Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn

doc 8 trang nhatle22 8850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn

  1. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ĐỀ 14 Môn thi: Ngữ văn Phần I: (3 điểm) Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục 2005, tr. 199) Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy? Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà? Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II (7 điểm) Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Câu 1. Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thư được chép theo yêu cầu ở câu 1: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương; Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. 1
  2. Sở giáo dục và đào tạo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội Năm năm học 2007 - 2008 Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2007 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (7 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó, tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy: Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là NgườI đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Phần II: (3 điểm) Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyện kì mạn lục của ông. Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ơ nhân vật này? Việc tác giả đưa vào truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? 2
  3. Sở giáo dục và đào tạo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội Năm năm học 2008 - 2009 Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Ngày thi: 18 tháng 6 năm 2008 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (4 điểm) Cho đoạn trích sau: ( ) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nối một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thi các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"( ) (Lê Minh Khuê - Sách Ngữ văn 9, tập 2) 1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. 2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên. 3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó. 4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sỹ trong cuộc chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II (6 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. ( ) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi áo anh rác vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ( ). 1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí? 2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. 3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp- phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế). 3
  4. Sở giáo dục và đào tạo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội Năm năm học 2009 - 2010 Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Ngày thi: 24 tháng 6 năm 2009 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (4 điểm) Cho đoạn trích sau: ( ) "Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung."( ). (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1). 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? 2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? 3. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hoá trong đoạn văn trên. Phần II. (6 điểm) Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau: "Mọc giữ dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng". 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? 2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. (Gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối). 3. Cũng trong bài thơ trên có câu: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Trong câu thơ trên, từ lộc được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: Lộc giắt đầy trên lưng? 4
  5. Phòng giáo dục đào tạo Kì thi học sinh giỏi lớp 9 Quận Năm năm học 2009 - 2010 Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/12/2009 1. Trả lời câu hỏi: (3 điểm) Nguyễn Du có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tuyệt đẹp: "Cỏ non xanh tận chân trời Cành lên trắng điểm một vài bông hoa" (Trích "Truyện Kiều") Theo em, nếu thay từ "điểm" trong câu thơ thứ hai bằng từ "có", giá trị biểu cảm của ý thơ có thay đổi không? Vì sao? 2. Đoạn văn: (7 điểm) Trong bài thơ: "Ông Đồ", Vũ Đình Liên viết: "Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay". Có ý kiến đánh giá: câu thơ miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. Em có tán thành với ý kiến này không? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn từ 15 - 20 câu. 3. Bài văn: (10 điểm) Về nhân vật ông Hai trong truyện "Làng" của Kin Lân, có ý kiến cho rằng: "Có lẽ chưa có ai trên đời khoe cái sự "Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn" một cách hả hê, sung sướng thật sự như ông. Trong sự cháy rụi của nhà ông, là sự hồi sinh của một làng Chợ Dầu khác, vừa là cái làng ông vẫn từng yêu, vừa là một cái làng xứng đáng nhất với tình yêu ấy: Làng Chợ Dầu kháng chiến". (Bình giảng Văn học lớp 9). Bằng những hiểu biết của em về nhân vật ông Hai trong truyện "Làng", hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. 5
  6. Phòng giáo dục đào tạo Kì thi học sinh giỏi lớp 9 Quận Năm năm học 2007 - 2008 Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/12/2007 1. Trả lời câu hỏi: (3 điểm) Phân tích giá trị biểu cảm cảu từ "rưng rưng" trong k hổ thơ sau: "Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng". (ánh trăng) - Nguyễn Duy) 2. Đoạn văn: (7 điểm) Bàn về câu thơ kết của bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu, có ý kiến cho rằng "Đầu súng trăng treo" vừa có cái lạnh của "Rừng hoang sương muối" vừa có cái trong trẻo tuyệt với của lý tưởng, vừa có cái ấm áp, nồng hậ của tình đồng chí, đồng đội. Em có tán thành với ý kiến trên không? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ độc đáo này? 3. Bài văn (10 điểm) Chính những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa của Nguyễn Du đã sáng tạo nên đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tỉnh thành công nhất trong Truyện Kiều. Phân tích đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để làm sáng tỏ ý kiến trên. 6
  7. Phòng giáo dục đào tạo Kì thi học sinh giỏi lớp 9 Quận Năm năm học 2009 - 2010 Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/12/2008 Câu 1: (2 điểm) Đoạn trích:"Chị em Thuý Kiều" (Trích "Truyện Kiều", Nguyễn Du) có câu: "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" Có bạn chép lại câu thơ này như sau: "Hoa ghen thua thắm, liễu buồn kém xanh" Theo em có thể thay thế từ hờn bằng từ buồn được hay không? Vì sao? Câu 2: (6 điểm) ý kiến của em về nhận xét của nhân vật bác Ba: "Chỉ có tình cha con là không thể chết được" ("Chiếc lược ngà" Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3: (2 điểm) Đọc "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận có ý kiến cho rằng: Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hoà với nhau: cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình ảnh của bài thơ. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 7
  8. Đáp án đề tuyển sinh năm 2006-2007 Phần I.Câu 1: Chứng kiến cảnh ấy bà con xung quanh và nhân vật tôI cảm thấy vô cùng xúc động , không thể cầm được nước mắt vì thương cảm. 2 Chuyện được kể theo ngôI thứ nhất , Người kể chuyện là bác Ba, bạn thân của ông Sáu. Cách chọn vai kể ấy có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên chân thực và sinh động, gây hấp dẫn người đọc bởi người kể không chỉ là người chứng kiến sự việc mà còn chia sẻ tình cảm ý nghĩ cùng nhân vật .Chọn vai kể ấy, người kể rất chủ động trong việc điều chỉnh nhịp điệu kể , xen vào truyện những cảm xúc,suy nghĩ, bình luận tự nhiên mà hòa hợp với các tình tiết chuyện. 3, Kể tên 2 tp khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ đã được học trong chương trình văn 9: - Bài thơ về tiểu đội xe không kính- PTD - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – NK Đ - Những ngôI sao xa xôi- LMK Phần II,.1, Chép lại khổ thơ:Cá nhụ . nước Hạ Long. - Bài thơ được sáng tác năm 1958, trong một chuyến tác giả HC đI thực tế dài ngày ở vùng mỏ QN, khi nước ta mới được hòa bình, MB đang bắt tay vào công cuộc XDCNXH. 2, Vì:. Con cá song thân dài, dày, trên vẩy có những chấm tròn màu đen , màu hồng gợi ra hình ảnh cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm và đàn cá song đang tung tăng bơI lội như hội rước đuốc tưng bừng câu thơ giúp người đọc hiểu được trong thiên nhiên có những hình ảnh rất đẹp và kì thú . Hình ảnh ấy được tạo nên được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ. 3. Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương; Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương; bằng liên tưởng, tưởng tượng thật đặc sắc Những loại cá khác nhau được gọi tên, đặc tả với những đặc điểm hình dáng và hoạt động cụ thể nhưng đã được trí tưởng tượng sáng tạo của nhà thơ truyền thêm vẻ đẹp tạo thành những hình tượng nghệ thuật vừa thực, vừa kì ảo . Nếu như ở câu thơ thứ nhất “ Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”tác giả chỉ liệt kê tên các loài cá để nói lên sự giàu có của biển cả thì câu thơ thứ hai “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” là hình ảnh rất đẹp được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy. Con cá song thân dài, dày, trên vẩy có những chấm tròn màu đen , màu hồng gợi ra hình ảnh cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm và đàn cá song đang tung tăng bơI lội như hội rước đuốc tưng bừng . Sang đến câu thơ ba: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.”tác giả đã dùng phép nhân hóa vừa làm sống động cáI đuôI quẫy của cá vừa làm ánh lên màu vàng phản chiếu nước hòa hợp với màu đỏ đen ở câu thứ hai để hoàn thành bức tranh sơn mài lung linh. Nhịp thở của vũ trụ trong đêm cũng đã được tác giả diễn tả thật sinh động: “Đêm thở, sao lùa, nước Hạ Long” . Biển trong đêm phập phồng, ánh sao tan in trong trong lòng biển. Câu thơ huyền ảo lung linh như đưa người đọc đI vào cõi mộng. Chắc chắn phải là người vô cùng yêu biển thì nhà thơ mới có thể viết nên những câu thơ tuyệt diệu đến như vậy. 8