Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

doc 2 trang nhatle22 12052
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây, Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt. Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng, Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát, Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương, Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối, Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói, Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí, Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề. Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại? Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải? Xin đổi được kiếp này Trời đất có cho tôi? (Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân – Lớp 8A1, THCS Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung văn bản gợi cho em nhớ đến thảm họa môi trường nào xảy ra trong thời gian gần đây. Câu 3: (0,5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên. Câu 4: (0,5 điểm) Thông điệp mà em rút ra qua văn bản trên là gì? II. Phần làm văn (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Bằng một bài văn ngắn, em hãy trình suy nghĩ của mình về câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”
  2. Câu 2: (5,0 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: " Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế ( ) Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn" (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185). Và Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lệ Minh Khuê có đoạn: "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. " (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118). Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hết Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên: Số báo danh: