Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 119 - Năm học 2019-2020

doc 5 trang nhatle22 5170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 119 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_m.doc

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 119 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THEO CẤU TRÚC BỘ NĂM HỌC : 2019-2020 MÔN HÓA HỌC ( Đề thi gồm có 04 trang ) Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 119 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. Câu 41: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al(NO3)3. B. NaHCO3. C. Na2S. D. MgCl2. Câu 42: Loại phân bón nào làm cho đất bị chua thêm ? A. Phân NPK. B. Tro bếp. C. Phân đạm amoni. D. Phân kali. Câu 43: Cacbohiđrat nào dưới đây tan trong dung dịch Svayde? A. Mantozơ. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 44: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm ? A. Ba. B. K. C. Al. D. Mg. Câu 45: Bộ dụng cụ như hình bên mô tả phương pháp tách chất nào? A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp chưng cất. C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp sắc ký. Câu 46: Kim loại nào dưới đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. W. B. Cr. C. Cs. D. Hg. Câu 47: Dung dịch nào có pH < 7? A. Dung dịch nước đường. C. Dung dịch nước muối ăn. B. Dung dịch nước cốt chanh. D. Dung dịch nước vôi trong. Câu 48: Clorua vôi là hóa chất có khả nĕng tẩy rửa, tẩy uế, sát khuẩn. Công thức hóa học của clorua vôi là:
  2. A. Ca(ClO)2. B. CaOCl2. C. Ca(ClO3)2. D. CaCl2. Câu 49: Câu ca dao: " Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" .Nói về hiện tượng nào sau đây ? A. Phản ứng của các phân tử O2 thành O3. B. Có sự phân hủy nước, cung cấp oxi . C. Phản ứng của O2 và N2 sau đó biến thành đạm nitrat. D. Mưa rào là nguồn cung cấp nước cho cây lúa. Câu 50: Ở các khu chợ, khu thương mại người kinh doanh thường bày bán các loại hàng hóa, vật liệu đa dạng như vải vóc, thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình và đa phần các loại hàng hóa vật liệu này chứa kim loại hoạt động như Mg, Al Nếu chẳng may xảy ra cháy thì việc đầu tiên phải ngắt nguồn dẫn điện và chọn phương án dập tắt đám cháy. Trong thực thế đó thì biện pháp nào sau là có thể sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy? A. Dùng bình cứu hỏa chứa CO2 để dập đám cháy. B. Dùng vòi phun nước, phun vào đám cháy. C. Dùng cát phun vào khu chợ, khu thương mại. D. Huy động quạt để tạo gió dập đám cháy. Câu 51: : Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất béo rắn có phản ứng cộng H2( xúc tác, nhiệt độ). B. Các este đơn chức mạch hở nếu tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì tác dụng được với dung dịch brom. C. Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. D. Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. Câu 52: Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe ; (2) Fe, Cu ; (3) Fe, Ag ; (4) Al, Cu ; (5) Zn, Ag. Số cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 53: . Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau: Chất rắn X trong thí nghiệm trên là chất nào trong số các chất sau? A. NaCl. B. NH4NO2. C. NH4Cl. D. Na2CO3. Câu 54: Phân tích x gam chất hữu cơ A chỉ thu được a gam CO2, b gam H2O. Biết 3a = 11b và 3x = a + b. Tỉ khối hơi của A so với N2 nhỏ hơn 3. Công thức phân tử của A là A. C3H4O2 B. C3H6O2 C. C3H4O D. C3H6O Câu 55: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 không hòa tan được bột đồng. B. Photpho trắng dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. C. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt. D. Hỗn hợp FeS và CuS tan hết trong dung dịch HCl. Câu 56: Để bảo quản kim loại Kali người ta làm bằng cách nào? A. Để trong bình khô đậy kín . B. Ngâm chìm trong dầu hỏa. C. Đựng trong bình chứa khí Heli. D. Ngâm chìm trong rượu. 2
  3. Câu 57: Cho các polime sau: poli( vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, tơ visco, tơ enan, tơ nilon 6. Số lượng polime thiên nhiên và polime nhân tạo trong nhóm trên là A. 1 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 1. D. 2 và 3. Câu 58: Lần lượt cho bột Fe tiếp xúc với các chất: FeCl3; AlCl3; CuSO4; Pb(NO3)2; HCl đặc; HNO3; H2SO4 đặc nóng; NH4NO3; Cl2; S ở điều kiện thích hợp. Số trường hợp tạo ra muối Fe(II) là A.4B.8C.5D.7 Câu 59: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2. (2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2. (5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. (7) Cho AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A.5B.4 C.3D.2 Câu 60: Thủy phân hoàn toàn 111 gam peptit X chỉ thu được 133,5 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong phân tử X là A.4B.6 C.5D.7 Câu 61:Cho 28 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 và CuO vào dung dịch HCl,thu được 3,2 gam một kim loại không tan,dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí (đktc).Cho Y vào dung dịch AgNO3 thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp là A. 5,8 g. B. 14,5 g. C. 17,4 g. D. 11,6 g. NH H O t0 t0 Câu 62: Cho sơ đồ : X 3 Y 2  Z  T  X . Các chất X, T (đều có chứa nguyên tố C trong phân tử) có thể lần lượt là A. CO2,NH4HCO3. B. CO,NH4HCO3. C. CO2,NH4(CO3)2. D. CO2,Ca(HCO3)2. Câu 63: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn Y và dung dịch Z. cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Z, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn T. Giá trị của m là A. 3,124. B. 2,700. C. 3,280. D. 2,648. Câu 64: Đặc điểm của ăn mòn điện hóa là : A. Không phát sinh dòng điện. B. Có phát sinh dòng điện. C. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào nhiệt độ. D. Tốc độ ăn mòn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 65: Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng ? A. Đehirđro hoá B. Xà phòng hoá C. Hiđro hoá D. Oxi hoá Câu 66: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây? A. Ca(HCO3)2, MgCl2.B. Mg(HCO 3)2, CaCl2. C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. CaSO4, MgCl2. Câu 67: Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T đều có công thức phân tử dạng C2H2On (n ≥ 0). Biết rằng: (1) X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. (2) Z, T đều tác dụng được với NaOH (3) X tác dụng được với nước. Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là : A. 3, 4, 0, 2. B. 0, 2, 3, 4. C. 0, 4, 2, 3. D. 3, 2, 0, 4. 3
  4. Câu 68: Một chén sứ có khối lượng m 1 gam. Cho vào chén một hợp chất X, cân lại thấy có khối lượng m 2 gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi để nguội chén, cân lại thấy nặng m 3 gam, biết m1 < m3 < m2. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2 ? A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 69: Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía? A Vôi sữa. B. Khí sunfurơ. C. Khí cacbonic. D. Phèn chua. Câu 70: Dung dịch X gồm K2HPO4 1M và NaH2PO4 1M. Dung dịch Y gồm Na3PO4 1M và NaOH 1M. Cho 100 ml dung dịch X vào 200 ml dung dịch Y, thu được dung dịch E. Cô cạn cẩn thận dung dịch E thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 81,0. B. 66,6. C. 64,8. D. 63,4. Câu 71: Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, để tác dụng với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỉ lệ x : y là A. 24 : 35. B. 40 : 59. C. 35 : 24. D. 59 : 40. Câu 72: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng Thời gian điện phân ( giây) Khối lượng catot tăng (gam) Khí thoát ra ở anot dung dịch ban đầu (gam) 1930 m Một khí duy nhất 2,70 7720 4m Hỗn hợp khí 9,15 T 5m Hỗn hợp khí 11,11 Giá trị của t là A. 10615. B. 9650. C. 11580. D. 8202,5. Câu 73: Cho các phát biểu sau: (1) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì. (2) Có thể phân biệt ‘len’ (lông cừu) và “len” (tơ nitron) bằng cách đốt. (3) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70% và khuấy nhẹ, nhúm bông chuyển màu đen. (4) Thành phần chủ yếu của khí biogas là metan. (5) Tơ tằm là một loại protein đơn giản. (6) Dầu mỡ để lâu trong không khí bị ôi thiu do liên kết đôi C=C bị oxi hoá bởi oxi không khí Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 74: Hỗn hợp X gồm tripanmitin, tristearin, axit acrylic, axit oxalic, p-HO-C6H4CH2OH (trong đó số mol của p-HO-C6H4CH2OH bằng tổng số mol của axit acrylic và axit oxalic). Cho 56,4112 gam X tác dụng hoàn toàn với 58,5 gam dung dịch NaOH 40%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn và phần hơi có chứa chất hữu cơ chiếm 2,916% về khối lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2272 mol X thì cần 37,84256 lít O2 (đktc) và thu được 18,0792 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 68. B. 70. C. 72. D. 67. Câu 75: Cho m gam hỗn hợp M gồm Al (6x mol), Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 31,36%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2 có đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 60,84) gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ phần trăm của FeSO4 có trong dung dịch X là A. 10,28%. B. 10,43%. C. 19,39%. D. 18,82%. 4
  5. Câu 76: Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian, thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3,75m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Z chứa x gam muối nitrat kim loại. Giá trị của x là A. 107,6. B. 161,4. C. 158,92. D. 173,4. Câu 77: Nhiệt phân hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được m gam hỗn hợp khí A và ( m + 15,04) gam chất rắn B. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí A vào bình chứa nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 600 ml dung dịch D có pH = 1 và có 0,112 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp X ở trên được hòa tan hết vào nước thu được dung dịch Y, nhúng một thanh Fe vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Fe ra cân lại thấy khối lượng thanh Fe tăng thêm 3,84 gam so với ban đầu. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 và AgNO3 theo thứ tự là A. 25% và 50%. B. 50% và 25%. C. 40% và 60%. D. 60% và 40%. Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol cần dùng vừa đủ V lít O2 thu được H2O và 12,32 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2 (đktc). Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,31. B. 15,11. C. 17,91. D. 8,95. Câu 79: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, mạch hở Y và Z, có cùng số nguyên tử cacbon và đều có một nhóm -NH2 trong phân tử (số mol của Y lớn hơn số mol của Z). Cho 52,8 gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được 66 gam muối. Nếu cho 52,8 gam X vào dung dịch HCl dư thì thu được 67,4 gam muối. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là A. 55,68%. B. 33,52%. C. 66,48%. D. 44,32%. Câu 80: Ba chất hữu cơ bền X, Y, Z chứa C, H, O có phân tử khối lập thành một cấp số cộng. Khi đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ của X, Y, Z đều thu được khối lượng CO2 gấp 44/9 lần khối lượng H2O. X và Y tác dụng với Na với tỉ lệ mol tương ứng là 1:1 và 1:2. Cho 0,12 mol hỗn hợp cùng số mol của X, Y, Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau các phản ứng hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất T trong dung dịch. Khối lượng của T có thể là A. 16,66 gam. B. 8,76 gam. C. 14,88 gam. D. 18,44 gam. 41B 42C 43C 44B 45B 46A 47B 48B 49C 50B 51C 52A 53C 54A 55B 56B 57B 58C 59A 60C 61D 62B 63B 64A 65C 66C 67B 68D 69D 70B 71C 72C 73B 74B 75A 76A 77A 78B 79B 80C 5