Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 12

docx 7 trang nhatle22 6980
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_12.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 12

  1. ĐỀ SỐ 12 Câu 1. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh B. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo C. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để D. mang tính quần chúng,quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. Câu 2. Khu Giải phóng Việt Bắc được ví như A. căn cứ địa cách mạng của cả nước. B. thủ đô kháng chiến. C. trung tâm đầu não kháng chiến. D. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập. Câu 3. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu - đông năm 1947, Đảng ta đã có Chỉ thị A. “đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “phải phòng ngự trước, tiến công sau”. C. “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. D. “phải thực hiện cuộc tiến công chiến lược lên biên giới”. Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược chiến tranh Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975 là đều là loại hình A. chiến tranh tổng lực. B. chiến tranh toàn diện. C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. D. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hoàn cảnh của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nước thắng trận, nhưng chịu tổn thất nặng nề B. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận. C. Là nước bại trận, bị thiệt hại nặng nề D. Là nước bại trận, mất hết hệ thống thuộc địa. Câu 6. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã A. tiêu diệt nhiều quân Pháp B. xây dựng quân của triều đình lớn mạnh C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp D. buộc Pháp phải rút quân về nước Câu 7. Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “ xương sống” trong những năm 1961 – 1965 là A. “lập các “khu trù mật . B. dồn dân lập “ấp chiến lược”. C. lập các "vành đai trắng’ để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng D. phong toả biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
  2. Câu 8. Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925- 1927 là A. Sủa đổi lối làm việc. B. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Đường Kách mệnh. D. Con rồng tre. Câu 9. Yếu tố nào dưới đây buộc Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Pháp lo sợ Trung Quốc đưa quân sang. B. Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ. C. Do sức ép của Liên Xô. D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối. Câu 10. Sự kiện lịch sử nào dưới đây đánh dấu cuộc cách mạng của nhân dân Cu – ba đã giành thắng lợi hoàn toàn? A. Phi – đen Cát – xtơ – rô cùng 81 chiến sĩ trở về nước tiến hành chiến tranh du kích và phát động nhân dân đấu tranh vũ trang B. Cuộc tấn công trại lính Môn – ca – đa của 135 thanh niên yêu nước do Phi – đen Cát – xtơ – rô chỉ huy C. chế độ độc tài Ba- ti – xta sụp đổ,nước Cộng hòa Cu – ba ra đời do Phi – đen Cát – xtơ – rô đứng đầu D. Nước Cộng hòa Cu – ba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Câu 11. Yếu tố khách quan nào dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á năm 1945? A. Quân đồng minh chiếm đóng Nhật Bản B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện C. Liên Xô giúp đỡ phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Ba Gia. D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 13. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 đối với cách mạng Việt Nam là gì? A. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. B. Đảng được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản. C. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. D. Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
  3. Câu 14. Chiến thắng nào dưới đây là cơ sở để Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975- 1976? A. Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không”. B. Chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến thắng của chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long. Câu 15. Khó khăn lớn nhất đặt chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 02/9/1945 ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc là A. các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng. B. nạn đói, nạn dốt, tài chính trống rỗng, giặc ngoại xâm. C. âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp. D. ngân quỹ nhà nước trống rỗng. Câu 16. Liên minh châu Âu ( EU) ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong cả các lĩnh vực A. chính trị và đối ngoại B. chính trị, đối ngoại và an ninh chung C. đối ngoại và an ninh chung D. chính trị và an ninh chung Câu 17. Trong các điều khoản dưới đây của nội dung Hiệp định Pa – ri, điều khoản nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam? A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Các bên ngừng bắn tại chỗ. trao trả tù binh và dân thường bị bắt. C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. D. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Câu 18. Liên Xô sử dụng năng lượng nguyên tử là để nhằm mục đích A. khống chế các nước khác. B. duy trì nền hoà bình thế giới, C. làm bá chủ thế giới.D. mở rộng lãnh thổ Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô phải tuyên bố chiến tranh lạnh là do A. sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản, Tây Âu B. cuộc chạy đua vũ trang làm cho hai nước tốn kém và suy giảm về mọi mặt C. tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa D. sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỉ XX Câu 20. Từ chính sách Kinh tế mới của Nga, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
  4. A. chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng B. thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước C. quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn D. chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn Câu 21. Mục tiêu của Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ là A. làm phá sản Kế hoạch Na-va, giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. B. tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. C. làm xoay chuyển cuộc chiến tranh ở Đông Dương, tạo điểu kiện cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. D. làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 22. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã bước đẩu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Đưa bản Yêu sách của nhân dàn An Nam đến Hội nghị Véc-xai. C. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri. Câu 23. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 24. Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào dưới đây? A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản. C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chính quyền thực dân Pháp D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến Câu 25. Sau khi trật tự hai cực I- an – ta sụp đổ, một trật tự mới dần hình thành theo xu hướng A. một cực B. một cực nhiều trung tâm C. đa cực D. hai cực Câu 26. Cơ quan nào dưới đây của Liên Hợp quốc có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương Liên hợp quốc quy định
  5. A. Hội đồng quản thác B.Hội đồng bảo an C.Đại hội đồng D.Ban thư kí Câu 27. Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897 – 1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào dưới đây từng bước được du nhập vào Việt Nam A. Phương thức sản xuất phong kiến. B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. C. Phương thức bóc lột thực dân. D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 28. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Thượng Lào 1954. Câu 29. Bài học kinh nghiệm từ việc kí Hiệp định sơ bộ ( 6/3/1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay? A. sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp B. lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế C. kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược Câu 30. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển và là bài học cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam A. con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - ki thuật của thế giới. B. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển. C. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp. D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. Câu 31. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn, trong đó nguy hiếm nhất là gì? A. Nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của nhân dân. B. Ngoại xâm và nội phản phá hoại. C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ. D. Tàn dư của chế độ xã hội cũ, hơn 90% dân số bị mù chữ. Câu 32. Có nhận định cho rằng: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI", vì A. có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển. B. có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. C. không bị chiến tranh đe doạ, tập trung phát triển đất nước. D. tạo môi trường hoà bình để các dân tộc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường
  6. hợp tác vê' mọi mặt. Câu 33. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam với sự hậu thuẫn của A. Quân đội Mĩ. B. Quân đội Anh. C. Quân đội Trung Hoa Dân quốc. D. Các tổ chức: Việt Quốc, Việt Cách. Câu 34. Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) của Đảng ta là A. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. B. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. C. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế Câu 35. Ý nghĩa lớn nhất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ( từ tháng 12/1946 đến tháng 02/ 1947) là A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch B. Chặn đứng kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp C. Giam chân địch trong thành phố một thời gian dài D. Tạo điều kiện đưa cả nước vào kháng chiến lâu dài Câu 36. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc năm 1945 từ phát xít Nhật là A. sự lãnh đạo đúng đắn , sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương. B. thất bại của phát xít Nhật buộc quân đội Nhật phải đầu hàng, C. sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam, Lào. D. sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh tiến vào Đông Dương. Câu 37. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là gì? A. Đưa nhân dân tiến lên làm chủ nhiều thôn, xã ở miền Nam. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. D. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Câu 38. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? A. Triển khai “ Chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới B. Hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới C. Bắt tay với Trung Quốc D. Dung dưỡng một số Đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
  7. Câu 39. Thời cơ “ ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương C. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương D. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương Câu 40. Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. đều xuất phát từ lòng yêu nước và vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. đều thiết lập chế độ cộng hoà sau khi giành độc lập. C. đều có tư tưởng bạo động và cải cách. D. đều dựa vào Nhật để giành độc lập. ĐÁP ÁN 1D 2D 3C 4C 5A 6C 7B 8C 9B 10C 11B 12B 13C 14D 15C 16B 17D 18B 19B 20B 21B 22C 23A 24A 25C 26C 27D 28B 29D 30A 31B 32D 33B 34D 35D 36A 37D 38A 39C 40A