Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 15 - Năm học 2018-2019

pdf 7 trang nhatle22 1730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 15 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ 15 Câu 1. Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do A. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có nền nhiệt độ cao. B. Ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. C. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió. D. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. Câu 2. Bề mặt đồng bằng sông Hồng A. Bị chia cắt thành nhiều ô. B. Không còn bồi tụ phù sa hằng năm. D. Không có các ô trũng ngập nước. D. Với gần 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn. Câu 3. Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở A. Đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ. C. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Câu 4. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.B. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa. C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.D. Đới rừng nhiệt đới lục địa khô. Câu 5. Mục tiêu của việc ban hành “Sách đỏ ở Việt Nam” là nhằm A. Đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. B. Bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. C. Quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản. D. Biết được số lượng các loài động, thực vật hiện có ở nước ta. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết sông nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? . A. Sông Thu Bồn. B. Sông Trà Khúc C. Sông Bến Hải. D. Sông Đà Rằng. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây có GDP bình quân theo đầu người (năm 2007) ở mức trên 18 triệu đồng? A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa. D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người đạt trên 50kg (năm 2007)? A. Lào Cai, Bến Tre, Nghệ An, Bắc Ninh. B. Tiền Giang, Trà Vinh, Lạng Sơn, Hải Dương. C. Vĩnh Long, Lâm Đồng, Bình Dương, Hưng Yên. D. Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bình Định, Đồng Nai.
  2. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành luyện kim màu ở nước ta (năm 2007) là A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội.B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. C. Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh.D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội. Câu 10. Hệ Mặt Trời gồm A. Các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí. B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh, các đám bụi, khí. C. Các thiên hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các đám bụi, khí. D. Rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, ) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Câu 11. Quá trình phong hóa là A. Quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy và biến đổi. B. Quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. C. Quá trình di chuyển các vật liệu đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác. D. Quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu của nó. Câu 12. Các loại gió mang mưa nhiều cho các vùng chúng thổi đến là A. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.B. Gió Tây ôn đới và gió phơn. C. Gió phơn và gió Mậu dịch.D. Gió Tây ôn đới và gió mùa. Câu 13. Loài cây ưa lạnh chỉ phân bố ở A. Các vùng ôn đới và gần cực. B. Các vĩ độ cao và các vùng núi cao. C. Các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới. D. Các vùng quanh cực Bắc và Nam. Câu 14. Cây lúa mì có đặc điểm sinh thái là A. Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa và cần nhiều phân bón. B. Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định, cần đất tốt, nhiều phân bón. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu. D. Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón. Câu 15. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy, dệt - may. B. Dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. C. Sành - sứ - thủy tinh, chế biến sữa, dệt - may, nhựa. D. Da giày, dệt - may, nước giải khát, sành - sứ - thủy tinh. Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành nội thương? A. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. C. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. D. Góp phần phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Câu 17. Kênh Xuy-ê nối liền A. Biển Bắc và biển Ban-tích.B. Biển Đen và biển Ca-xpi. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.D. Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
  3. Câu 18. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI VÀ TÔM NUÔI Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Cá nuôi (tấn) Tôm nuôi (tấn) Vùng 2010 2015 2010 2015 Bắc Trung Bộ 67416 90597 19493 27360 Duyên hải Nam Trung Bộ 18104 21636 51964 51028 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng cá nuôi và tôm nuôi ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010 và năm 2015? A. Sản lượng cá nuôi tăng, sản lượng tôm nuôi tăng ở Bắc Trung Bộ. B. Sản lượng cá nuôi ở Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn sản lượng tôm nuôi. C. Sản lượng cá nuôi tăng, sản lượng tôm nuôi giảm ở Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Sản lượng cá nuôi ở Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn sản lượng cá nuôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, các động vật tiêu biểu của phân khu Đông Bắc nước ta là A. Voọc, khỉ, hươu, sơn dương, lợn rừng. B. Gấu, sao la, voi, hổ, bò tót. C. Voi, hổ, gấu, bò tót, vượn.D. Mang lớn, nai, tê giác, lợn rừng, gấu. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta (năm 2007)? A. Hà Nội.B. Đồng Nai. C. Bình Dương.D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mỏ sét, cao lanh là A. Cà Mau.B. An Giang.C. Kiên Giang.D. Hậu Giang. Câu 22. Cho biểu đồ:
  4. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta. B. Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta. C. Sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta. D. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta. Câu 23. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng. B. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. C. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước. D. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 24. Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng A. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế. B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. D. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 25. Điểm nào sau đây đúng với đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta? A. Liên kết nông - công nghiệp. B. Năng suất lao động thấp. C. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính. D. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. Câu 26. Nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta phát triển, đặc biệt là ở A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 27. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta là A. Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nưóc và tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. B. Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước và tăng tỉ trọng của ngoài khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước. D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 28. Cho bảng số liệu:
  5. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ VÀ LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD) Xuất khẩu Nhập khẩu Nước 2010 2015 2010 2015 Hoa Kì 1852,3 2264,3 2365,0 2786,3 Liên bang Nga 445,5 393,1 322,4 282,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì và Liên bang Nga năm 2010 và năm 2015? A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu tăng ở Hoa Kì. B. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu giảm ở Liên bang Nga. C. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. D. Giá trị xuất khẩu của Liên bang Nga giảm ít hơn giá trị nhập khẩu. Câu 29. NAFTA (North American Free Trade Agreemet) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ. B. Thị trường chung Nam Mĩ. C. Quỹ Liên Hợp Quốc về các hoạt động dân số. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Câu 30. Những năm gần đây, tình hình kinh tế ở Mĩ La tinh từng bước được cải thiện, biểu hiện rõ nhất là A. Đã thanh toán xong nợ nước ngoài. B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh. C. Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. D. Nguồn vốn đầu tư vào Mĩ La tinh tăng nhanh chóng. Câu 31. Các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu vào thời gian nào? A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Sắp kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 32. Ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga không phải là A. Điện tử - tin học, hàng không. B. Khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xenlulô. C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen. D. Luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương. Câu 33. Đảo nào là một phần lãnh thổ của Trung Quốc đã tách ra khỏi nước này từ năm 1949, nhưng vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc? A. Hải Nam.B. Đài Loan.C. Ma-ri-an.D. Hô-cai-đô. Câu 34. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á?
  6. A. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm. B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp. C. Hệ thông ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại. D. Mạng lưới dịch vụ phát triển đều khắp giữa các nước trong khu vực. Câu 35. Cho biểu đồ: TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU, GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 20Ỉ6, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2015? A. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng. B. Giá trị xuất khẩu tăng ít hơn giá trị nhập khẩu. C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. Câu 36. Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta? A. Doanh thu từ du lịch liên tục tăng. B. Phát triển nhanh từ thập kỉ 90 cho đến nay. C. Hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. D. Số lượt khách du lịch nội địa ít hơn khách quốc tế. Câu 37. Vùng đồi trước núi của vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh nào sau đây? A. Trồng cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi đại gia súc. B. Chăn nuôi đại gia súc, trồng các cây hoa màu lương thực. C. Trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm. D. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 38. Các tuyến đường Bắc - Nam chạy qua tất cả các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. B. Quốc lộ 1 và đường 19. C. Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam.
  7. D. Đường sắt Bắc - Nam và đường Hồ Chí Minh. Câu 39. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển – đảo ở nước ta là A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. C. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng. Câu 40. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2010 2013 2014 2015 Xuất khẩu 1553687 2997380 3402495 3764320 Nhập khẩu 1730902 2920030 3273530 3731151 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn.B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường.D. Biểu đồ cột ghép. ĐÁP ÁN 1 D 2A 3 D 4 C 5 B 6 C 7 D 8 D 9 C 10 B 11 B 12 D 13 B 14 D 15 B 16 C 17 D 18 B 19 A 20 D 21 C 22 D 23 B 24 B 25 A 26 C 27 B 28 D 29 A 30 B 31 B 32 A 33 B 34 D 35 B 36 D 37 D 38 C 39 B 40 B