Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tam Nông
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2014_2015_pho.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tam Nông
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TAM NÔNG NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày:26/11/2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 12 đến 15 dòng), em hãy phân tích hai câu thơ sau để thấy được ngòi bút bậc thầy của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. (Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy) Câu 3: (12,0 điểm) Suy nghĩ của em về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Làng của Kim Lân. Hết Họ và tên thí sinh: ; SBD: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Câu 1: (3,0 điểm) Gợi ý chấm Điểm 1 .Yêu cầu về hình thức (0,5đ) 0.5 đ - Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn - Trình bày sạch đẹp, diễn đạt trong sáng truyền cảm . 2. Yêu cầu về nội dung (2,5 đ) Học sinh đảm bảo các ý sau đây: - Hai câu thơ không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du mà ông đã tiếp thu và đổi mới từ 2 câu thơ cổ Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích 0.5 đ Lê chi sổ điểm hoa” - Nhà thơ vẫn kế thừa hình ảnh về các sự vật để dệt lên bức tranh mùa xuân : cỏ, trời và hoa lê nhưng ông không lặp lại một cách dễ dãi mà có những sáng tạo rất 0,5đ tài hoa: + Nguyễn Du đã thay đổi một số từ ngữ : cỏ thơm -> cỏ non xanh khiến cho người đọc không chỉ thấy được sắc xanh mơn mởn tươi non mà con cảm nhận được hương thơm ngào ngạt và sức sống mãnh liệt của thảm cỏ ; liền -> tận đã khiến cho màu xanh của cỏ và trời không có đường biên giới hạn tạo thành một 0.5 đ biển xanh bất tận. Điểm xuyết trong không gian xanh mát ấy là sắc trắng tinh khôi của hoa lê trên cành làm cho bức tranh mùa xuân có màu sắc hài hoà tuyệt diệu. - Nhà thơ còn đảo ngược cách dùng từ thông dụng: biến “điểm hoa” thành “trắng điểm”đã tạo nên một yếu tố bất ngờ,một sự chủ động thật dễ thương - cành lê đang dần hé nở như tự đem màu trắng rắc lên cái nền xanh vô tận của 0.5 đ cỏ sự đảo ngược tinh tế ấy đã khiến cho cảnh vật mùa xuân không tĩnh tại mà thật sống động có hồn và đồng thời cũng làm tăng thêm sự tinh khôi thanh khiết cho khung cảnh ngày xuân. ->Những sự thay đổi như vậy đã dệt lên một bức tranh mùa xuân tuyệt diệu : hài hoà, khoáng đạt, trong trẻo, mới mẻ tinh khôi, dào dạt sức sống, sinh động 0.5 đ hữu tình mà ở hai câu thơ cổ TQ không có được . Vì vậy nó đã được đánh giá là hai câu thơ tuyệt bút khi tả cảnh ngày xuân. Đoạn tham khảo: Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa.
- Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước : Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời (Độ đầu xuân thảo lục như yên Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên) (Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi) Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn. Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa: Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh Trên cành lê có mấy bông hoa) Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Câu 2: (5,0 điểm): Gợi ý chấm Điểm 1. Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 đ - Nắm được kỹ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ. - Có bố cục rõ ràng, hợp lý 2 Yêu cầu về kiến thức: - Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung: Khung cảnh, không khí, niềm vui của người 2.0 đ nông dân trên cánh đồng quê vào mùa thu hoạch lúa tháng 5. - Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật: các thủ pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, gợi hình, 2.0 đ gợi cảm; giọng điệu thiết tha, bay bổng, lãng mạn và tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung. Bài tham Khảo: Đoạn thơ đã vẽ nên một bức tranh ngày mùa đẹp. Qua đó thể hiện được niềm vui phấn khởi của những người nông dân vì vụ mùa bội thu. Mở đầu bài thơ là hình ảnh “cánh đồng chiêm” trần ngập ánh nắng. cái nắng hè gắt gao, nóng bức. Từ “phả” rất hay và độc đáo. Ánh nắng rực rỡ không phải trên trời chiếu xuống mà nó được “phả” từ dưới cánh đồng lên. Từ “phả” vừa gợi ra không gian của một cánh đồng bát ngát, vừa báo hiệu lúa đã chín vàng. Bức tranh có nắng, có màu vàng ruộm của lúa chín lại có sắc trắng của cánh cò và cơn gió mát lành làm dịu lại. Hình ảnh cánh cò thật thi vị và nên thơ: “Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”. Đúng ra là gió đưa cánh cò đấy, nhưng ở đây tác giả nhân cách hóa “Cánh cò dẫn gió” làm cho cảnh vật trở nên sống động, nên thơ. Câu thơ tiếp theo, nhà thơ lại thổi hồn cho gió. “Gió nâng tiếng hát chói chang”. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mới thú vị làm sao! Người ta thường nói nắng chói chang, nhưng Nguyễn Duy lại phát hiện “tiếng hát chói chang”. Tiếng hát của bà con nông dân vang xa hòa vào gió, vào nắng, tràn ngập cả không gian tràn ngập cả vũ trụ. Đó là tiếng hát vui mừng vì vụ mùa bội thu, cũng có thể là tiếng hát vút cao của những cô bác nông nhân khích lệ nhau lao động. Tiếng hát ấy thật yêu đời, khỏe khoắn. Câu thơ cuối, hình ảnh thơ thật đẹp Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. Những lưỡi hái dưới ánh nắng mặt trời lóe sáng sáng lên như những tia chớp nhỏ. Hình ảnh thật đẹp, lãng mạn, giầu giá trị thẩm mỹ đã nâng tầm vóc con người lớn ngang tầm vũ trụ. Chỉ bốn dòng thơ, mỗi câu một cảnh, từ ngữ, hình ảnh giầu sức gợi cảm, các biện pháp tu từ độc đáo, Nguyễn Duy đã tạo nên bức tranh mùa gặt thật sinh động, nhiều mầu sắc, tràn ngập nắng, gió, tiếng hát, niềm vui được mùa của bà con nông dân ta có thể gặt bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, quê hương của nền văn minh lúa nước. Ẩn đằng sau câu thơ là cái nhìn say sưa, là niềm vui lây của tác giả với niềm vui của các bác nông dân trong vụ mùa bội thu.
- Câu 3: (12,0 điểm) Suy nghĩ của em về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Làng của Kim Lân. Gợi ý chấm Điểm * Yêu cầu chung: + Vấn đề nghị luận: Hình ảnh người nông dân Việt Nam (Lão Hạc và Ông Hai) ở hai thời điểm lịch sử: Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945(Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp) ở các phương diện: Cuộc đời, số phận; nét tương đồng và khác biệt; đánh giá chung ( mở rộng và nâng cao vấn đề). + Phương pháp luận: Phân tích, so sánh, bình luận. + Tư liệu: Trong 02 tác phẩm Lão Hạc và Làng * Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở bài: 2.5 đ - Giới thiệu về đề tài và nhân vật trong hai tác phẩm. - Trước và sau Cách mạng đề tài người nông dân luôn dược quan tâm - Cả hai nhà văn đều rất am hiểu đời sống và tâm lý người nông dân - Lão Hạc- người nông dân nghèo khổ nhưng phẩm chất trong sáng, nhân hậu giầu tình thương. - Ông Hai- người nông dân có tình yêu làng quê, đất nước chân thành, tha thiết 2. Thân Bài: 8.0 đ + Khái quát chung về người nông dân trước và sau cách mạng tháng Tám Họ đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao 1.0 đ động cần cù, có phẩm chất, nhân cách trong sáng + Cuộc đời và số phận nhân vật Lão Hạc: - Lão Hạc được Nam Cao viết năm 1943, tác giả dựng lên bức tranh chân thực về người nông dân VN nghèo đói, xác xơ trên con đường phá sản bần cùng, thê thảm qua nhân vật Lão Hạc. - Đây là người nông dân tiêu biểu cho những con người thấp cổ bé họng chịu số phận bi thảm bị xã hội thực dân nửa phong kiến đưa đẩy đến bước đường cùng. ( Vợ chết sớm con trai lão bỏ đi sau trận ốm lai tiêu gần hết số tiền dành 2.5 đ dụm lão rơi vào cảnh khốn cùng, lão bán cậu Vàng và chuẩn bị cho cái chết. Lão gửi ông giáo ba sào vườn và tiền làm ma rồi ăn bả chó chết một cách đau đớn, thê thảm). => Số phận Lão Hạc tiêu biểu cho người nông dân VN trước CM tháng Tám. Cuộc đời đói nghèo, bị đẩy tới bi kịch thê thảm do XHTDPK dã man tàn bạo, áp bức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Cái chết của Lão Hạc là lời lên án, tố cáo xã hội bất công phi nhân đạo. + Cuộc đời và số phận nhân vật Ông Hai: - Kim Lần viêt truyện ngăn Làng sau CMT8 năm 1945, khi đất nước đã 2.5 đ giành được độc lập. Số phận người nông dân như ông hai đã được CM giải phóng không còn áp bức của phong kiến, thực dân, nhưng dân tộc lại đương đầu
- với kháng chiến tái xâm lược của TD Pháp. Ông Hai đã được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. - Ông Hai đi tản cư cùng đồng bào kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu giầu đẹp và giàu tinh thần kháng chiến. Ông nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc. Ông xấu hổ, đau đớn, nhục nhã ê chề . Lương tâm ông cắn rứt, giằng xé thù làng và quyết tâm đi theo Cụ Hồ, theo kháng chiến Sau tin được cải chính lòng ông vui phơi phới. Ông khoe với mọi người làng ông bị đốt sạch, nhà ông cũng vậy. Với ông, đó là một minh chứng xác đáng để rửa tiếng nhơ làng theo giặc. => Câu chuyện về ông Hai- người nông dân yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến được tác giả tái hiện chân thực, sinh động và hấp dẫn. + Sự tương đồng và khác biệt của hai nhân vật. 3.0 đ * Nét chung: Cả hai nhân vật đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự 1.0 đ trọng, lao động cần cù, có phẩm chất trong sáng, nhân cách cao cả. * Nét riêng: + Họ sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau của. + Lão Hạc sống trong chế độ nửa thực dân, phong kiến, người nông dân lúc đó chưa tiếp cận được với ánh sáng của Đảng nên đời sống vẫn chìm trong tối tăm, không lối thoát. Không có người dẫn đường chỉ lối, lão phải tìm đến cái chết thê thảm + Ông Hai được hưởng cuộc sống độc lập, không phải chịu một cổ hai tròng nhưng phải cùng đất nước đương đầu với TDP xâm lược. Ông yêu quý Đảng, yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, nguyện đi theo CM. 2.0 đ =>Nhân vật Ông Hai được đổi đời nhờ ánh sáng của Đảng và bác Hồ. Ông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức tư tưởng: người nông dân không chỉ dừng lại ở tình yêu thương con, lòng nhân hậu, một người cha mẫu mực như Lão Hạc, mà đã tiến lên một bước đó là tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến: đồng thời đây cũng là điểm khác biệt trong cách XD nhân vật và tầm nhìn của hai nhà văn viết về người nông dân trước và sau CM. Qua hai tác phẩm 2 hình ảnh người nông dân trước và sau cách mạng nhưng dù trong hoàn cảnh nào hình ảnh người nông dân Việt nam vẫn sáng lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. 3. Kết bài: đánh giá nâng cao, mở rộng vấn đề. 2.5 đ - Nam Cao và Kim Lân đều là những nhà văn có sở trường viết về người nông dân. - Thế giới nghệ thuật trong 2 tác phẩm là khung cảnh làng quê thôn dã quen thuộc, hình tượng người nông dân lam lũ, tần tảo, nhân hậu. - Ở Nam Cao có khă năng khái quát đời sống, xã hội và con người ở mức cao. Ông luôn trăn trở , đau xót về số phận con người, về nhân phẩm, về sự đói nghèo, sự vùi dập con người. Lúc đó Nam Cao chưa đến được với CM, với ánh sáng của Đảng nên nhìn số phận người nông dân có phần bi quan, cùng đường như Lão Hạc. - Còn ở Kim Lân với truyện ngắn Làng và nhân vật Ông Hai nhà văn đã
- được trải nghiệm qua cuộc tổng khởi nghĩa CMT8, ông thấy được vai trò to lớn của người nông dân trong cuộc giải phóng dân tộc nên nhân vật Ông Hai được xây dựng ở vị trí của con người làm chủ đất nước sẵn sàng hi sinh tài sản, tính mạng cho CM. Đó là nhận thức rất tiến bộ của nhân vật cung như chính nhà văn. Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính tham khảo. Trong khi chấm các giám khảo cần linh hoạt, căn cứ vào bài làm của học sinh để chấm sao cho phù hợp. Cho điểm khuyến khích nhưng bài viết có tính sáng tạo, mới lạ, độc đáo nhưng thuyết phục./.
- Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ bằng một bài văn ngắn khoảng 400 từ. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ bằng một bài văn ngắn khoảng * Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn ngắn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng mạc lạc. * Yêu cầu về kiến thức: - Thấy được vị trí của chi tiết cái chết biểu hiện cho cao trào trong diễn biến cốt truyện (sau cái chết của Vũ Nương câu chuyện mới được mở nút). - Thấy được cái chết của Vũ Nương điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân phận hèn kém, số phận hẩm hiu, bất hạnh không làm chủ được bản thân. - Cái chết ở đây còn là chi tiết bộc lộ ý thức về phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: Vũ Nương có thể một mình vò võ nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, nhưng trước sự xúc phạm đến nhân phẩm và phẩm giá thì nàng không thể chấp nhận được. - Tam tòng, tứ đức đã làm triệt tiêu ý thức phản kháng của người phụ nữ. Cái chết là sự phản kháng gần như duy nhất khi chịu đựng của họ đến giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. - Cái chết của Vũ Nương còn như một sự chối bỏ thực tại bất công để tìm đến một sự giải thoát bản thân.
- Nhận xét về nghệt thuật tả cảnh trong trong Truyện Kiều, giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Cảnh xen vào tâm trạng con người để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi không trực tiếp tả tâm trạng của nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả Truyện Kiều”. Bằng những câu thơ, đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./. (Tr_203) ảm thụ bài " Tiếng hát mùa gặt " 21:43 - 06/04/2014AlEx SaNdEr De VaN đỨc1231bv “Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy) Đoạn thơ đã gợi cho em hình ảnh và cảm xúc nào? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc sắc? BL 24. Đoạn thơ đã vẽ nên một bức tranh ngày mùa đẹp. Qua đó thể hiện được niềm vui rộn ràng của những người nông dân vì vụ mùa bội thu. Cách dùng từ “phả” rất hay và độc đáo. Ánh nắng rực rỡ không phải trên trời chiếu xuống mà nó được “phả” từ dưới cánh đồng lên. Từ “phả” vừa gợi ra không gian của một cánh đồng bát ngát, vừa báo hiệu lúa đã chín vàng. Bức tranh có nắng, có màu vàng gắt đậm thì lại có sắc trắng của cánh cò và cơn gió mát lành làm dịu lại. Hình ảnh cánh cò thật thi vị và nên thơ: “Cánh cò dẫn lúa qua thung lúa vàng”. Tưởng như tác giả chớp được cái phút hồn nhiên của cảnh vật. Cánh cò chao nghiêng, gió nghiêng nghiêng và cả cánh đồng lúa cũng dạt về một phương xao động. Câu thơ tiếp theo, nhà thơ lại thổi hồn cho gió. “Gió nâng tiếng hát chói chang”. Cả không gian tràn ngập lời ca tiếng hát. Đó là tiếng hát vui mừng vì vụ mùa bội thu, cũng có thể là tiếng hát vút cao của những cô bá nông nhân khích lệ nhau lao động. Tiếng hát ấy thật yêu đời, khỏe khoắn. Câu thơ cuối, hình ảnh thơ lấp loáng ánh sao. Những lưỡi liềm cũng sáng lên như những tia chớp nhỏ, cần mẫn “liếm ngang chân trời”. Qua hình ảnh ấy ta thấy được hình ảnh của những người nông dân chăm chỉ, cần cù. Bốn câu thơ, cứ một dòng gợi ý niệm cao lại một dòng gợi ý niệm rộng. Sự kết hợp của chúng mở ra một không gian rộng lớn, sống động của những mùa gặt hái nơi đồng quê. Ẩn đằng sau câu thơ là cái nhìn say sưa, là niềm vui lây của tác giả với niềm vui của các bác nông dân trong vụ mùa bội thu.