Đề thi học kì môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 5 trang nhatle22 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018_t.docx

Nội dung text: Đề thi học kì môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 7 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2017– 2018 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh có những hiểu biết về : - Đại Việt thời Lê Sơ ( thế kỉ XV – đầu XVI), Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII. - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược ( 1418-1427). - Những nét cơ bản nhất về tình hình chính trị, văn hóa, giáo dục của nước Đại Việt thời Lê Sơ ở thế kỉ XV. - Tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. - Phong trào nông dân Tây Sơn thế kỉ XVIII. - Quá trình Quang Trung xây dựng đất nước. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề, giải thích và đánh giá vấn đề lịch sử. - Rèn kĩ răng làm một số dạng bài tập Lịch sử. 3. Thái độ: - Biết yêu và trân trọng lịch sử dân tộc - Tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc. 4. Phát triển năng lực: - Rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm ( 20%) và tự luận ( 80%) III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Cuộc - Nắm Chứng khởi nghĩa được minh được Lam Sơn ( những những 1418- 1427) diễn biến điểm tiếp chính của thu và trận Chi sáng tạo Lăng – của bộ chỉ Xương huy quân Giang sự Lam Sơn Số câu : Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu : 2 Số điểm : Số điểm: Số điểm :4 Số điểm : 4.5 Tỉ lệ % : 0.5 Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ : 45% Tỉ lệ: 5%
  2. 2. Nước Đại Nắm được Việt thời Lê những đối sơ (1428- tượng nào 1527) trong xã hội thời Lê Sơ không được phép đi học, đi thi. Số câu : Số câu :1 Số câu : 1 Số điểm : Số điểm Số điểm :0.5 Tỉ lệ % :0.5 Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ: 5% 3. Kinh tế, - Nắm văn hóa Đại được sự Việt thế kỉ khác biệt XVI – lớn giữa XVIII. nền kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài. Số câu Số câu :1 Số câu : 1 Số điểm Số điểm Số điểm :0.5 Tỉ lệ % :0.5 Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ: 5% - Nắm Nắm được 4. Phong được nguyên trào Tây Nguyên Nhân Sơn nhân ba thắng lợi, anh em ý nghĩa Tây lịch sử Sơn khởi của phong nghĩa trào Tây Sơn Số câu Số câu :1 Số câu :1 Số câu :2 Số điểm Số điểm : Số điểm : Số điểm :3,5 Tỉ lệ % 0.5 3 Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 30% 5. Quang Giải thích Trung xây được hoài dựng đất bão của nước Quang Trung qua
  3. Chiếu lập học Số câu Số câu :1 Số câu :1 Số điểm Số điểm : 1 Số điểm :1 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tổng số câu 3 câu 2 câu Số câu : 2 7 câu số điểm 1.5 điểm 3.5 điểm Số điểm :5 10 điểm tỉ lệ(%) 15% 35 % 50% 100%
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN Đề 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN : LỊCH SỬ 7 ( Năm học 2017 – 2018) Thời gian làm bài : 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1 : Thời kì Lê Sơ những đối tượng nào trong xã hội không được phép đi học, đi thi? A. Hoàng tử, công chúa. C. Những người nghèo khổ. B. Những kẻ làm nghề ca hát. D. Những kẻ phạm tội . Câu 2 : Ba anh em Tây Sơn khởi nghĩa là do : A. Ba anh em Tây Sơn đánh bạc thua chạy trốn vào rừng làm giặc . B. Muốn lưu lại tiếng thơm cho đời sau C. Căm ghét sự thối nát của chính quyền Nguyễn , nổi dậy đấu tranh vì nhân dân D. Quân Xiêm , Thanh sang xâm lựợc nước ta Câu 3 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm . Ngày mười tám, trận .Liễu Thăng thất thế A. Chi Lăng C.Xương Giang B. Cần Trạm D.Ninh Kiều Câu 4: Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài có sự khác biệt lớn là do: A. Chúa Trịnh ở đàng ngoài chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Nguyễn ở đàng Trong thì không. B. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thì không. C. Do Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có những đường lối ngoại giao khác nhau với nhà Thanh. D. Ý A, C đúng. B.TỰ LUẬN: ( 8 điểm ) Câu 1 ( 4 điểm ): Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ( 1418- 1427) , bộ chỉ huy quân sự Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi đã có sự tiếp thu sử dụng những đường lối chiến lược từ cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077), kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần ( 1258 – 1288) đồng thời cũng có những điểm riêng trong đường lối chiến lược chiến thuật của mình. Câu 2: ( 3 điểm ): Từ những kiến thức đã học, em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Câu 3 ( 1 điểm ): Trong thời kì xây dựng văn hóa dân tộc khi ban bố Chiếu lập học Quang Trung nói: “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
  5. TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỀ 1 Môn: LỊCH SỬ 7 I.TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm ) Đáp án gợi ý Cho điểm Mỗi đáp án đúng, đủ được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 2 điểm Đáp án B,D C A B II.TỰ LUẬN ( 8 điểm ) Câu Đáp án gợi ý Cho điểm Câu 1 * Sự tiếp thu học hỏi của bộ chỉ huy quân sự Lam Sơn: 4 điểm - Trước thế giặc mạnh rút lui để bảo toàn lực lượng. 0. 5 điểm - Tiến hành chiến tranh du kích làm tiêu hao sinh lực địch 0. 5điểm - Đợi giặc suy yếu chớp cơ hội phản công. 0.5 điểm - Huy động sức mạnh, sự ủng hộ của nhân dân vào cuộc kháng chiến. * Những sáng tạo riêng: 0.75 điểm - Chủ động giảng hòa với quân Minh để bảo toàn, khôi phục lại lực lượng. 0.75 điểm - Chủ động chuyển địa bàn hoạt động tạo điều kiện xây dựng phát triển lực lượng. 0.5 điểm - Phá thành Xương Giang- là nơi Liễu Thăng chọn đề dừng chân chuẩn bị cho kế hoạch đánh lâu dài với quân ta. 0.5 điểm Câu 2 Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: 3 điểm - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát 1.5 diểm Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đạt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của 1.5điểm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc. Câu 3 Thời kì xây dựng văn hóa dân tộc khi ban bố Chiếu lập học Quang 1 điểm Trung. Ông nói: “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Chiếu lập học nói lên hoài bão muốn có một nền giáo 1 điểm dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài tri thức để xây dựng đất nước hùng mạnh. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TT CM DUYỆT KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Kim Anh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng