Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 15

docx 10 trang nhatle22 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_15.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 15

  1. ĐỀ SỐ 15 Câu 1. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại A. hòa bình, trung lập, không liên kết với bất kì tổ chức nào B. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người C. bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ Câu 2. Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa. C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền. Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930? A. Do sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng có nhiều hạn chế về đường lối và phương pháp đấu tranh. C. Khởi nghĩa diễn ra trong tình thế bị động, khi có nguy cơ bị đàn áp. D. Khởi nghĩa diễn ra trong tình trạng chưa có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ vế mọi mặt. Câu 4. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950 – 1953 là A. “đại chúng hoá”. B. “ dân tộc hóa” C. “phục vụ dân sinh”. D. “ phục vụ nhân dân” Câu 5 Lực lượng xã hội mới xuất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam ( 1897 – 1914) là A. nông dân , công nhân, tư sản dân tộc B. tư sản dân tộc, tiểu tư sản, nông dân C. tư sản, công nhân, tiểu tư sản D. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản Câu 6. Biểu hiện chính của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là A. duy trì hoà bình. B. xung đột sắc tộc. C. nạn khủng bố lan tràn khắp thế giới. D. hoà bình nhưng còn xung đột ở một số nơi. Câu 7. Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày kí hiệp định. B. cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản. C. có sự tham gia đàm phán và cùng kí kết của các cường quốc. D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Câu 8. Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì
  2. A. “thực dân hoá” trên phạm vi thế giới. B. “phi thực dân hoá” trên phạm vi thế giới. C. "khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân. D. “thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa. Câu 9. Theo Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia A. dân chủ. B. tự trị. C.tự do. D. độc lập. Câu 10. Quốc gia nào dưới đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ giữa thế kỉ XX? A Mĩ B. Nhật Bản. D. Anh. D. Liên Xô. Câu 11. Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là A. Mĩ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. B. Mĩ đã rút toàn bộ lực lượng ra khói lãnh thổ Việt Nam C. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho ta Câu 12.Sự kiện đánh dấu sự thất bại hoàn toàn ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tưu sản ở Việt Nam trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX là A. cuộc vận động Duy tân tan rã và Phan Châu Trinh bị bắt B. phong trào Cần vương thất bại và vua Hàm Nghi bị bắt C. Việt Nam Quang phục hội tan rã và Phan Bội Châu bị bắt D. khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã Câu 13. Sự kiện lịch sử diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 là A. quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh B. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức C. xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập D. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Câu 14. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) chủ yếu là do A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. B. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu. C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ. D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu Câu 15. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. khởi nghĩa Bãi Sậy D- Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 16. Cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954- 1975?
  3. A. Quyết định nhất. B. Cơ bản nhất C. Quan trọng nhất. D. Quyết định trực tiếp Câu 17. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, vấn đề thống nhất đất nước về mặt nhà nước trở nên cấp thiết, vì A. nhu cầu thống nhất thị trường dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội B. yêu cầu đổi mới nên cần phải sớm tổ chức thống nhất đất nước C. lãnh thổ thống nhất nhưng mỗi miền lại tồn tại một hình thức nhà nước riêng D. yêu cầu của công cuộc xây dựng củ nghĩa xã hội cần phải thống nhất Câu 18. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do A. có tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh. B. tác động của cục diện Chiến tranh lạnh, C. Mĩ cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh. D. có tiềm lực kinh tế - quốc phòng vượt trội. Câu 19. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá I và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với việc xây dựng chính quyền nhân dân sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. B. Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện. C. Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn. D. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Câu 20. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo? A. Tư sản. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân. Câu 21. Hội nghị Trung ương Đảng lẩn thứ 8 (5/1941) quyết định thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Việt Nam độc lập đồng minh. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 22. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khở nghĩa Yên Bái C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm đời sống nhân dân cực khổ
  4. Câu 23.Những hoạt động yêu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1917 là quá trình A. khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – lê – nin B. tìm hiểu thông tin về Cách mạng tháng Mười C. kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới D. khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Câu 24. Năm 1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với A. Hồng Kông B. Mao Cao C. Đài Loan D.Tây Tạng Câu 25. Trong Chiến tranh thế thới thứ hai, Anh , Mĩ đồng ý liên kết với Liên Xô thành lập mặt trận đồng minh ( 1942) vì A. sợ không thu được lợi do buôn bán vũ khí mà mất quyền lợi sau chiến tranh B. hành động xâm lược của phát xít đe doạ sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc. C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít và thù ghét chủ nghĩa cộng sản. D. việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị của cuộc chiến. Câu 26. Nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khoá” trong cuộc Duy tân Minh Trị (1868) để đưa Nhật Bản phát triển là A. kinh tế. B. chính trị C.Giáo dục. D. quân sự. Câu 27. Khu vực được mệnh danh là “ Lục địa bùng cháy” trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Đông Nam Á B. Mĩ - La- tinh C. Bắc Phi D. Đông Á Câu 28. Mục tiêu đấu tranh trước mắt trong giai đoạn 1936 – 1939 được Đảng xác định là A. đánh đổ đế quốc – phát xít B. đòi độc lập dân tộc và người cày có ruộng C. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc Câu 29.Tháng 9/1953,Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp. B. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp. D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán kết thúc chiến tranh. Câu 30. Thắng lợi nào dưới đây đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam? A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết. C. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
  5. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 31. Nội dung nào dưới đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. B. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. C. Bảo vệ hoà bình thế giới. D. Liên minh với Trung Quốc. Câu 32. Sự kiện chính trị nào dưới đây có tính chất quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên? A. Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951). B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952). C. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951). D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951). Câu 33. Sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia dân tộc trước nguy cơ gì? A. chiến tranh năng lượng B.Chủ nghĩa khủng bố C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 34. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong tào “ đồng khởi” (1959 - 1960)? A. Buộc Mĩ phải rút quân về nước A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Dình Diệm B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. Câu 35. Sự kiện đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là A. thất bại trong vụ mưu sát tên trùm mộ phu Ba-danh ở Hà Nội (02/1929). B. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929). C. thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (02/1930). D. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Câu 36. Đường lối kháng chiến chống thực dan Pháp ( 1945 – 1954) của Đảng ta là gì? A. Kháng chiến toàn diện. B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Câu 37. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sàản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
  6. A. kinh tế tập trung B. xã hội chủ nghĩa. C.phân phối theo lao động D. kinh tế thị trường. Câu 38. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đoạn tư liệu trên trích trong vàn bản nào dưới đây? A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi C. Tuyên ngôn Độc lập. D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 39. Hãy sắp xếp các chiến dịch dưới đây trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo trình tự thời gian: 1. Chiến dịch Biên giới; 2. Chiến dịch Việt Bắc; 3. Chiến dịch Điện Biên Phủ. A.3,2, 1. B. 2,1,3. C. 1,2,3. D. 3,1,2. Câu 40. Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995 là gia nhập A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0). C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). D. tổ chức Liên hợp quốc (UN). Đề số 15 1C 2C 3A 4C 5C 6D 7B 8B 9C 10A 11D 12D 13D 14A 15B 16A 17C 18A 19C 20C 21A 22C 23D 24A 25B 26C 27B 28C 29A 30B 31D 32A 33B 34A 35C 36D 37B 38D 39B 40A