Đề thi Học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa

doc 6 trang nhatle22 6591
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2014_2015_phon.doc

Nội dung text: Đề thi Học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa

  1. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2014 – 2015 Môn: VẬT LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 6 tháng 12 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 4 trang) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm) Hãy đọc thật kĩ đề rồi chọn phương án thích hợp với mỗi câu hỏi, ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm. Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 6V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm bớt 0,4A thì hiệu điện thế phải có giá trị là A. 2,4V. B. 3,6V. C. 5,6V. D. 5,4V. Câu 2: Mắc lần lượt hai điện trở R 1 và R2 vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 24V thì dòng điện qua R 1 và R2 lần lượt là 2A và 1,2A. Nếu ghép R 1 và R2 song song với nhau và nối với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua mạch chính khi đó là A. 1,8A. B. 0,6A. C. 1,6A. D. 1A. R Câu 3: Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I(A) 2 R1 vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở 1,0 khác nhau R R . Biết tổng điện trở của chúng là 36Ω. Độ lớn của 1 2 0,5 mỗi điện trở là A. R 12Ω ; R 24Ω. B. R 24Ω ; R 12Ω. 1 2 1 2 O U0 U(V) C. R1 28,8Ω ; R 2 7,2Ω. D. R1 7,2Ω ; R 2 28,8Ω. Câu 4: Từ hai loại điện trở R 1 = 1 và R2 = 4. Có bao nhiêu các mắc thành một mạch điện nối tiếp ( trong mạch phải có cả 2 loại điện trở nói trên) để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 39V thì dòng điện qua mạch là 3A? A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách. Câu 5: Hai dây cùng chất, tiết diện dây 1 bằng 3 lần dây 2 và độ dài dây 1 dài gấp 2 lần dây 2. Điên trở dây 1 là R1, dây 2 là R2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. R1 = 3R2 B. R2 = 3R1 C. R1 = 1,5R2 D. R2 = 1,5R1 Câu 6: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây, hãy cho biết giá trị nào của A, B, C hoặc D là không phù hợp ? Hiệu điện thế U(V) 9 12 B 18 D Cường độ dòng điện 0,5 A 0,89 C 1,25 I(A) 2 A. B. 0,67 C. 1 D. 21. 3 1
  2. Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ. Số chỉ của ampe kế là 2A + - A B số chỉ của vôn kế là 12V. Nếu thay nguồn điện bằng một nguồn điện khác (nằm trong giới hạn đo của các dụng cụ) V thì số chỉ của vôn kế và ampe kế có thay đổi không ? Nếu có, sự thay đổi này có thể tuân theo qui luật nào ? A. Không thay đổi. B. Thay đổi. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện luôn tỉ lệ nghịch với nhau. C. Thay đổi. Giá trị của hiệu điện thế luôn gấp 6 lần giá trị của cường độ dòng điện. D. Thay đổi, nhưng không tuân theo một quy luật nào. Câu 8: Mắc lần lượt hai điện trở R 1 và R2 vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 6V thì dòng điện qua R 1 và R2 lần lượt là 1,2A và 2A. Nếu ghép R 1 và R2 song song với nhau và nối với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là A. 6,4A. B. 0,625A. C. 3,2A. D. 1,5A. Câu 9: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,9A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng thêm 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là A. 1,8A. B. 0,45A. C. 1,5A. D. 0,6A. Câu 10: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 2V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn A. tăng 2A B. chưa đủ điều kiện để xác định được C. giảm 2 lần D. giảm 2A Câu 11: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn đó là 1A. Muốn dòng điện chạy qua bóng đèn đó giảm bớt 0,2A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. A. U = 15V.B. U = 11,8V. C. U = 9,6V. D. U = 12,2V. Câu 12: Độ lớn điện trở của một đoạn mạch có giá trị 9 , cường độ dòng điện chạy qua mạch là I = 4A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 2,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở R x . Độ lớn của R x là A. 13,5Ω. B. 15Ω. C. 5,4Ω. D. 14,4Ω. Câu 13: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường I(A) độ dòng điện (I) chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế (U) giữa 2 hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết phương án nào dưới đây là sai ? 1 A. Giá trị của U luôn gấp 20 lần giá trị của I. B. Khi U = 20V thì I = 1A. O 20 40 U(V) C. Khi U = 30V thì I = 3A. D. Khi U = 40V thì I = 2A. 2
  3. Câu 14: Chọn câu trả lời đúng A.Một người không nhìn thấy vật khi vật đó không phát ra ánh sáng B.Vật tự nó phát sáng gọi là vật sáng C.Ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng. D.Ánh sáng bao giờ cũng phát ra dưới dạng các chùm sáng Câu 15: Chọn câu trả lời đúng A.Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm đều là ảnh ảo B.Kích thước ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi luôn nhỏ hơn vật C.Kích thước ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm luôn lớn hơn kích thước ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng. D.Kích thước ảnh tạo bởi gương phẳng luôn bằng vật Câu 16: Phương án nào dưới đây là đúng ? A. Vật chuyển động với thời gian càng nhỏ thì chuyển động càng nhanh. B. Vật đi được quãng đường càng dài thì chuyển động càng nhanh. C. Thương số s càng lớn thì vật chuyển động được đoạn đường càng lớn. t D. Thương số s càng nhỏ thì vật chuyển động càng chậm. t Câu 17: Tại SEA GAMES 22 năm 2003, Việt Nam có hai nữ vận động viên điền kinh tiêu biểu đạt thành tích cao : Nguyễn Thị Tĩnh, giành huy chương vàng môn chạy cự li 400m với thời gian 51 giây 83 ; Nguyễn Lan Anh giành huy chương vàng môn chạy cự li 1500m với thời gian 4 phút19 giây 98. Vận tốc trung bình của hai vận động viên trên tương ứng là A. 2,99m/s và 12,39m/s. B. 7,72m/s và 5,77m/s. C. 7,84m/s và 6,24m/s. D. 7,64m/s và 5,76m/s Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về lực và vận tốc ? A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vị trí của vật B. Vật chuyển động với vận tốc càng lớn thì lực tác dụng lên vật cũng càng lớn C. Lực là nguyên nhân là thay đổi chuyển động của vật D. Lực và vận tốc là các đại lượng véc tơ Câu 19: Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng. A. Không thay đổi. B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống. C. Dâng lên. D. Tụt xuống. Câu 20: Đại lượng nào dưới đây tham có trong công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật có khối lượng 1kg tăng từ nhiệt độ 62oC lên đến 98oC? A. Nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Nhiệt dung riêng. D. Khối lượng riêng. 3
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM) Bài 1: (2,5 điểm) Một người đạp xe đi liên tục trên đoạn đường từ A đến B. Tính vận tốc trung bình theo v1, v2, v3 trên cả đoạn đường AB của người đó, biết rằng: Ở nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1, tiếp theo trong nửa (đầu) thời gian còn lại người ấy đi với vận tốc v2 và cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3. Bài 2: ( 2,0 điểm) Thả đồng thời 300g sắt ở nhiệt độ 10 0C và 400g đồng ở nhiệt độ 25 0C vào một bình cách nhiệt trong đó có chứa 200g nước ở nhiệt độ 20 0C. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt, đồng, nước lần lượt là 460J/kg.K, 400J/kg.K, 4200J/kg.K và sự hao phí nhiệt vì môi trường bên ngoài là không đáng kể. Hãy tính nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Bài 3: (2,0 điểm ) Một người cao 170 cm, mắt cách đỉnh đầu 10cm đứng trước một gương phẳng treo thẳng đứng để quan sát ảnh của mình trong gương. Hỏi phải dùng gương có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu để có thể quan sát toàn bộ ảnh của mình trong gương. Khi đó phải đặt mép dưới của gương cách mặt đất bao nhiêu ? Bài 4: ( 3,5 điểm) Một ampe kế có điện trở R 0 được mắc nối tiếp với một điện trở R0 = 20  vào hai điểm M, N có hiệu điện thế không đổi U MN thì số chỉ của ampe kế là I 1 = 0,6A. Mắc thêm một điện trở r = 0,25 song song với ampe kế thì số chỉ của ampe kế là I2 = 0,125A. Hãy xác định cường độ dòng điện qua R 0 khi chỉ mắc R 0 vào hai điểm M,N. . Hết Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 4
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014– 2015 Môn: Vật lý (Hướng dẫn chấm có 02 trang) I.Phần trắc Nghiệm: (10 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A B C B B D B,D C A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A C C C B,D B,D D B C, D B C II. Phần tự luận (10 điểm) Bài 1: (2,5 điểm) + Gọi s là chiều dài đoạn đường AB, t1 là thời gian đi nửa đoạn đường đầu, t 2 là thời gian đi nửa đoạn đường còn lại. s + Khi đó t1 = 0,5đ 2v1 t 2 +Thời gian người đó đi với vân tốc v 2 là , đoạn đường tương ứng với thời gian này là 2 v t s = 2 2 0,5đ 2 2 v3t 2 + Đoạn đường tương ứng với vận tốc v3 là s = . 3 2 s s Vì s2 s3 t2 0,5đ 2 v2 v3 2v1 + v2 + v3 +Thời gian đi hết đoạn đường AB làt = t1 + t 2 = = s. 0,5đ 2v1 (v2 + v3 ) s 2v1 (v2 + v3 ) +Vậy vân tốc trung bình trên cả đoạn đường AB làvtb = = = 0,5đ t 2v1 + v2 + v3 Bài 2: (2,0 điểm) Gọi m 1, m2, m3 là khối lượng và t 1, t2, t3 lần lượt là nhiệt độ ban đầu của sắt, đồng, nước; t là nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt xảy ra. 0,5đ + Lập luận, chứng tỏ được rằng trước khi có cân bằng nhiệt thì sắt là vật thu nhiệt còn đồng và nước là vật tỏa nhiệt. 0,5đ + Từ kết quả của lập luận trên suy ra khi hệ có sự cân bằng nhiệt thì c 1m1(t – t1) = c2m2(t2 – t) + c3m3(t3 – t) 0,5đ + Thay số và tính được nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt xảy ra: t 19,50 C 0,5đ 5
  6. Bài 3 ( 2 điểm) Lập luận và vẽ hình đúng 0,5đ D I M M’ H K C J Ảnh và người đối xứng qua gương nên : MH = M'H Để nhìn thấy đầu trong gương thì mép trên của gương tối thiểu phải đến điểm I, IH là đường trung bình của MDM' : Do đó IH = 1/2MD = 10/2 = 5 (cm) ; trong đó M là vị trí mắt. Để nhìn thấy chân (C) thì mép dưới của gương phải tới điểm K , HK là đường trung bình của MCM' do đó : HK = 1/2 MC = 1/2 (CD - MD ) = 1/2(170 - 10) = 80cm 0,5đ Chiều cao tối thiểu của gương là : IK = IH + KH = 5 + 80 = 85 (cm) 0,5đ Gương phải đặt cách mặt đất khoảng KJ KJ = DC - DM - HK = 170 - 10 - 80 = 80 (cm) Vậy gương cao 85 (cm) mép dưới của gương cách mặt đất 80 cm 0,5đ Bài 4: (3,5 điểm) + Ban đầu, điện trở của đoạn mạch MN là R0 + R và hiệu điện thế UMN là: U = I1(R0 + R) = 0,6(20 + R). (1) 0,5đ + Khi mắc r song song với R thì U = 0,125R + (0,125 +0,5R).20 (2) 1đ Từ (1) và (2) tính được R 1 ; U 12,6V 1đ + Suy ra, khi bỏ ampe kế đi thì cường độ dòng điện qua R0 là I 0,63A. 1đ * Chú ý: + Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của toàn bài không làm tròn. + Biểu điểm chi tiết cho từng câu, từng phần tổ chấm thảo luận để thống nhất. 6