Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9- Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9- Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015_ph.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9- Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa
- PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Ngày thi: 06 tháng 12 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 3 trang) Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 20 câu; 10,0 điểm) Hãy đọc thật kĩ đề rồi chọn phương án thích hợp với mỗi câu hỏi, ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm. Câu 1: Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là: A) Khoang mũi B) Thanh quản C) Khí quản và phế quản D) Phổi Câu 2: Tỉ lệ nước có trong huyết tương là: A) 90% B) 45% C) 70% D) 80% Câu 3: Trong một chu kì tim, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là: A) 0,8 giây B) 0,7 giây C) 0,5 giây D) 0,3 giây Câu 4: Nếu ở P là: Vàng, trơn Xanh, nhăn thì ở F 2 những kiểu hình nào sau đây được gọi là các biến dị tổ hợp? A) Hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn B) Hạt vàng, trơn và hạt vàng, nhăn C) Hạt vàng, nhăn và hat xanh, trơn D) Hạt xanh, trơn và hạt xanh, nhăn Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai? A) Theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng ở các thế hệ sau. B) Đem lai các cặp bố mẹ không thuần chủng khác nhau về một số tính trạng. C) Chọn các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số tính trạng và đem lai với nhau. D) Dùng toán thống kê phân tích các số liệu, từ đó rút ra các quy luật di truyền. Câu 6: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hơp sau? A) 4 B) 8 C) 16 D) 32 Câu 7: Ở đậu Hà Lan, quả màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Cho lai giống đậu Hà lan quả màu lục (dị hợp tử) với giống đậu Hà lan quả màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là: A) Toàn quả màu lục B) 1 quả lục : 1 quả vàng C) 3 quả màu lục : 1 quả vàng D) 3 quả vàng : 1 quả lục Câu 8: Có 10 tế bào sinh dục thuộc cùng một loài tiến hành phân bào nguyên nhiễm 5 lần liên tiếp thì số tế bào con được tạo ra là: A) 80 B) 120 C) 160 D) 320 Câu 9: Ở một loài động vật con đực sinh ra 256 tinh trùng, con cái sinh ra 64 tế bào trứng. Khi tinh trùng thụ tinh với tế bào trứng và hình thành 8 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: A) 3,125% B) 6,25% C) 12,5% D) 25% Câu 10: Mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ A: T : G : X lần lượt phân chia theo tỉ lệ: 25% : 35% : 30% : 10%. Tỉ lệ từng loại nucleotit của gen sẽ là: A) A% = T% = 10% ; G% = X% = 40% B) A% = T% = 20% ; G% = X% = 30% C) A% = T% = 40% ; G% = X% = 10% D) A% = T% = 30% ; G% = X% = 20% 1
- Câu 11: Những cơ thể sinh vật mà trong tế bào có bộ NST chứa số lượng NST tăng hay giảm một hoặc một số NST. Di truyền học gọi là: A) Thể song nhị bội. C) Thể dị bội. B) Thể đơn bội. D) Thể đa bội. Câu 12: Phương pháp nào dưới đây không dùng để nghiên cứu di truyền người? A) Phương pháp nghiên cứu phả hệ. C) Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. B) Phương pháp lai phân tích. D) Phương pháp nghiên cứu tế bào. Câu 13: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Nếu cho chó lông ngắn thuần chủng giao phối với cho lông ngắn không thuần chủng thì đời con thu được là: A) toàn chó lông ngắn. C) 1 lông ngắn : 1 lông dài. B) 3 lông ngắn : 1 lông dài. D) toàn chó lông dài. Câu 14: Ở chuột, tính trạng màu sắc và độ dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Khi cho giao phối chuột lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn đều thuần chủng được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? A) 9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn: 3 lông trắng, dài: 1 lông trắng, ngắn. B) 9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn: 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài. C) 9 lông trắng, ngắn: 3 lông đen, ngắn: 3 lông trắng, dài: 1 lông đen, ngắn. D) 9 lông đen, ngắn: 3 lông đen, dài: 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài. Câu 15: Ở một loài thực vật, thân cao là trội (A) so với thân thấp (a), quả dài là trội (B) so với quả tròn (b). Các gen liên kết hoàn toàn. Trong một phép lai cho F1 có sự phân tính 3 thân cao, hạt dài: 1 thân thấp, hạt dài. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau: AB AB AB Ab AB aB aB aB A) ´ ; B) ´ ; C) ´ ; D) ´ . ab aB AB ab ab ab ab aB Câu 16: Ở cà chua, thân cao là trội (A) so với thân thấp (a), quả tròn là trội (B) so với quả bầu dục (b). Các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ 1:1? ở cà chua, thân cao là trội (A) so với thân thấp (a), quả tròn là trội (B) so với quả bầu dục (b). Các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ 1:1? AB AB AB Ab AB aB AB ab A) ´ ; B) ´ ; C) ´ ; D) ´ . ab ab AB ab ab ab ab ab Câu 17: Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20) nguyên phân 4 lần liên tiếp. Môi trường đã cung cấp bao nhiêu NST đơn mới tương đương? A) 150 (NST). C) 450 (NST). B) 300 (NST). D) 600 (NST). Câu 18: Một chuột cái có hiệu suất thụ tinh là 25% đã sử dụng hết 8 tế bào sinh trứng và 32 tinh trùng. Số hợp tử tạo thành và số thể cực được tạo ra trong quá trình trên là: a) 2 hợp tử và 24 thể cực. c) 4 hợp tử và 48 thể cực. b) 3 hợp tử và 36 thể cực. d) 5 hợp tử và 60 thể cực. Câu 19: Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, khi nhân đôi 2 lần liên tiếp thì tổng số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào đã cung cấp là bao nhiêu? A) 3000 nuclêôtit. C) 4500 cặp nuclêôtit. B) 3000 cặp nuclêôtit. D) 6000 cặp nuclêôtit. Câu 20: Mạch 1 của gen có các loại nuclêôtit là A1 = 100; T1= 200; G1= 300; X1 = 400. Nếu mạch 1 của gen này là mạch khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì từng loại nuclêôtit của mARN là bao nhiêu? 2
- A) A= 100; U= 200; G = 300; X = 400. B) A= 200; U= 100; X = 300; G = 400. C) A= U = 150; G = X = 350. D) A= U = 350; G = X = 150. Phần II: Tự luận (10 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) a) Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định: - Số loại kiểu gen ở đời F1. - Số loại kiểu hình ở đời F1 b) Cơ chế nào đảm bảo bộ nhiễm sắc thể ở tế bào giảm đi một nửa qua giảm phân. Câu 2: (1,5 điểm) a) Điểm khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phiên mã và dịch mã. b)Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù? Câu 3: (1,5 điểm) a) Ở một loài thực vật người ta phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó? b) Trong thực tế đột biến dị bội và đột biến đa bội, loại nào được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng? Vì sao? Câu 4: (1,0 điểm) Người ta đã ứng dụng loại kĩ thuật nào để tạo ra chủng vi khuẩn E.Coli có khả năng sản xuất hoocmôn insulin dùng chữa bệnh đái tháo đường ở người? Trình bày các khâu của kĩ thuật đó? Câu 5: (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường tương đương với 2480 NST đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 6,25% đã tạo thành 2 hợp tử. Hãy xác định: a) Bộ NST lưỡng bội (2n) của cơ thể có tế bào nói trên. b) Giới tính của cơ thể nói trên. Biết rằng quá trình nguyên phân và giảm phân diễn ra bình thường. Câu 6: (2,0 điểm) Ở cà chua, gen A - quả đỏ, gen a - quả vàng; gen B - quả tròn, gen b - quả bầu dục. Cho lai 2 thứ cà chua quả đỏ, tròn với nhau F1 thu được 1952 cây, trong đó có 122 cây quả vàng, bầu dục. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên và viết sơ đồ phép lai? Hết Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên SBD: 3
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC: 2014– 2015 Môn: Sinh học (Hướng dẫn chấm có 02 trang) I. Phần trắc nghiệm: (10 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A D A B C B C B D A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A C B A D A D B A C B Phần II. Tự luận: (10 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 a) (2,0 - Số loại kiểu gen là: 34 = 81 0,5 điểm) - Số loại kiểu hình là: 24 = 16 0,5 b) Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào giảm đi một nửa qua giảm phân nhờ cơ chế 0,25 tự nhân đôi và phân li của NST: - Cơ chế tự nhân đôi của NST: NST tự nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian 0,25 trước lần phân bào I. - Cơ chế phân li của NST: Trong giảm phân, NST phân li 2 lần: 0,5 + Lần 1: Các NST kép tương đồng phân li độc lập ở kì sau I. + Lần 2: Mỗi NST kép chẻ dọc tâm động tạo 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào ở kì sau II. Câu 2 a) Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình sao mã và giải mã: (1,5 điểm) Phiên mã Dịch mã Nguyên liệu là các ribonucleotit Nguyên liệu là các axit amin 0,25 Sự gắn kết giữa các nu của môi Sự gắn kết nu giữa bộ ba đối mã trường với nu trên mạch gốc của (tARN) và bộ ba mã phiên 0,25 gen. (mARN). Tạo liên kết hóa trị giữa các Tạo liên kết peptit giữa các a xit ribonucleotit. amin và giải phóng các phân tử 0,25 nước. Sản phẩn tạo thành là phân tử Sản phẩn tạo thành là các chuỗi mARN mang thông tin của gen polipeptit hoàn thiện cấu trúc 0,25 cấu trúc tham gia quá trình dịch không gian 4 bậc tham gia cấu mã. tạo tế bào. b) ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì: ADN có cấu trúc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotit → số lượng, thành 0,5 phần, trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên sự đa dạng và đặc thù của ADN. Câu 3 a) (1,5 * Thể đột biến: thể dị bội (2n + 1) 1,0 điểm) * Cơ chế phát sinh: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân, tạo giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử thừa 1 NST (2 n + 1) => Thể dị bội (2n +1) b) Trong thực tế đột biến thể đa bội được ứng dụng phổ biến hơn trong 4
- chọn giống cây trồng. 0,5 Vì: Tế bào đột biến đa bội bộ NST có số lượng tăng lên gấp bội, hàm lượng ADN tăng lên tương ứng, quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới kích thước của tế bào lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt. Câu 4 * Để tạo chủng vi khuẩn E.Coli dùng sản xuất hoocmôn insulin là ứng 0,25 (1,0 dụng của kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) điểm) * Các khâu: - Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm 0,25 thể truyền từ vi khuẩn hoặc virút. - Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp 0,25 ADN của tế bào cho và ADN dùng làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức ghép ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. - Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen 0,25 đã ghép được biểu hiện. Câu 5 a. Xác định bộ NST lưỡng bội: (2,0 Áp dụng công thức tính số NST môi trường cung cấp: 2n (2k – 1) 0,75 điểm) Theo bài ra ta có: 2n(25 – 1) = 2480 => 2n = 80 b. Xác định giới tính của cơ thể nói trên: 1,25 - Số giao tử được thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 2 - Tính được số giao tử được tạo thành là 32. - Số tế bào con tạo thành sau 5 lần nguyên phân, thực hiện giảm phân là 25 = 32 (tế bào) Vậy 32 tế bào giảm phân tạo 32 giao tử => 1 tế bào giảm phân tạo 1 giao tử, đó là tế bào sinh trứng => Giới tính của cơ thể nói trên là cái. Câu 6 * Xác định quy luật chi phối hai tính trạng: (2,0 - Theo đề bài thì cây vàng, bầu dục có kiểu gen là aabb. 1,0 điểm) 122 1 1 1 - Xét kết quả ở F2: vàng, bầu dục → = ab ´ ab → Từ đó 1552 16 4 4 suy ra: Quy luật phân li độc lập đã chi phối hai tính trạng trên; KG của P đỏ, tròn là AaBb. * Sơ đồ phép lai: P: AaBb (đỏ, tròn) ´ AaBb (đỏ, tròn) 1,0 (HS xác định kết quả của sơ đồ lai) (Chú ý: Câu 5, 6 phần tự luận, học sinh có cách biện luân khác hướng dẫn nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa). 5