Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 3

docx 9 trang Hải Lăng 17/05/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_4_chu_de_1_em_lon_len_cung.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 3

  1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Tuần 3: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động vui Trung thu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia diễn tiểu phẩm theo chủ đề Trung thu - Học sinh tham gia các trò chơi dân gian dịp tết Trung thu - Chia sẻ được cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động vui Trung thu 2. Năng lực chung - Năng lực thích ứng với cuộc sống - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm. - Phẩm chất nhân ái II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Chuẩn bị sân khấu - Tổ chức luyện tập cho sinh các tiết mục văn nghệ 2. Học sinh: - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu diễn - Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi ngay ngắn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia học tập nội quy nhà trường - Mục tiêu: - Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia diễn tiểu phẩm theo chủ đề Trung thu - Học sinh tham gia các trò chơi dân gian dịp tết Trung thu - Chia sẻ được cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động vui Trung thu - Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS tham gia vui Trung thu theo - HS tham gia vui Trung thu kế hoạch của nhà trường: +Tham gia diễn tiểu phẩm theo chủ đề vui Trung thu.
  2. +Tham gia các trò chơi dân gian dịp tết Trung thu. +Tham gia phá cỗ Trung thu. -GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn - HS tham gia chơi và tham gia giám sát, hướng dẫn HS chơi các trò chơi dân gian nhân dịp tết Trung thu. – GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về cảm xúc của bản thân khi tham giacác hoạt động vui Trung - HS chia sẻ thu. - Kết thúc, dặn dò. IV, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TUẦN 3: CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Sinh hoạt theo chủ đề I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của bản thân. - Nêu được các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và chia sẻ về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. 2. Năng lực chung. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: - Phẩm chất chăm chỉ: - Phẩm chất trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  3. - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; thẻ chữ hoặc các thẻ mặt thể hiện các cảm xúc: Vui mừng, tức giận, buồn rầu, xấu hổ, sợ hãi, ngạc nhiên. - HS: Sách giáo khoa, bút, bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trước khi bước vào tiết học - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hát bài: “Vui đến - HS hát và nhún nhảy theo nhạc. trường”, sáng tác: Nguyễn Văn Chung. - Trao đổi sau bài hát: Các bạn trong lời bài - HS trả lời theo suy nghĩ. hát có cảm xúc như thế nào? - GV giới thiệu: Mỗi người đều có những cảm xúc riêng khi đứng trước những tình huống cụ thể. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. 2. Khám phá: - Mục tiêu: - Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của bản thân. - Nêu được các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và chia sẻ về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực - Cách tiến hành: Hoạt động 5. Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của em - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ động 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm dùng học tập cần chuẩn bị: Bộ thẻ chữ 4 trang 11 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc (hoặc các khuôn mặt cảm xúc). hiểu nhiệm vụ của HS. - HS thảo luận và kể lại một tình - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, mỗi huống. Dự kiến: HS trong nhóm chọn ít nhất 1 hình ảnh cảm + Vui vẻ: Em vui khi nhận được quà, xúc bất kì (có thể chọn trùng hoặc khác nhau khi được đi ăn, khi được đi xem và có thể chọn nhiều cảm xúc để chia sẻ) và phim
  4. kể lại một tình huống mà em đã có cảm xúc + Buồn bã: Em buồn khi mẹ bị ốm, khi đó con mèo của em bị đau, khi em làm hỏng món đồ chơi yêu thích + Tức giận: Em tức giận khi em của em làm hỏng bút của em, khi ai đó viết bẩn lên sách của em + Ngạc nhiên: Em ngạc nhiên khi được bố mẹ tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ + Xấu hổ: Em xấu hổ khi bị điểm kém. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước + Sợ hãi: Em sợ hãi khi thấy con lớp. nhện - 3- 4 HS chia sẻ trước lớp về những trải nghiệm cảm xúc của bản thân - GV tổng kết hoạt động: Trước mỗi tình thông qua một số tình huống. huống, chúng ta thường xuất hiện những cảm xúc khác nhau: vui mừng, tức giận, buồn rầu, lo âu, sợ hãi Có những cảm xúc sẽ mang đến những việc làm tích cực, nhưng cũng có những cảm xúc nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của chúng ta. Hoạt động 6: Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 1. Nêu các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong tranh - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt - HS đọc nhiệm vụ trong SGK. động 6 SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 11 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo - Trao đổi cặp đôi nói về cách điều luận các hình ảnh minh hoạ những cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và dự đoán trong tranh. Dự kiến: cách mà các bạn nhỏ trong tranh đang làm để + Tranh 1: Một bạn đang nắm tay, điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. nhắm mắt và đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Gợi ý: 9, 10. (Bạn nhỏ đang đếm để lấy bình
  5. + Bạn trong tranh đang làm gì? tĩnh, có thể bạn đang trải qua cảm xúc + Việc làm đó giúp bạn nhỏ điều chỉnh sợ hãi hoặc lo lắng.) cảm xúc, suy nghĩ của bản thân như thế + Tranh 2: Một bạn nhỏ đang ngồi trên nào? ghế, nghe nhạc thư giãn. + Tranh 3: Một bạn nhỏ đang viết nhật kí kể lại một sự việc đã xảy ra ở trường và tự nhủ sẽ tập trung hơn để làm tốt hơn ở những lần sau. + Tranh 4: Một bạn nhỏ đang nằm và suy nghĩ “Mình không nên buồn nữa, lần sau mình sẽ cố gắng làm bài tốt hơn.” - GV mời một số HS lên mô tả cách mà - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. các bạn trong tranh đã thực hiện, các nhóm - Các HS khác quan sát, nhận xét. khác góp ý, bổ sung (nếu có). 2. Trao đổi về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về - 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. GV khuyến khích HS lấy ví dụ minh họa cách điều chỉnh cảm xúc của HS trong một tình huống nào đó theo các câu hỏi: + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì em Dự kiến chia sẻ của HS: sẽ lựa chọn cách nào trong các cách trên? + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì Nêu một tình huống mà em đã sử dụng cách em sẽ, em sẽ tâm sự với những người đó. tin cậy. Ví dụ: Khi em tức giận với bạn + Ngoài những cách trên đây, em còn cách và bị bạn hiểu sai, em sẽ chia sẻ và tâm nào khác để điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ sự với cô giáo, với mẹ. của bản thân? + Ngoài những cách trên, em có thể - GV tổng kết hoạt động: Những cảm xúc viết nhật kí, đi chơi cùng bố mẹ buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận nếu kéo dài
  6. có thể có những suy nghĩ không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân. Em cần tập hít thở sâu, tâm sự với người thân, suy nghĩ lạc quan . để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. nghiệm về các cảm xúc của bản thân và - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cảm xúc, suy nghĩ riêng, các em hãy duy trì cực. những cảm xúc, suy nghĩ tích cực để sống - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm khoẻ mạnh hơn.- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
  7. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU SHL: Vui tết Trung thu ở lớp em I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp. 2. Năng lực chung. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện vui Tết Trung thu cùng bạn bè. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, chia sẻ cùng bạn trong sinh hoạt. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ cùng hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - GV giới thiệu bài hát “Vui trung thu” để - HS lắng nghe bài hát. khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ) - GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh - Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt
  8. cuối tuần. động cuối tuần. - Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh - Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết kết quả kết quả hoạt động trong tuần. quả kết quả hoạt động trong tuần: + Sinh hoạt nền nếp. + Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức. + Kết quả hoạt động các phong trào. + Một số nội dung phát sinh trong tuần - Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết cáo. quả hoạt động cuối tuần. - Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có - Lắng nghe rút kinh nghiệm. thể khen, thưởng, tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm - 1 HS nêu lại nội dung. việc nhóm 4 hoặc theo tổ) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, triển khai kế hoạt động tuần tới. nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. - HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem + Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung đội cờ đỏ. nếu cần. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. hoạch và mời GV nhận xét, góp ý. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu tay. quyết hành động. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Vui tết Trung thu ở lớp em - Cách tiến hành:
  9. - GV tổ chức chương trình vui Trung thu Lắng nghe GV phổ biến. cho HS cả lớp. GV có thể cùng phụ huynh chuẩn bị cho các em phá cỗ Trung thu tuỳ theo điều kiện của mỗi lớp. Gợi ý: - HS chuẩn bị bánh, kẹo, quả - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi - Tham gia bày mâm ngũ quả và vui phá HS mang ít nhất một loại quả/bánh đến cỗ Trung thu cùng các bạn. lớp; giấy màu, dao/kéo nhỏ để cắt tỉa con vật - GV tổ chức cho HS làm các con vật từ - 2- 3 HS chia sẻ giới thiệu việc làm các loại quả. đáng tự hào của bản thân mà các em đã - GV tổ chức cho HS trang trí mâm cỗ thực hiện trong tuần qua trước lớp. Trung thu từ các loại quả đã cắt tỉa. - GV tổ chức cho HS phá cỗ Trung thu và vui hát văn nghệ theo chủ đề Tết Trung thu. 5. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm các em khi tham gia Tết Trung Thu. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: