Đề thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

docx 5 trang Thu Mai 06/03/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_vao_truong_thpt_chuyen_mon_lich_su.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 VÀO TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 14-16/6/2022 Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Câu 2. (2,0 điểm) Những nhân tố nào dẫn đến sự thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930)? Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3. (2,5 điểm) Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)? Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương, sách lược gì để đối phó? Nêu ý nghĩa của chủ trương, sách lược đó. Câu 4. (2,5 điểm) a) Nhân dân miền Nam Việt Nam từng bước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) như thế nào? b) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 VÀO TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 HDC CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang) * Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc, tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp. Câu Nội dung Điểm Câu 1 Trình bày những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế 3.0 giới thứ hai. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? * Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 2,0 - Từ thân phận thuộc địa đã trở thành những nước độc lập: 1,0 Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập: + Tháng 8 năm 1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước Inđônê xia, Việt Nam, Lào giành chính quyền tuyên bố độc lập Các nước khác cũng giải phóng được phần lớn lãnh thổ. + Ngay sau đó, các nước đế quốc Âu – Mĩ quay trở lại xâm lược nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh anh dũng để giành thắng lợi hoàn toàn - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất 0,5 nước đạt được nhiều thành tựu lớn, điển hình như Xingapo, Malaixia, Thái Lan - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á từng bước hội nhập khu vực. 0,5 Đến tháng 4 năm 1999 các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình ổn định, cùng nhau phát triển phồn vinh. * Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch 1,0 sử khu vực Đông Nam Á” vì: -Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh chấm dứt và vấn đề 0,25 Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt - ASEAN mở rộng thành viên từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 Lần 0,25 đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. - ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế đồng thời xây 0,25 dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. - Từ đầu những năm 90, các nước Đông Nam Á đẩy mạnh hợp tác khu vực và 0,25 mở rộng quan hệ quốc tế: ASEAN quyết định thành lập một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn khu vực (ARF), ASEAN+1, ASEAN+3 Từ đó dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực. Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á,
  3. Câu Nội dung Điểm Câu 2 Những nhân tố nào dẫn đến sự thành công của Hội nghị thành lập Đảng 2.0 Cộng sản Việt Nam (1/1930)? Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. * Những nhân tố dẫn đến sự thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng 0,75 sản Việt Nam: - Vai trò, uy tín và khả năng tổ chức, lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. 0,25 - Các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có nhận thức 0,25 đúng về tầm quan trọng của sự thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Sự chỉ đạo, quan tâm của Quốc tế Cộng sản 0,25 * Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: 1,25 - Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt 0,25 Nam trong thời đại mới. Là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và 0,25 cách mạng Việt Nam: + Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng 0,25 Việt Nam. + Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách 0,25 mạng. Đảng ra đời, từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới. + Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những 0,25 bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Câu 3 Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ký với nhau 2.5 Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)? Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương, sách lược gì để đối phó? Ý nghĩa của chủ trương, sách lược đó. * Thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc ký với nhau Hiệp ước 0,75 Hoa – Pháp (28/2/1946) vì: - Sau khi chiếm đóng Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp có âm mưu đưa 0,25 quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ nước ta, Nhưng nếu đưa quân ra Bắc, Pháp sẽ vấp phải lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân Trung Hoa Dân quốc - Trung Hoa Dân quốc cần phải rút quân về nước để đối phó với phong trào cách 0,25 mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo - Vì quyền lợi riêng, Trung Hoa Dân quốc và Pháp đã cấu kết với nhau bằng 0,25 Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, đổi lại Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc . * Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1,0 đã có chủ trương, sách lược để đối phó: - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con 0,25 đường: hoặc là cầm súng chống Pháp không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc;
  4. Câu Nội dung Điểm hoặc hòa hoãn nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. - Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn giải pháp “ hòa để tiến”, 0,5 ngày 6/3/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. - Theo Hiệp định này, Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là 0,25 quốc gia tự do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ * Ý nghĩa : 0,75 - Ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng 0,25 một lúc - Nhanh chóng gạt được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, loại được 0,25 một kẻ thù nguy hiểm - Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến 0,25 chống thực dân Pháp lâu dài sau này Câu 4 a) Nhân dân miền Nam Việt Nam từng bước giành thắng lợi trong cuộc 2.5 kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) như thế nào? b) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân dân ta. a) Nhân dân miền Nam Việt Nam từng bước giành thắng lợi trong cuộc 1,5 kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975): Từ năm 1954 đến năm 1975, Mĩ đã thực hiện nhiều chiến lược chiến tranh nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, nhưng với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do, nhân dân miền Nam đã từng bước đánh bại 0,25 các chiến lược chiến tranh của Mĩ, giành thắng lợi hoàn toàn. Cụ thể: - 1954 – 1960: nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ – Diệm , giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã 0,25 làm thất bại chính sách cai trị đầu tiên của Mĩ ở miền Nam, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công - 1961 – 1965: nhân dân miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang giành 0,25 thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, phá “ấp chiến lược” đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - 1965 – 1968: nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”.Với hàng loạt thắng lợi, đặc biệt với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 0,25 Mậu Thân 1968 đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ - 1969 – 1973: nhân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Với thắng lợi trên các mặt trận, đặc biệt là cuộc “Tiến công 0,25 chiến lược năm 1972 làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ, góp phần buộc Mĩ nối lại đàm phán để đi đến ký Hiệp định Pa-ri 1973 - 1973 – 1975: tiếp tục chống Mĩ và tay sai, tạo thế và lực, thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất 0,25 đất nước.
  5. Câu Nội dung Điểm b) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu, 1,0 nước của nhân dân ta: * Nguyên nhân chủ quan: 0,75 - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự 0,25 chủ, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam - Nhân dân ta có lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu 0,25 dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu 0,25 chiến đấu ở cả hai miền * Nguyên nhân khách quan: 0,25 - Có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc ; sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới .HẾT