Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018

doc 4 trang nhatle22 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_ii_de_so_2_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN ĐỀ KIÊM HỌC KỲ 2 TỔ VĂN - SỬ - NN - GDCD Môn: Địa lí 12 – PPCT tiết 47 Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 002 Họ, tên thí sinh: Lớp: Câu 1: Hai tuyến quốc lộ huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là tuyến đường nào? A. Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh B. Quốc lộ 5 và 18 C. Quốc lộ 1 và 5 D. Quốc lộ 1 và 18 Câu 2: Thời gian hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? A. Những năm 60 của thế kỉ XX B. Năm 1986 C. Những năm 90 của thế kỉ XX D. Sau năm 1975 Câu 3: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15 17,4 Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 141,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng Sản lượng than sạch, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 2000-2014 là A. miền B. đường C. kết hợp D. tròn Câu 4: Dựa vào át lát địa lí trang 26 cho biết tỉnh nào sau đây không có mỏ đồng? A. Lào Cai B. Thái Nguyên C. Sơn La D. Bắc Giang Câu 5: Tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đồng Tháp B. Cà Mau C. An Giang D. Kiên Giang Câu 6: Để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp đối với Biển Đông, Trung Quốc đưa ra bản đồ gồm 9 điếm có tên gọi là bản đồ đường A. cơ sở B. lưỡi bò C. ranh giới Biển Đông D. biên giới trên biển Câu 7: Tỉnh có sản lượng chè lớn nhất của Tây Nguyên? A. Đắk Lắk B. Kon Tum C. Lâm Đồng D. Gia Lai Câu 8: Để gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia ngành thủy sản cần thay đổi theo hướng? A. Đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở chế biến B. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ C. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản D. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Câu 9: Tại sao ĐNB có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác? A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế B. Lao động có trình độ cao nhất C. Có nguồn tài nguyên phong phú nhất cả nước. D. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất cả nước Câu 10: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở khu vực bản lề giữa A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đông Nam Bộ B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Biển Đông D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Cam Pu Chia Câu 11: Tại sao ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hiện tượng xâm nhập mặn A. Mùa khô kéo dài và địa hình thấp, trũng B. Do diện tích rừng ngập mặn bị phá để nuôi tôm ngày càng lớn. Trang 1/4 - Mã đề thi 002
  2. C. Do mạng lưới sông ngòi dày đặc D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Câu 12: Nguyên nhân chính làm cho cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật ổn định và có nhiều biến đổi trong thời gian tới? A. Nguồn lao động ít, trình độ chưa cao. B. Nguồn nguyên liệu nông lâm thủy sản thiếu. C. Chịu nhiều thiên tai. D. Hạn chế về vốn, khoa học kỹ thuật. Câu 13: Vùng có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 14: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là A. Thuốc lá B. Cà phê. C. Chè D. Đậu tương. Câu 15: Ở Đồng Bằng Sông Hồng quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để A. sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. B. nâng cao vị thế của vùng. C. giảm thiểu ô nhiễm môi trường. D. khai thác tốt thế mạnh về vị trí địa lí. Câu 16: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là A. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản B. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản D. Câu 17: Đặc điểm ngập lụt của Đồng bằng sông Hồng là A. lên chậm, rút nhanh, thất thường. B. lên nhanh, rút nhanh, cường độ lớn. C. lên chậm, rút chậm, khá điều hòa. D. lên nhanh, rút chậm, cường độ lớn. Câu 18: Dựa vào át lát địa lí trang 20 cho biết tỉnh nào có sản lượng khai thác thủy sản cao nhất cả nước A. Bình Thuận B. Bà Rịa - Vũng Tàu C. Kiên Giang D. Cà Mau Câu 19: Dựa vào át lát địa lí trang 30 cho biết tỉnh (thành phố) nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam A. Đồng Nai B. Bình Dương C. Bà Rịa – Vũng Tàu D. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 20: Vùng được xem như bộ phận lãnh thổ nước ta trên đất liền là vùng A. tiếp giáp lãnh hải B. lãnh hải C. đặc quyền kinh tế D. nội thủy Câu 21: Thế mạnh để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm ở Bắc Trung Bộ là? A. Có diện tích đất feralit trên dá phiến, đá vôi và đá mẹ khác. B. Có diện tích đất đỏ ba dan tuy không lớn nhưng khá màu mỡ. C. Có diện tích đất đỏ ba dan màu mỡ phân bố trên các cao nguyên bằng phẳng. D. Có diện tích đất cát pha ở đồng bằng ven biển Câu 22: Tại sao ĐBSCL có năng suất lúa thấp hơn ĐBSH? A. Trình độ thâm canh thấp hơn. B. Đất phù sa ít được bồi đắp nên kém màu mỡ hơn C. Khí hậu không thuận lợi cho trồng lúa nước D. Nguồn nước không đầy đủ như ĐBSH Trang 2/4 - Mã đề thi 002
  3. Câu 23: Cho bảng số liệu sau: MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 -2015 (đơn vị: nghìn tấn) Năm 2010 2012 2014 2015 Hạt tiêu 117,0 117,8 155,0 131,5 Cà phê 1218,0 1735,5 1691,1 1341,2 Cao su 779,0 1023,5 1071,7 1137,4 Chè 137,0 146,9 132,4 124,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào không chính xác về một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2010-2015? A. Cây cao su có sản lượng tăng liên tục B. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất C. Cây hạt tiêu có sản lượng tăng không liên tục D. Cây hạt tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cà phê. Câu 24: Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2015. B. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2015. C. Cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2015. D. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2015. Câu 25: Việc đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp nhằm mục đích? A. Đẩy mạnh xuất khẩu và chế biến. B. Hoàn thành quy hoạch vùng chuyên canh. C. Hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm. D. Mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học. Câu 26: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Khoáng sản phân bố rải rác, nằm ở khu vực khó khai thác. B. Nhiều thiên tai. C. Khí hậu diễn biến thất thường D. Thiếu lao động có trình độ. Câu 27: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân nước ta phải hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa? A. Sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực B. Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng C. Tiềm lực quân sự của nước ta thấp nên phải hợp tác với các nước. D. Bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Câu 28: Trong khi Fomusa sả thải tại Hà Tĩnh nhưng chất thải lây lan ra vùng biển toàn miền Trung, điều này phản ánh môi trường biển có đặc điểm nào? Trang 3/4 - Mã đề thi 002
  4. A. Có sự biệt lập nhất định. B. Không thể chia cắt được. C. Có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển. D. Bị tác động mạnh mẽ của con người Câu 29: Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính ngành thủy sản cần thay đổi theo hướng? A. Đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở chế biến B. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ C. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản D. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản Câu 30: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2012-2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2012 2014 Tổng giá trị thủy sản 176 548 188 083,9 - Nuôi trồng thủy sản 106 570 115 060,6 - Khai thác thủy sản 69 977,9 73 023,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Giá trị nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm. B. Giá trị nuôi trồng luôn lớn hơn khai thác thủy sản. C. Giá trị khai thác tăng nhanh hơn giá trị nuôi trồng. D. Giá trị nuôi trồng thủy sản tăng, giá trị khai thác thủy sản giảm. Câu 31: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam ? A. Có nhiều khu kinh tế ven biển nhất trong các vùng kinh tế. B. Có 6 trung tâm công nghiệp. C. Dẫn đầu cả nước về tỉ trọng GDP D. Có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các vùng kinh tế. Câu 32: Dựa vào át lát địa lí trang 4, 5 cho biết tỉnh nào vừa giáp Trung Quốc vừa giáp Biển? A. Điện Biên B. Kon Tum C. Quảng Ninh D. Kiên Giang Câu 33: Tiềm năng thuỷ điện của vùng TN tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông nào? A. Xê Xan, Xrê – Pôk, Sông Cửu Long. B. Xê Xan, Xrê – Pôk, Sông Đà Rằng C. Xê Xan, Xrê – Pôk, Sông Đà D. Xê Xan, Xrê – Pôk, Sông Đồng Nai HẾT HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG TỔ GV RA ĐỀ CHUYÊN MÔN DUYỆT Hoàng Văn Tiệu Trang 4/4 - Mã đề thi 002