Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 3 trang Thu Mai 04/03/2023 6930
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_thcs_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TẠO NĂM HỌC 2021 - 2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày th: 19/4/2022 Câu 1. (8.0 điểm) a. Trong bộ phim “Reply 1988”, sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên là Duk Sun, người bố giãi bày: Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố. b. Trong bài viết “Nếu ba mẹ lỡ không may đi xa lạc mình, hãy chỉ đường, hướng dẫn, kéo tay ba mẹ với nhé!”, nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ: Mẹ tuy nhiều tuổi hơn, nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ bằng tuổi con. Con lúng túng, mẹ cũng lúng túng, con sai lầm, mẹ cũng sai lầm. Con thất vọng về mẹ, có khi còn ít hơn mẹ thất vọng về chính mình nữa. (Dẫn theo Kênh 14.vn ngày 02.4.2022) Từ những lời tâm sự trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ. Câu 2. (12.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm văn học giúp người đọc hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021- 2022 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không tính thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có cách nhận diện, lý giải vấn đề nghị luận sâu sắc; lập luận chặt chẽ, sáng tạo, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; văn viết có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của các câu, tính lẻ đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1 (8.0 điểm): Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Bài văn có bố cục đầy đủ, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không 1.0 mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Trình bày hấp dẫn, sáng tạo, văn phong sắc sảo, giàu hình ảnh, cảm xúc; dẫn chứng giàu sức thuyết phục II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Sau đây là một 7.0 số định hướng: 1. Giải thích: - Lời giãi bày của người bố: Do chưa từng trải việc làm bố nên người bố ứng xử chưa đúng với con gái; qua đó mong cô con gái thông cảm. 1.0 - Lời tâm sự của người mẹ (nhà báo Trần Thu Hà): Khi chưa có con, mẹ chưa từng làm mẹ nên trong việc làm mẹ, người mẹ không thể tránh những sai lầm; từ đó mong con thấu hiểu. => Hai lời tâm sự là nỗi day dứt có thực về trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ. Những lời tâm sự ấy gián tiếp đặt ra vấn đề: sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ. 2. Bình luận vấn đề: - Trong cuộc sống, cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái- nhất là ở thời hiện đại. Mong muốn được con cái thấu hiểu đã trở thành nhu cầu thực tế của những người làm cha mẹ. Mặt khác, thấu hiểu cha mẹ còn là biểu 5.0 hiện sâu sắc của đạo hiếu. - Sự thấu hiểu đối với cha mẹ thể hiện ở: thấu hiểu ơn nghĩa, tình thương, những khó khăn vất vả và cả những khổ đau, suy tư, ước vọng của cha mẹ. - Thấu hiểu cha mẹ là ngọn nguồn của sự đồng cảm, sẻ chia, lòng vị tha, kết nối yêu thương, vượt qua những bất đồng, dung hòa những khác biệt, hướng đến xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Thiếu sự thấu hiểu, con cái dễ có những lời nói và hành động sai lệch, gây nên những điều đáng tiếc cho cha mẹ và gia đình.
  3. - Để thấu hiểu cha mẹ, con cái phải nhận thức sâu sắc bổn phận làm con; quan tâm đến những suy tư, mong muốn của cha mẹ và biết sẻ chia cùng cha mẹ; tránh lợi dụng tình yêu thương để đua đòi, hưởng thụ, vô ơn, vô cảm đối với cha mẹ. - Ngoài ra, để con cái thấu hiểu, tình thương và sự giáo dục đúng cách của cha mẹ, hoạt động giáo dục của nhà trường, xã hội; việc kiến tạo môi trường sống giàu tính nhân văn là vô cùng cần thiết. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức về đạo lý, bổn phận làm con, đặc biệt là biết lắng nghe, thấu hiểu cha 1.0 mẹ. - Có hành động thiết thực để thể hiện sự thấu hiểu đối với cha mẹ, đồng thời giúp cha mẹ hiểu con cái. Câu 2 (12.0 điểm): Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng 2.0 - Biết cách làm bài nghị luận văn học về một vấn đề lí luận văn học. - Xác định đúng trọng tâm; đảm bảo bố cục bài văn nghị luận với kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo; chọn và phân tích dẫn chứng thấu đáo, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Bút lực dồi dào, văn phong tinh tế, giàu hình ảnh, cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức 10.0 Thí sinh có thể trình bày bài văn bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần giải thích, chứng minh được nhận định. Sau đây là gợi ý: 1. Giải thích vấn đề: - Tác phẩm văn học là sản phẩm của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Thông qua tác 3.0 phẩm văn học, nhà văn tái hiện cuộc sống với những suy tư, trăn trở về con người và cuộc đời. Nó là sự phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan của nhà văn. - Tác phẩm văn học giúp con người hiểu đời, hiểu người, hiểu mình, tức là đọc hiểu tác phẩm văn học giúp người đọc nhận thức sâu sắc về cuộc đời, hiểu được con người, lĩnh hội được tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Qua đó người đọc tự chiêm nghiệm để hiểu chính bản thân mình. - Từ việc hiểu chính mình, người đọc sẽ tự thanh lọc tâm hồn, nâng cao giá trị bản thân Đây là chiều sâu giá trị nhận thức mà tác phẩm văn học đem lại. => Ý kiến trên khẳng định giá trị nhận thức của tác phẩm văn học trong việc giúp người đọc hiểu đời, hiểu người, hiểu mình. 2. Chứng minh: Thí sinh cần chọn được những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn để chứng minh. Việc chứng minh cần đáp ứng yêu cầu sau: - Chọn được những tác phẩm văn học tiêu biểu, khác biệt về thể loại, về nền văn học. - Phân tích làm rõ được tác phẩm văn học giúp người đọc nhận thức sâu sắc về cuộc 6.0 đời, về con người và về chính bản thân mình. - Đánh giá được giá trị, sức sống của tác phẩm văn học. 3. Đánh giá: - Nhận định trên là ý kiến xác đáng về giá trị của tác phẩm văn học - Ý kiến trên là tiêu chí đánh giá về nội dung, tư tưởng của tác phẩm văn học, định hướng sáng tác cho nhà văn và tiếp nhận của người đọc. 1.0 .HẾT