Đề thi thử môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii.docx
Nội dung text: Đề thi thử môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II
- Đề thi thử HK2 – Thi trực tuyến trên hệ thống Olm.vn Đã chuẩn mẫu để gửi lện hệ thống Olm.vn dạng đề thi trắc nghiệm thông minh Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi đồng hướng và độ lớn của lực A. Đòn bẩy. C. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định D. Mặt phẳng nghiêng. Câu 2: Khi đặt đường ray xe lửa, người ta để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì A. chiều dài của thanh ray không đủ. B. để lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. không thể hàn hai thanh ray được D. khi nhiệt độ tăng, thanh ray có chỗ để dài ra Câu 3: Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? A. Tăng lên hoặc giảm xuống C. Giảm xuống B. Không thay đổi D. Tăng lên Câu 4: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? A. Rắn, lỏng, khí C. Lỏng, khí, rắn B. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 5: Khi thả chai nước vào ngăn đá của tủ lạnh thì sự chuyển thể nào sẽ xảy ra A. sự nóng chảy C. sự ngưng tụ B. sự đông đặc D. sự bay hơi Câu 6: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây là đúng, cách nào là đúng? A. đồng, thủy ngân, không khí C. không khí , thủy ngân, đồng. B. thủy ngân ,đồng, không khí. D. thủy ngân, không khí, đồng, Câu 7: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Thể tích của vật tăng. C. Thể tích của vật giảm. B. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật tăng. Câu 8: Câu không đúng là A. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo. D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo. Câu 9: Các câu nói về sự nở vì nhiệt của khí ôxi, hiđrô, nitơ sau đây, câu nào đúng? A. Ôxi, hiđrô, nitơ nở vì nhiệt như nhau. C. Hiđrô nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Nitơ nở vì nhiệt nhiều nhất. D. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất. Câu 10: Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể: A. Lỏng sang hơi C. Hơi sang lỏng B. Lỏng sang rắn D. Rắn sang lỏng Câu 11: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
- A. Ròng rọc động. B. Ròng rọc cố định. C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy. Câu 12: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách sắp xếp nào sau đây là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Thể tích chất lỏng tăng. Câu 14: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ? A. Bỏ một cục nước đá vào nước. B. Đốt một ngọn đèn dầu. C. Đúc một cái chuông đồng. D. Đốt một ngọn nến. Câu 15: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Thể tích chất lỏng. D. Diện tích mặt thoáng . Câu 16. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Lỏng, rắn, khí C. Khí, lỏng, rắn. B. Khí, rắn, lỏng D. Rắn, lỏng, khí. Câu 17: Nhiệt kế là thiết bị dùng để A. đo thể tích B. đo chiều dài. C. đo khối lượng D. đo nhiệt độ Câu 18: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó A. vẫn tăng B. giảm xuống C. mới đầu tăng, sau giảm D. không thay đổi Câu 19: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây ? A. Chất lỏng biến thành hơi. B. Chất khí biến thành chất lỏng. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất lỏng biến thành chất rắn. Câu 20: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng A. luôn tăng C. không hề thay đổi B. luôn giảm D. vừa tăng vừa giảm Câu 21: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Tuyết rơi C. Làm đá trong tủ lạnh B. Rèn thép trong lò rèn. D. Đúc tượng đồng. Câu 22: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm. Câu 23: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi A. nước trong cốc càng nhiều. C. nước trong cốc càng nóng. B. nước trong cốc càng ít. D. nước trong cốc càng lạnh. Câu 24: Mây được tạo thành từ A. nước bay hơi C. nước đông đặc
- B. khói D. hơi nước ngưng tụ Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước. D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước Câu 26: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ A. thể rắn sang thể lỏng C. thể hơi sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể rắn D. thể lỏng sang thể hơi Câu 27: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 28: Một băng kép làm từ hai kim loại sắt và đồng, sau khi nung nóng một thời gian nó sẽ cong về phía: A. Kim loại tiếp xúc nhiệt C. Thanh kim loại bằng sắt B. Thanh kim loại bằng đồng D. Tuỳ thuộc thời gian đốt nóng Câu 29: Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật giảm vì: A. Thể tích của vật giảm, khối lượng của vật không thay đổi B. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không thay đổi C. Thể tích của vật giảm, khối lượng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng, khối lượng của vật không thay đổi Câu 30: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác? A. Vì thép không bị gỉ. B. Vì thép có độ bền cao. C. Vì thép giá thành thấp. D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.