Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 16 - Năm học 2018-2019

pdf 7 trang nhatle22 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 16 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ 16 Câu 1. Đặc điểm chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi là A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao (trên 2000m) chiếm 1% diện tích lãnh thổ. Câu 2. Biển Đông có đặc điểm là A. Một biển nhỏ trong các biển ở Thái Bình Dương. B. Biển kín ở vùng châu Á - Thái Bình Dương. C. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương. D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 3. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động A. Từ áp cao chí tuyến Tây Thái Bình Dương. B. Từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. C. Từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. D. Từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. Câu 4. Thành phần thực vật, động vật phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ A. Phương bắc (Hoa Nam) đi xuống hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mi-an-ma) di cư sang. B. Phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía bắc (Hoa Nam) đi xuống. C. Phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía bắc (Hi-ma-lai-a) đi xuống. D. Phương Nam (nguồn gốc Mã Lai-In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ-Mianma) di cư sang. Câu 5. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta không phải là A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. B. Cấm tuyệt đối việc khai thác các loại gỗ trong rừng. C. Ban hành Sách đỏ Việt Nam. D. Quy định việc khai thác. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sông Xê Xan, Xrê Pôc là phụ lưu của hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Hồng.B. Sông Thái Bình. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Công. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị Tân An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đồng Hới thuộc loại nào sau đây? A. Loại 1.B. Loại 2.C. Loại 3.D. Loại 4. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Đất lâm nghiệp có rừng. B. Đất phi nông nghiệp.
  2. C. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. D. Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, mỏ than đá đang được khai thác không thuộc vùng Đông Bắc nước ta là A. Vàng Danh. B. Cẩm Phả. C. Đông Triều.D. Quỳnh Nhai. Câu 10. Hệ Mặt trời có đặc điểm là A. Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. B. Trái đất ở trung tâm, Mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. C. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể trong hệ và chiếu sáng cho chúng. D. Mặt Trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể chuyển động xung quanh. Câu 11. Kết quả của phong hóa lí học là A. Phá hủy đá và khoáng vật, đồng thời di chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác. B. Chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. C. Làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học. D. Làm cho đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn, nhưng không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. Câu 12. Miền có gió mùa có lượng mưa nhiều vì A. Có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa. B. Gió thổi thường xuyên từ ven biển vào bờ. C. Hầu như quanh năm gió thổi từ đại dương vào lục địa. D. Gió mang độ ẩm cao từ cao áp Xi-bia thổi về trong nửa năm. Câu 13. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Nguồn nước.D. Đất. Câu 14. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa A. Số trẻ em nam và nữ so với tổng số dân, B. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. C. Số trẻ em nam so với tổng số dân cùng một thời điểm. D. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng một thời điểm. Câu 15. Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở A. Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng. B. Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. C. Miền nhiệt đới và cận nhiệt. D. Miền ôn đới và cận nhiệt. Câu 16. So với các ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố A. Lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. B. Sử dụng nhiều nhiên liệu, nguyên liệu và lực lượng lao động lớn. C. Khoa học - kĩ thuật, lao động có tay nghề, sử dụng nhiều nhiên liệu. D. Thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn lao động có tay nghề. Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu là
  3. A. Hiệu số giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu. B. Hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. C. Tổng số giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu. D. Tỉ số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Câu 18. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SỔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SỒNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM Vùng Khai thác (tấn) Nuôi trồng (tấn) 2010 2015 2010 2015 Đồng bằng sông Hồng 144974 192833 365138 536625 Đồng bằng sông Cửu Long 1012558 1232171 1986556 2471327 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2015? A. Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long. B. Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Đồng bằng sông Hồng. D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ở cả Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết các tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu (năm 2007)? A. Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Đà Nẵng. B. Lạng Sơn, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng C. Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Khánh Hòa. D. Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh, thành phố có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta (năm 2007) là A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai. D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai.B. Tây Ninh.C. Bình Dương.D. Bình Phước. Câu 22. Cho biểu đồ:
  4. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta. B. Sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta. C. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta. Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng về nguồn lao động Việt Nam? A. Người lao động cần cù, sáng tạo. B. Chất lượng lao động ngày càng cao. C. Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người. D. Chuyển biến cơ cấu theo ngành rất nhanh. Câu 24. Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành của khu vực I ở nước ta là A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. B. Giảm tỉ trọng ngành thủy sản, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp. C. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. D. Tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Câu 25. Nhóm cây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 2005 là A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực. C. Cây ăn quả.D. Cây rau đậu. Câu 26. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta là A. Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. B. Tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. C. Dịch vụ thủy sản và cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng. D. Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm. Câu 27. Công nghiệp năng lượng của nước ta bao gồm các phân ngành A. Thủy điện và nhiệt điện. B. Khai thác than và sản xuất điện
  5. C. Khai thác dầu khí và thủy điện. D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện. Câu 28. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TỂ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 2010- 2015 Năm 2010 2012 2013 2014 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 179572,5 193863,0 250372,8 226110,3 Công nghiệp và xây dựng 3052731,9 3311827,0 3438452,5 3600372,3 Dịch vụ 11732067,6 12649565,0 13002691,7 13566620,4 Căn cứ vào bảng số liệụ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì giai đoạn 2010 - 2014? A. Giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhiều nhất. B. Giá trị công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất. C. Giá trị công nghiệp và xây dựng luôn lớn nhất. D. Giá trị dịch vụ tăng chậm nhất. Câu 29. EU (European Union) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức A. Thị trường chung Nam Mĩ. B. Liên minh châu Âu. C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 30. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là A. Than sắt.B. Dầu mỏ, khí đốt C. Kim loại màu.D. Than, sắt, đồng. Câu 31. Tổ chức nào ở châu Âu ra đời vào năm 1951? A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.B. Cộng đồng Than và thép châu Âu. C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. D. Cộng đồng châu Âu (EC). Câu 32. Các trung tâm công nghiệp của LB Nga phần lớn tập trung ở A. Dọc tất cả các tuyến giao thông. B. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, U-ran. C. Nơi có nguồn nguyên liệu khoáng sản. D. Cao nguyên Trung Xi-bia và vùng viễn Đông. Câu 33. Miền Đông Trung Quốc là nơi có A. Các dãy núi cao. B. Các sơn nguyên đồ sộ. C. Các bồn địa Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ. D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn. Câu 34. Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là A. Lúa mì.B. Lúa nước. C. Ngô. D. Khoai lang. Câu 35. Cho biểu đồ
  6. Xuất khẩu Nhập khẩu CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2010 VÀ NĂM 2015(%) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2015 so với năm 2010? A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu lớn hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu. B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng, tỉ trọng nhập khẩu giảm. C. Tỉ trọng nhập khẩu tăng ít hơn tỉ trọng xuất khẩu. D. Tỉ trọng xuất khẩu tăng 0,6%. Câu 36. Trong những nãm gần đây, mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa nhờ A. Những tiến bộ kĩ thuật trong ngành giao thông vận tải. B. Có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong xây dựng. C. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư. D. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Câu 37. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng A. Có điều kiện nhất để hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. B. Chuyên canh cây cồng nghiệp lớn nhất nước ta. C. Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta D. Có số trang trại lớn nhất nước ta. Câu 38. Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận. B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Lâm Đồng C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam. Câu 39. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta về mặt an ninh quốc phòng là
  7. A. Khai thác tốt nguồn lợi hải sản B. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền C. Phát triển giao thông vận tải biển. D. Tạo điều kiện phát triển du lịch biển - đảo. Câu 40. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 Năm 2010 2013 2014 2015 Tổng sản phẩm trong nước (tỉ đồng) 2157828 3584202 3937856 4192862 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu 1273 1907 2052 2109 người (USD/người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp.B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. ĐÁP ÁN 1 B 2 D 3 C 4 D 5 B 6 D 7C 8 D 9 D 10 D 11 D 12 A 13 A 14 B 15 D 16 A 17 B 18B 19 D 20 D 21 D 22 D 23 D 24 C 25 B 26 D 27 D 28 D 29 B 30 B 31 B 32 B 33 D 34 B 35 C 36 C 37 C 38 C 39 B 40 C