Bình tĩnh, thông minh. Câu 5. (1 điểm) Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết: Viết câu trả lời của em Câu 6. (1 điểm) Qua nội dung bài đọc em rút ra bài học gì cho bản thân? Viết câu trả lời của em Câu 7. (0,5điểm) Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “Học tập quả là khó khăn gian khổ” Câu 8. (0,5điểm) Từ trái nghĩa với từ cực khổ là Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Sung sướng B. Siêng năng C. Lười biếng D. Đau khổ Câu 9. (1 điểm) Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ sa trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” Viết câu trả lời của em Câu 10. (1 điểm) Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” Viết câu trả lời của em II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả Nghe – viết (2 điểm) (15 phút) Chuyện khu vườn nhỏ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chum ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp nhỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc 2.Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 35 phút lá nâu rõ to. Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất Theo Văn Long KHỐI TRƯỞNG CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG Theo: Nguyễn Phan Hách
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm ) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (100 đến 110 tiếng /1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Câu 1. Khoanh vào đáp án C (0,5 điểm) Câu 2: Khoanh vào đáp án B (0,5 điểm) Câu 3. Khoanh vào đáp án A (0,5 điểm) Câu 4. Khoanh vào đáp án D (0,5 điểm) *Lưu ý: Nếu học sinh khoanh tròn từ 2 ý trở lên thì không ghi điểm, trường hợp học sinh gạch bỏ kết quả sai và khoanh tròn vào kết quả đúng thì vẫn ghi điểm tối đa. Câu 5. Học sinh biết nói câu khuyên mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết (1 điểm) Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh trong mọi tình huống. Câu 6. HS có thể nêu được các ý như sau: Khi bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đừng bỏ cuộc hãy bình tĩnh để tự cứu chính mình (1điểm) *Lưu ý câu 5,6 : HS ghi câu khác đáp án, nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa. Câu 7. “Học tập quả là khó khăn và gian khổ” (0,5điểm) Câu 8. Khoanh vào đáp án A (0,5 điểm) Câu 9. Từ thay thế rơi, sảy, ngã (1 điểm) Câu 10. Cặp từ chỉ quan hệ từ Vì - nên(1 điểm) “ Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm)
  6. - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; viết thiếu 1 chữ; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu được người sẽ tả. - Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. *Lưu ý: Giới thiệu được người sẽ tả nhưng chưa rõ ràng,chưa đầy đủ thông tin, câu văn còn lủng củng, mở bài ngắn - thường là một câu đơn giản: 0,5 điểm. 2.Thân bài: (4 điểm) a. Nội dung (2 điểm) *Tả hình dáng : ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng )(1 điểm). *Tả tính tình,hoạt động : (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác ) (1điểm). *Lưu ý: Tả được hình dáng, tính tình, hoạt động nhưng chưa rõ, nội dung còn sơ sài: 0.5 điểm. Tả chưa chi tiết từng đặc điểm, nội dung còn sơ sài: 0.5 điểm. b. Kĩ năng (2 điểm) + Đúng bài văn tả người, trình bày đúng ba phần rõ ràng: 1 điểm. + Xác định được các ý trọng tâm và các ý tả các đặc điểm, tính cách ; trình bày ý có hệ thống, câu văn có từ ngữ miêu tả, giúp người đọc thấy được những đặc điểm riêng : 1 điểm. *Lưu ý: Tả được các ý nhưng câu văn còn sơ sài, sa vào liệt kê, các câu chưa có sự kết nối: 0,5 điểm. 3. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ về người được tả *Lưu ý: Nêu lên được tình cảm, thái độ của mình nhưng còn chung chung, thường là một câu đơn giản, sơ sài: 0,5 điểm. 4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. Chữ viết đúng cỡ, trình bày đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm * Lưu ý: Chữ viết chưa đúng cỡ, trình bày còn tẩy xóa một vài chỗ, còn sai một vài lỗi chính tả: 0,25 điểm 5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm Biết dùng từ ngữ hợp lí khi tả người. Biết chấm câu khi đủ ý, biết liên kết các câu, ý phù hợp: 0,5 điểm 6. Sáng tạo: 1điểm + Biết dùng biện pháp so sánh để tả các đặc điểm : 0,5 điểm.
  7. + Các câu văn có ý hay, dùng từ ngữ phù hợp, biết sắp xếp ý, cách tả rõ ràng giúp người đọc, người nghe hiểu được nội dung tả người: 0,5 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.