Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuần 2

docx 25 trang Hải Lăng 18/05/2024 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chu_diem_tuoi_nho_lam_viec_nho_tuan.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuần 2

  1. TUẦN 2 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ Bài 3: Đọc: Gieo ngày mới (Tiết 1 + 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù: - Trao đổi chia sẻ về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù hợp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa. - Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện. 2 . Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động nói và nghe, đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: Yêu quý bạn bè, mọi người trong gia đình - Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia những công việc vừa sức của bản thân. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, SGV, bài giảng điện tử có tranh minh họa. - HS: Sách, vở, ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Trao đổi chia sẻ về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi chia - HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ về ngày sẻ về ngày mới của mỗi người trong gia mới của mỗi người trong gia đình em. đình em bắt đầu như thế nào? - HS trình bày
  2. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét + Tranh 1: bố đang đi ra đồng - Cho học sinh xem tranh và nêu các hoạt + Tranh 2: mẹ đang tát nước bên sông động của các nhân vật trong tranh + Tranh 3: Cô giáo đang giảng bài + Tranh 4: Bà dệt khăn - HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét. - Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội - HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung dung bài đọc. bài học. - GV giới thiệu bài mới và ghi bảng tên bài - HS ghi tên bài vào vở. học. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập (25 phút) Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe. + Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi; giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ, - GV hỏi: + Bài đọc của tác giả nào? + Tác giả: Ngọc Hà - GV gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc. - Bài này chia làm mấy đoạn? - Bài này có 3 đoạn. Đoạn 1: Ba khổ thơ đầu Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư Đoạn 3: Khổ thơ cuối - GV nhận xét, chốt lại từng đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Một vài HS đọc đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó trên màn - HS luyện đọc từ ngữ khó, 2 HS đọc hình: gieo, gặt, giòn tan, trước lớp. - Luyện đọc cách ngắt nghỉ một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Heo may/ gió mùa trở lạnh/ Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/ Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/ Cháu quàng/ qua suốt ngày đông.//
  3. Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/ Cho gió/ hong những đám mây/ Cho cả trời sao/ lấp lánh Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.// - Tổ chức cho HS đọc nhóm 3, mỗi bạn 1 đoạn. - HS ngồi theo nhóm 3, nhóm trưởng điều - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, cách ngắt khiển các bạn trong nhóm đọc. Nhận xét nghỉ hơi cho HS. bạn đọc trong nhóm. - Gọi HS nhận xét bạn đọc theo tiêu chí đánh giá: - Đại diện 2 nhóm HS đọc từng đoạn + Đọc đúng. trước lớp. + Đọc to, rõ ràng. - HS khác nhận xét. + Ngắt nghỉ hơi đúng. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - Gọi HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét chung. - 1HS đọc cả bài, cả lớp theo dõi. - HS nhận xét Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc. Từ đó rút ra được ý nghĩa . - Cho HS giải nghĩa từ: gầu, heo may, mùa - HS giải thích nghĩa. vàng, chồi non, + gầu: Vật làm bằng tre, nứa, dùng để - GV nhận xét, bổ sung. tát hoặc múc nước. + Heo may: Những cơn gió nhẹ, kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu. + mùa vàng: mong ước lúa được mùa + chồi non: ý nói các bạn nhỏ giống như những mầm cây bé bỏng. - Tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và - HS thảo luận nhóm đôi đọc lại từng thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi đoạn để trả lời các câu hỏi trong bài. 1- 4. - Theo dõi HS thảo luận trong 5 phút. - HS tham gia trả lời trước lớp. HS khác - Tổ chức cho HS chơi chia sẻ câu trả lời nhận xét, bổ sung. trước lớp. Câu 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu + Ngày mới của cha bắt đầu bằng việc bằng việc gì? dắt trâu ra đồng, của mẹ bắt đầu bằng việc bắc gầu tát nước, của cô giáo bắt đầu
  4. bằng bài giảng mới, của bà bắt đầu bằng việc dệt một chiếc khăn quàng cho cháu. - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - HS lắng nghe Câu 2: Mỗi hình ảnh dưới đây muốn nói + Mùa vàng ấm áp: nói lên mong ước lên điều gì? Nói về 1 - 2 hình ảnh em mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm thích. no cho con người. + Ước mơ xanh: nói về những ước mơ đẹp của học sinh. + Chồi non vươn lớn: là hình ảnh các bạn học sinh dần lớn lên, trưởng thành hơn. + Hoa trái ngọt lành: nói về thành quả ngọt ngào của thầy cô đó là những bạn học sinh ngoan. + HS nêu theo ý kiến cá nhân về hình ảnh mình yêu thích - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - HS nêu: Những công việc để bắt đầu - Đoạn 1 nói về điều gì? ngày mới của cha mẹ, cô giáo và bà và - GV nhận xét, chốt câu trả lời. mong ước của mỗi người khi làm việc. - HS trả lời: Đêm đêm mọi người có giấc Câu 3: Theo em, nhờ đâu đêm đêm mọi ngủ say là nhờ: Bầu trời gieo mưa rồi người có giấc ngủ say? nắng. Cho gió hong những đám mây. Cho cả trời sao lấp lánh - HS trả lời: Cách gieo ngày mới của bầu trời. + Đoạn 2 nói về điều gì? - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - HS trả lời: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có yêu thương và một chuỗi cười. Khi chưa gì đặc biệt? Vì sao? đủ sức làm những việc lớn thì tình yêu và chuỗi cười giòn tan trong trẻo của bạn nhỏ chính là cách tốt nhất giúp ngày mới của mọi người tràn ngập yêu thương. - HS trả lời: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ + Đoạn 3 nói về điều gì? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài, ý nghĩa bài đọc. - HS nêu nội dung, ý nghĩa bài theo ý hiểu
  5. - GV nhận xét, chốt nội dung, ý nghĩa - HS nghe bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù hợp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.  Hoạt động nối tiếp: (5 phút) + Qua bài đọc, em có nhận xét gì về bạn - HS nêu: Bắt đầu ngày mới bằng những nhỏ? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? việc đơn giản phù hợp với bản thân. - GDHS: chăm chỉ, tự giác làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi. - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị tiết 2 của bài: Luyện tập về danh từ. Tiết 2 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho HS - Gọi 1 HS đọc lại bài thơ Gieo ngày mới - HS đọc bài và TLCH - 1 HS nêu lại nội dung bài Gieo ngày mới - Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe và ghi tên bài vào vở - Dẫn dắt học sinh vào bài. 2. Hoạt động luyện tập (25 phút) Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Phân biệt được giọng của các nhân vật, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật. - Gọi HS đọc lại toàn bài. - 1 HS đọc lại. - GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được - HS nêu lại: Toàn bài đọc với giọng trong giọng đọc toàn bài. sáng, vui tươi; giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ, - Gọi HS đọc lại 3 khổ thơ cuối - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + 3 khổ thơ cuối này chúng ta cần đọc với + giọng nhân vật em trong trẻo, hồn nhiên, giọng như thế nào? vui tươi, hơi cao giọng, nhấn giọng ở
  6. những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc và hoạt động của nhận vật. - Chiếu màn hình ghi 3 khổ thơ cuối và - HS chú ý . nhắc nhở HS đọc đúng giọng. Heo may/ gió mùa trở lạnh/ - HS quan sát. Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/ Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/ Cháu quàng/ qua suốt ngày đông.// Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/ Cho gió/ hong những đám mây/ Cho cả trời sao/ lấp lánh Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.// Em biết thương bà,/ thương mẹ/ Yêu cô,/ yêu cả bầu trời/ - A,/ em/ sẽ gieo ngày mới/ Giòn tan/ bằng/ một chuỗi cười!// - Tổ chức cho HS đọc trong nhóm đôi 3 khổ thơ cuối - HS đọc trong nhóm đôi 3 khổ thơ cuối - Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trước lớp. - 2 HS đọc lại trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - HS nhận xét. - Gọi HS đọc cả bài. - 1HS đọc toàn bài, học sinh còn lại đọc - Tổ chức cho HS tự nhẩm đọc thuộc lòng thầm bài bài thơ - HS tự nhẩm học thuộc. - Gọi HS thi đọc thuộc lòng trước lớp - Đại diện 1 số HS thi đọc thuộc lòng - GV nhận xét, tuyên dương HS thuộc bài. trước lớp. Hoạt động 4: Đọc mở rộng – Sinh hoạt câu lạc bộ sách “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” Mục tiêu: - Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện. * Tìm đọc một truyện viết về: Thiếu nhi làm việc tốt, Thiếu nhi sáng tạo, Thiếu nhi chăm ngoan. - GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2a - 1 HS đọc bài tập 2a - GV hướng dẫn HS tìm đọc một số - HS lắng nghe: truyện trong tủ sách gia đình, thư viện Ví dụ: Thiếu nhi làm việc tốt: Đi tìm việc nhà trường về chủ điểm “Tuổi nhỏ làm tốt, Các em nhỏ và cụ già. việc nhỏ” Thiếu nhi sáng tạo: Cậu bé thông minh, Gọi bưởi
  7. Thiếu nhi chăm ngoan: Ông Trạng thả diều. * Viết nhật kí đọc sách - GV yêu cầu HS đọc bài tập 2b - HS đọc bài tập - GV giới thiệu HS viết vào nhật kí đọc - HS lắng nghe sách dựa vào những ý tưởng hay những chi tiết quan trọng vào Nhật kí đọc sách - Ngoài ra có thể trang trí nhật kí đọc sách * Chia sẻ về truyện đã đọc - GV gọi 1 học sinh đọc bài tập 2c - HS đọc bài tập - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 - HS thảo luận nhóm 4 cùng chia sẻ về truyện đã đọc cho các bạn trong nhóm - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm - Tổ chức cho các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét – tuyên dương - Nhận xét 3. Hoạt động tiếp nối (5 phút) - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc - HS làm bài tập trắc nghiệm nghiệm:0.1 Câu 1: Trong bài “Gieo ngày mới” ngày mới của cha bắt đầu bằng công việc gì? A. Bắc gầu tát nước B. Dắt trâu ra đồng C. Giảng bài mới Câu 2: Bạn nhỏ trong bài “Gieo ngày mới” gieo ngày mới thế nào? A. Bằng yêu thương và một chuỗi cười B. Đi học và nghe giảng bài C. Phụ giúp ba mẹ làm việc - Nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS lắng nghe. - GDHS: Mỗi người nên chọn một việc phù hợp, có ích để bắt đầu một ngày mới - Lắng nghe và thực hiện. - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về chuẩn bị bài học tiết sau: Danh từ chung, danh từ riêng IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .
  8. Tiếng Việt Bài 3: Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ riêng, danh từ chung 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được các bài tập về từ danh từ riêng danh từ chung, biết vận dụng danh từ để áp dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong giờ học. - Trách nhiệm: Có ý thức tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử, phiếu bài tập - HS: Sách, vở , ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS . - Thế nào là danh từ? - HS trả lời - Đặt câu với các danh từ sau: ánh nắng, - HS lần lượt đặt câu với các danh từ con đường, buổi sáng - GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng - HS ghi tên bài vào vở. tên bài học. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. (25 phút) Hoạt động 1: Nhận diện danh từ riêng, danh từ chung - Mục tiêu: HS biết nhận diện về danh từ chung, danh từ riêng - Cách tiến hành: Bài 1: Xếp từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài vào vở - HS hoạt động cá nhân làm bài. + Tên người: Lê Lợi + Tên sông, núi, đầm: Bạch Đằng, Lam Sơn, Vọng Phu, Thị Nại - Theo dõi học sinh làm việc. + Tên tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi
  9. - Gọi HS trình bày - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời - HS nhận xét. chính xác - HS nghe. Bài 2: Xếp các từ sau đây vào hai nhóm a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2. - HS xác định yêu cầu. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi - HS thảo luận nhóm đôi thực hiện - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi, Bình Định, Vọng Phu, Thị Nại, Quảng Ngãi. b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh. - Đại diện học sinh chữa bài trước lớp, - Gọi đại diện học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, chốt, bổ sung đáp án chính xác Hoạt động 2: Cách viết danh từ chung, danh từ riêng - Mục tiêu: Biết cách viết danh từ chung, danh từ riêng Bài 3: Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2: - HS xác định yêu cầu của bài tập 3. - HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc lại nhóm từ ở bài tập 2 - HS đọc lại nhóm từ ở bài tập 2. - Em có nhận xét gì về cách viết các từ ở bài - Danh từ chung: viết thường tập 2 - Danh từ riêng: Viết hoa chữ cái đầu - Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận của mỗi tiếng. xét, bổ sung. - HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận - GV nhận xét, chốt câu đúng. xét. - GV rút ra ghi nhớ: Danh từ chung là tên một loại sự vật Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng được viết hoa - Gọi 1 – 2 HS đọc ghi nhớ - HS đọc ghi nhơ Hoạt động 3: Tìm danh từ riêng Mục tiêu: Nhận diện được danh từ riêng
  10. Bài 4: Tìm 2- 3 danh từ riêng trong mỗi nhóm dưới đây: + Tên nhà văn hoặc nhà thơ + Tên sông hoặc núi + Tên tỉnh hoặc thành phố - HS xác định yêu cầu của bài tập 4. - HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào - HS thảo luận nhóm 4 làm bài phiếu + Tên nhà văn hoặc nhà thơ: Tô Hoài, Huy Cận, Trần Đăng Khoa, + Tên sông hoặc núi: Hồng, Tiền, Đông Nai, Ba Vì + Tên tỉnh hoặc thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Cần Thơ, - Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận - HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. xét. - GV nhận xét, chốt câu đúng. Hoạt động 4: Viết câu có sử dụng danh từ riêng Mục tiêu: Viết được câu có sử dụng danh từ riêng Bài 5: Viết 3 – 4 câu giới thiệu về nơi em ở, trong câu có sử dụng danh từ riêng - HS xác định yêu cầu của bài tập 5. - HS xác định yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói cho - HS thảo luận nhóm đôi bạn mình nghe - Sau đó viết bài vào vở - HS viết bài vào vở - Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận - HS chia sẻ bài viết trước lớp xét, bổ sung. - GV nhận xét 3. Hoạt động vận dụng: (4 phút) - Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? - HS trả lời - Tìm 2 danh từ riêng, 2 danh từ chung - HS nêu - GV nhận xét, tuyên dương  Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. HS tự đánh giá. - Dặn HS xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Viết đoạn mở bài và - HS lắng nghe. kết bài cho bài văn kể chuyện IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
  11. . Tiếng Việt Bài 4: Viết : Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện. (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Nhận diện và viết được đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe. - Biết cách trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc làm của em để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác viết văn trong giờ học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ bài viết và nhận xét bài viết của bạn trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết được đoạn mở và và kết bài cho bài văn kể chuyện đúng yêu cầu và biết vận dụng vào kể chuyện trong thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: yêu thương, quý mến mọi người. - Trung thực: luôn chân thành, nói đúng sự thật. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử - HS: Sách, vở , ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào tiết học - Bài văn kể chuyện có mấy phần? Đó là - HS tham gia nêu trước lớp. những phần nào? - GV nhận xét. - GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng - HS ghi tên bài vào vở. tên bài học. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. (25 phút) - Mục tiêu: Nhận diện và viết được đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe. - Cách tiến hành: Bài 1: Đọc hai đoạn văn ở SGK trang 21 và cho biết a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan.
  12. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS xác đinh yêu cầu bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài - HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập tập a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu - GV theo dõi, hỗ trợ học sinh chuyện chọn kể: Đoạn văn thứ nhất b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan: Đoạn văn thứ hai - Tổ chức cho HS trình bày - HS trình bày - Nhận xét – sửa sai - HS nghe. - Gv rút ra kết luận: - HS nghe. + Có hai cách mở bài: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện Mở bài gián tiếp: Dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan. Bài 2: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết: a. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện? b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2 - HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập - GV theo dõi, hỗ trợ. - Cho HS trình bày trước lớp - HS trình bày a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: đoạn văn thứ nhất b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc - Gv nhận xét, sửa sai của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn - GV rút ra kết luận:Có hai cách kết bài: văn thứ hai Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết sau khi kết thúc câu chuyện Kết bài mở rộng: Nêu kết thúc câu chuyện và bày tỏ suy nghĩ tình cảm, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện - Yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu - HS nhắc lại hỏi: Theo em có những cách nào để viết - HS thảo luận nhóm đôi. đoạn mở bài và đoạn kết bài trong bài văn kể chuyện? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp - HS trình bày
  13. - Nhận xét và rút ra ghi nhớ - Gọi 1- 2 học sinh đọc lại ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ Bài 3: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 3 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập 3 - GV theo dõi, hỗ trợ. - HS viết bài vào vở - Cho HS trình bày trước lớp - Nhận xét, tuyên dương 3. Hoạt động vận dụng: (4 phút) Mục tiêu: - Biết cách trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc làm của em để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa - Cách tiến hành: - Gv gọi HS đọc yêu cầu hoạt động vận - HS đọc trước lớp. dụng. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 theo - HS hoạt động nhóm 4. gợi ý sau: + Việc em thường làm mỗi ngày để bắt đầu ngày mới? (Ăn sáng, soạn sách vở, ) + Việc em nên làm để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa và giải thích lí do ? ( Tập thể dục buổi sáng – tốt cho sức khỏe, Tưới cây – giúp cây xanh tốt, Nói lời yêu thương – đem lại niềm vui cho người thân) - Gọi học sinh nói nối tiếp bằng hình thức - HS lần lượt trình bày Chuyền hoa niềm vui - HS khác nhận xét. - Nhận xét và tổng kết bài học  Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. HS tự đánh giá. - Dặn HS xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bài 4: Đọc: Lên nương - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: . TUẦN 2 TIẾNG VIỆT
  14. CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ Bài 4: Đọc: Lên nương (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù: - Trao đổi được với bạn suy nghĩ, cảm xúc khi quan sát theo tranh vẽ hoạt động của bạn nhỏ miền núi; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung của bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được giọng của các nhân vật; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Liêm đã biết lên nương chặt cỏ cho bò khi bố mẹ đi vắng, chị bận ôn thi. Từ đó rút ra được ý nghĩa: Liêm là một thiếu niên tự giác, biết tham gia làm việc nhà vừa sức. Em chính là một bông hoa của núi rừng. 2 . Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học : thực hiện được các hoạt động cá nhân như chuẩn bị được bài học, tự đọc được bài và trả lời câu hỏi trong giờ học. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn khi tham gia các hoạt động nói và nghe, đọc thành tiếng, đọc hiểu trong nhóm và trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các hoạt động trong bài và biết vận dụng đọc hiểu trong thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: Yêu thương các bạn ở vùng cao. - Chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác, tham gia làm những việc nhà vừa sức. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, SGV, bài giảng điện tử có tranh minh họa. - HS: Sách, vở, ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Trao đổi được với bạn suy nghĩ, cảm xúc khi quan sát theo tranh vẽ hoạt động của bạn nhỏ miền núi; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung của bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Gv chiếu tranh minh họa lên bảng. - HS quan sát tranh minh họa. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi thực - HS ngồi theo nhóm đôi, quan sát tranh hiện theo yêu cầu: và nêu: Em hãy quan sát bức tranh trong bài đọc và chia sẻ với bạn về bức tranh theo những gợi ý sau: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Tranh vẽ cảnh nương ngô trên núi. + Bạn nhỏ đang làm gì? + Bạn nhỏ đang thu hoạch ngô.
  15. + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn + Các bạn nhỏ thật chăm chỉ, siêng năng nhỏ? nhưng cũng nhiều khó khăn, vất vả. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt nội dung trong tranh. - HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung - Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội bài học. dung bài đọc. - HS ghi tên bài vào vở. - GV giới thiệu bài mới và ghi bảng tên bài học. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập .(22 phút) Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được giọng của các nhân vật. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe. + Lưu ý: Giọng kể thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả cảnh đẹp thiên nhiên, suy nghĩ, việc làm của nhân vật, giọng của bố trầm ấm, giọng liêm mạnh dạn, dứt khoát. - GV hỏi: + Bài đọc của tác giả nào? + Tác giả: Lục Mạnh Cường. - GV gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc. - Bài này chia làm mấy đoạn? - Bài này có 3 đoạn. Đoạn 1: từ đầu dưới huyện. Đoạn 2: tiếp theo bó cỏ là đủ. Đoạn 3: còn lại. - GV nhận xét, chốt lại từng đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Một vài HS đọc đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó trên màn - HS luyện đọc từ ngữ khó, 2 HS đọc hình: hít hà, tròn ủm, quẩy tấu trước lớp. - Luyện đọc cách ngắt nghỉ một số câu văn dài trên màn hình. + Ngô,/ cỏ voi và những loại cỏ khác/ đón những cơn mưa mùa hạ /vươn lên xanh ngắt.// + Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí,/ nắng vàng/ soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm.// - Tổ chức cho HS đọc nhóm 3, mỗi bạn 1 đoạn.
  16. - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, cách ngắt - HS ngồi theo nhóm 3, nhóm trưởng điều nghỉ hơi cho HS. khiển các bạn trong nhóm đọc. Nhận xét - Gọi HS nhận xét bạn đọc theo tiêu chí bạn đọc trong nhóm . đánh giá: - Đại diện 2 nhóm HS đọc từng đoạn + Đọc đúng. trước lớp. + Đọc to, rõ ràng. - HS khác nhận xét. + Ngắt nghỉ hơi đúng. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - Gọi HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét chung. - 1HS đọc cả bài, cả lớp theo dõi. - HS nhận xét Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc. Từ đó rút ra được ý nghĩa . - Cho HS giải nghĩa từ: thung lũng, cao - HS giải thích nghĩa. nguyên, nương, tròn ủm. + thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai - GV nhận xét, bổ sung. sườn đồ, sườn núi. + cao nguyên: vùng đất rộng, cao lớn, - Tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và xung quanh có sườn dốc. thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi + nương: vùng đất trồng trọt ở vùng đồi 1- 5. núi. - Theo dõi HS thảo luận trong 5 phút. + tròn ủm: thật tròn do mặt trời chiếu - Tổ chức cho HS chơi chia sẻ câu trả lời thẳng từ trên cao xuồng. trước lớp. Câu 1: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu - HS thảo luận nhóm đôi đọc lại từng được tả bằng những hình ảnh nào? đoạn để trả lời các câu hỏi trong bài. - HS tham gia trả lời trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. + Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh: - Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. - Mùi ngô non thơm dịu trong gió. - Cao nguyên đang mùa xanh mát. - Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt.
  17. - HS nêu: Cảnh đẹp trên đường từ nhà + Nêu ý chính đoạn 1. Liêm lên nương. - HS trả lời: - GV nhận xét, chốt câu trả lời. a. Những bó cỏ voi đều "chạy" từ trên Câu 2: Mỗi cách nói sau có gì thú vị? nương về trên lưng của bố: thể hiện sự hài a. Những bó cỏ voi đều "chạy" từ trên hước, hóm hỉnh của tác giả để diễn tả sự nương về trên lưng của bố. nhanh nhẹn, khỏe khoắn của bố khi gánh b. Lưng con còn nhỏ lắm. Không đủ sức cỏ voi về. nuôi hai con bò đâu. b. Lưng con còn nhỏ lắm. Không đủ sức nuôi hai con bò đâu: thể hiện sự yêu - GV nhận xét, chốt câu trả lời. thương của bố đối với con. Bố sợ con còn nhỏ, sợ con vất vả vì công việc cắt cỏ nuôi bò nặng nhọc. - HS trả lời: Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc? + Những chi tiết cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc là: + "Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi". + Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. - HS nêu: Liêm vui vẻ nhận chăm hai con + Đoạn 2 nói về điều gì? bò. - GV nhận xét, chốt câu trả lời. Cách tả mặt trời và nắng thể hiện sự hóm Câu 4: Cách tả mặt trời và nắng đoạn cuối hỉnh của tác giả: mặt trời mới đi hơn nửa có gì hay? đường một tí có nghĩa là mặt trời mới đi qua thiên đỉnh, khi đó ánh nắng chiếu xuống sẽ vuông góc với mặt đất nên bóng của Liêm tròn và dẹp. + Cảnh đẹp buổi chiều trên nương. + Đoạn 3 nói về điều gì? - HS nêu nội dung, ý nghĩa bài theo ý hiểu - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài, ý nghĩa bài - HS nghe đọc. - GV nhận xét, chốt nội dung, ý nghĩa bài đọc: Liêm đã biết lên nương chặt cỏ cho bò khi bố mẹ đi vắng, chị bận ôn thi. Liêm là một thiếu niên tự giác, biết tham - HS nêu: Bài đọc đã giúp em biết thêm
  18. gia làm việc nhà vừa sức. Em chính là một nhiều điều đáng để học tập về cuộc sống bông hoa của núi rừng. của các bạn nhỏ vùng cao: các bạn nhỏ Câu 5: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì vùng cao phải sống trong điều kiện thiếu về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao? thốn về cơ sở vật chất, đường đến trường còn nhiều gian nan và phải làm những - Nhận xét, bổ sung, giáo dục HS: Yêu công việc phụ giúp gia đình nặng nhọc thương các bạn ở vùng cao, tự giác tham ngay từ khi còn bé, gia làm các việc vừa sức trong gia đình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Phân biệt được giọng của các nhân vật, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật. - Gọi HS đọc lại toàn bài. - 1 HS đọc lại. - GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được - HS nêu lại: Giọng kể thong thả, vui tươi, giọng đọc toàn bài. nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả cảnh đẹp thiên nhiên, suy nghĩ, việc làm của nhân vật, giọng của bố trầm ấm, giọng Liêm mạnh dạn, dứt khoát. - Gọi HS đọc lại đoạn 2. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Đoạn 2 này chúng ta cần đọc với giọng + giọng vui, trong sáng, giọng của bố như thế nào? trầm ấm, giọng Liêm mạnh dạn, dứt khoát, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghỉ, tình cảm của nhân vật. - Chiếu màn hình ghi đoạn văn 2 và nhắc - HS chú ý . nhở HS đọc đúng giọng. Liêm có cả mùa hè/ trên mảnh nương xanh - HS quan sát. biếc này.// Hôm nay,/ Liêm lên nương/ chặt cỏ voi cho bò.// Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng.// Mọi lần,/ những bó cỏ voi/ đều “chạy” từ trên nương về/ trên lưng của bố.// Hôm qua/, Liêm bảo với bố/ để mình chăm hai con bò.// Bố cười:// “Lưng con còn nhỏ lắm/, không đủ sức/ nuôi hai con bò đâu!”.// Liêm cũng cười:// “Không sao.// Con đi hai chuyến.// Mỗi chuyến một bó cỏ/ là đủ rồi.” - Tổ chức cho HS đọc trong nhóm đôi đoạn 2. - HS đọc trong nhóm 2 đoạn 2. - Gọi HS đọc đoạn 2 trước lớp. - 2 HS đọc lại trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - HS nhận xét. - Gọi HS đọc cả bài.
  19. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động đọc lại. 1 HS toàn bài, cả lớp đọc thầm theo.  Hoạt động nối tiếp: (3 phút) + Qua bài đọc, em có nhận xét gì về bạn - HS nêu: Liêm là bạn nhỏ rất ngoan Liêm?Em học tập được ở Liêm điều gì? ngoãn, chăm chỉ, tham gia làm việc nhà - GDHS: chăm chỉ, tự giác làm việc nhà phụ giúp cha mẹ. phù hợp với lứa tuổi. - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị tiết 2 của bài: Luyện tập về danh từ. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: . Tiếng Việt Bài 4: Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ. (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Luyện tập, nhận diện và sử dụng danh từ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác học tập, trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giờ học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được các bài tập về từ danh từ, biết vận dụng danh từ để áp dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong giờ học. - Trách nhiệm: Có ý thức tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử có hình ảnh minh họa trong bài 1. - HS: Sách, vở , ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS . - GV cho cả lớp thi đua nêu nhanh các từ - HS tham gia thi đua nêu trước lớp. ngữ chỉ sự vật. - GV nhận xét qua trò chơi. - GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng - HS ghi tên bài vào vở. tên bài học.
  20. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. Hoạt động 1: Luyện từ (20 phút) - Mục tiêu: HS biết nhận diện về danh từ, tìm danh từ . - Cách tiền hành: Bài 1: Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp: - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài theo nhóm đôi: tìm danh - HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi. từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn + Chỉ con vật: cà cuống, niềng niễng dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp: đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối, chuồn chuồn. + Chỉ cây cối: khoai, đậu, cà, mạ, hoa sen. + Chỉ thời gian: tháng + Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, râm - Theo dõi các nhóm làm việc. - 1-2 nhóm trình bày trước lớp. - Gọi 1-2 nhóm trình bày trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung, chốt các từ ngữ chỉ - HS nghe. danh từ trong bài. Bài 2: Tìm 2 - 3 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây: - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2. - HS xác định yêu cầu. - GV tổ chức cho HS tìm các danh từ theo - HS thảo luận nhóm 4 thực hiện vào nhóm 4, mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu. bảng nhóm - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. + Từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, lập trình viên. + Từ chỉ đồ dùng, đồ chơi: bút, thước, ô tô, tàu hỏa, nồi cơm. + Từ chỉ các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối. + Từ chỉ các mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Đại diện 4 nhóm học sinh chữa bài - Gọi đại diện 4 nhóm học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. sung. - GV nhận xét, chốt, bổ sung một số danh - HS lắng nghe. từ theo yêu cầu.
  21. Hoạt động 2: Luyện câu (10 phút) - Mục tiêu: đặt câu nói về một hiện tượng tự nhiên. Bài 3: Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên. - HS xác định yêu cầu của bài tập 3. - HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu HS luyện nói câu theo nhóm đôi. - HS thực hiện nói câu trong nhóm đôi. - Tổ chức cho HS đặt câu theo yêu cầu bài - HS viết câu đã đặt vào vở, 2 HS làm tập vào vở. bảng nhóm, đổi vở kiểm tra, nhận xét. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận - HS làm bảng nhóm chia sẻ trước lớp. xét, bổ sung. HS khác nhận xét. + Chuồn chuồn bay thấp báo hiệu trời sắp mưa. + Trời đang nắng chang chang bỗng tối - GV nhận xét, chốt câu đúng. rầm rồi đổ mưa ào ào. 3. Hoạt động vận dụng: (4 phút) - GV cho HS tìm các từ là danh từ chỉ hiện - HS tìm và nêu trước lớp. tượng điền vào chỗ chấm trong các câu: a. Thảm hoạ sóng thần đã làm nước a. Thảm hoạ đã làm nước Nhật Nhật thiệt hại to lớn. thiệt hại to lớn. b. Những tia nắng ấm áp xua tan màn b. Những ấm áp xua tan màn sương mù dày đặc. dày đặc. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS lắng nghe.  Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. HS tự đánh giá. - Dặn HS xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Viết về văn kể chuyện. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: . Tiếng Việt Bài 4: Viết : Viết bài văn kể chuyện . (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Biết đóng vai, nói và đáp lời động viên khen ngợi của bố mẹ và chị Dua với Liêm. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: tự chuẩn bị được bài học; tự giác viết văn trong giờ học.
  22. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ bài viết và nhận xét bài viết của bạn trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết được bài theo kể chuyện đúng yêu cầu và biết vận dụng vào kể chuyện trong thực tế. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: yêu thương, quý mến mọi người. - Trung thực: luôn chân thành, nói đúng sự thật. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHS, VBT, SGV, bài giảng điện tử có hình ảnh minh họa trong bài 1. - HS: Sách, vở , ĐDHT khác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) - GV cho cả lớp kể tên câu chuyện nói về - HS tham gia nêu trước lớp. lòng nhân hậu hoặc trung thực em đã nghe, đã đọc. - GV nhận xét. - GV kết nối giới thiệu bài học, ghi bảng - HS ghi tên bài vào vở. tên bài học. 2. Hoạt động khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Cách tiền hành: Bài 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (tiếng việt 4, tập 1), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS đọc lại các ý đã lập ở tiết - HS đọc lại cho nhau nghe trong nhóm trước. đôi. + Trước khi viết, em cần lưu ý điều gì? - HS đọc phần lưu ý. - GV nêu một số lưu ý: - HS nghe. + Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn? + Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động? + Kể câu chuyện bằng lời của mình. + Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
  23. + Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động, của nhân vật. + Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính. + Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng? - Cho HS viết bài vào vở. - HS viết bài vào vở. - Theo dõi HS viết bài. - 4-5 HS đọc bài trước lớp. - Gọi 4-5 HS đọc bài trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét bài viết của học sinh. - HS nghe. Bài 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em. - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và các lời gợi ý. - HS xác định yêu cầu. - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài viết theo nhóm đôi và chỉnh sửa bài viết theo hướng - HS chia sẻ bài viết theo nhóm đôi và dẫn (nếu có) chỉnh sửa bài viết theo hướng dẫn. - GV theo dõi, hỗ trợ. - Cho HS chọn viết lại 1 đoạn đã chỉnh sửa. - Gọi HS đọc lại đoạn đã viết lại. - Gv nhận xét, tổng kết hoạt động. + HS chọn viết lại 1 đoạn đã chỉnh sửa - Đại diện 3-4 HS đọc đoạn viết trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Luyện câu (15 phút) Bài 3: Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên. - HS xác định yêu cầu của bài tập 3. - HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu HS luyện nói câu theo nhóm đôi. - HS thực hiện nói câu trong nhóm đôi. - Tổ chức cho HS đặt câu theo yêu cầu bài - HS viết câu đã đặt vào vở, 2 HS làm tập vào vở. bảng nhóm, đổi vở kiểm tra, nhận xét. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận - HS làm bảng nhóm chia sẻ trước lớp. xét, bổ sung. HS khác nhận xét. + Chuồn chuồn bay thấp báo hiệu trời sắp mưa.
  24. - GV nhận xét, chốt câu đúng. + Trời đang nắng chang chang bỗng tối rầm rồi đổ mưa ào ào. 3. Hoạt động vận dụng: (4 phút) - Gv gọi HS đọc yêu cầu hoạt động vận - HS đọc trước lớp. dụng. - Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm 4 - HS đóng vai thực hành theo nhóm 4. thực hiện theo yêu cầu. + Hướng dẫn gợi ý: Vai của bạn là một người con ngoan, vì vậy bạn sẽ nói đáp lại lời khen của bố mẹ và chị Dua với tất cả sự chân thành của mình: - Gọi 1-2 nhóm đóng vai trước lớp. - 1-2 nhóm đóng vai trước lớp. Ví dụ: + Con cảm ơn bố mẹ đã luôn yêu thương và quan tâm đến con, giúp con trưởng thành và tự tin trên con đường phát triển của mình. Con sẽ không bao giờ quên tất cả những nỗ lực và tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho con đâu ạ. + Em cảm ơn chị Dua đã luôn là người bạn tốt và đồng hành cùng em trong những thử thách của cuộc sống. Em cảm ơn những lời khuyên và động viên của chị, đã giúp em vươn lên và đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra. + Em sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi, phấn đấu hơn nữa để không làm mất lòng bố mẹ và chị, luôn trở thành một con người có ích và đáng tự hào. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét cách đóng vai các nhóm, tổng kết bài học.  Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. HS tự đánh giá. - Dặn HS xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bài 5: Đọc: Cô bé ấy - HS lắng nghe. đã lớn.
  25. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: .