Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn

doc 6 trang nhatle22 1830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA KSCL HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học: 2017-2018 ( Thời gian làm bài: 45 phút) Người ra đề: Lương Thị Thanh Xuân Phạm Thị Thùy Dung Phạm Thị Dung MA TRẬN Tên bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Bài 19: Cuộc - Nhận biết khởi nghĩa Lam được người Sơn( 1418- 1427) lãnh đạo, thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Số câu Số câu: 6 Số câu: 6 Số điểm Điểm: 1,5đ Điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% 15 % Bài 20: Nước Đại - Nhận biết Việt thời Lê Sơ được nội dung thi cử, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Lê Sơ Số câu Số câu: 12 Số câu: 12 Số điểm Điểm: 3 Điểm: 3 Tỉ lệ % 30% 30 % Bài 22: Sự suy Hiểu được yếu của nhà thực trạng nước phong kiến quan lại thời tập quyền lê sơ Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm Điểm: 0,5 Điểm: 0,5 Tỉ lệ 5% 5% Bài 23: Kinh tế, -Hiểu được văn hóa thế kỉ kinh tế, văn XVI- XVIII hóa thế kỉ XVI- XVIII Số câu Số câu: 4 Số câu: 4 Số điểm Điểm: 1 Điểm: 1 Tỉ lệ 10% 10
  2. % Bài 25: Phong - Trình bày Đánh giá công trào Tây Sơn được diễn lao của vua biến Quang Quang Trung Trung đại phá quân Thanh Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Điểm: 2,5 Số câu: 2 Tỉ lệ 25% Số điểm: 1,5 Điểm: 4 40 15% % Tổng số câu Số câu: 18 Số câu: 1 Số câu: 6 Số câu: 1 Số câu:26 Tổng số điểm Số điểm: 4,5 Số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số Tỉ lệ: Tỉ lệ: 45% 2,5 Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 15 điểm:10 Tỉ lệ:25% Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI I/ Trắc nghiệm: ( 6đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu, mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1. Người đề nghị nghĩa quân Lam Sơn chuyển địa bàn hoạt động là: A. Trần Nguyên Hãn B. Nguyễn Xí C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Chích Câu 2. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm nào? A. 1426 B. 1438 C. 1430 D. 1428 Câu 3. Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm của ại? A. Nguyễn Trãi B. Ngô Sĩ Liên C. Lê Thánh Tông D. Lê Lợi Câu 4. Hội thề Lũng Nhai được tổ chức vào năm nào? A. Năm 1406 B. Năm 1418 C. Năm 1416 D.Nắm 1414 Câu 5. Trận đánh quyết định thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là: A. Trận Tân Bình, Thuận Hóa. B. Trận Chi Lăng- Xương Giang. C. Trận Tốt Động- Chúc Động. D. Trận Cần Trạm- Phố Cát. Câu 6. Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai? A. Lê Văn Hưu B. Ngô Thì Nhậm
  3. C. Phan Huy Chú D. Ngô Sĩ Liên Câu 7. Nội dung học tập, thi cử thời Lê Sơ là: A. lịch sử, văn hóa dân tộc. B. các sách của Nho giáo. C. tư tưởng Phật giáo. D. các kiến thức về các ngành khoa học. Câu 8. Thời Lê Sơ, người được ca ngợi tài hoa và có tên Trạng Lường, đó là: A. Vũ Hựu. B. Ngô Sĩ Liên. C.Lương Thế Vinh. D. Nguyễn Trãi. Câu 9. Công trình kiến trúc đặc sắc thời Lê Sơ là: A. Cung điện Thăng Long. B. Cung điện Lam Kinh( Thanh Hóa). C. Các bia tiến sĩ. D. Chùa Một Cột. Câu 10. Cách tuyển chọn và bổ dụng quan lại thời Lê Sơ là: A. dựa vào con cháu, dòng dõi hoàng tộc. B. con quan mới được làm quan. C. phải qua học tập, thi cử đỗ đạt. D. qua đấu võ nghệ tranh tài. Câu 11. “ Đãi công thần như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác”, “ của cải vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, nội dung trên được trích từ hịch của Lương Đắc Bằng cho thấy: A sự suy sụp của triềù đình nhà Lê. B. thực trạng quan lại dưới triều Lê Uy Mục, Tương Dực. C. xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XV. D. xã hội Đại Việt thời Lê Sơ. Câu 12. Đoạn văn trích từ Khâm định Việt sử thông giám cương mục dẫn ở trang 117 Sgk đã phản ánh: A những nguyên nhân gây ra nạn đói. B. thực trạng đời sống nông dân thế kỉ XVIII. C. làng xã Việt Nam thế kỉ XVIII. D. cảnh một nạn đói. Câu 13: Đơn vị hành chính ở địa phương thời Lê sơ được tổ chức theo các cấp nào? A. Phủ-huyện- châu. C. Đạo- phủ-huyện- châu- xã. B. Đạo- phủ- châu- xã. D. Đạo- phủ-huyện hoặc châu- xã. Câu 14: Bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ bảo vệ quyền lợi cho ai? A. Nhân dân lao động. C. Nông dân và thợ thủ công. B. Thương nhân giàu có. D. Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ phong kiến. Câu 15: Điểm tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ so với luật pháp thời Lý – Trần là A.bảo vệ nhà vua và hoàng tộc. B. bảo vệ quyền lợi của người nông dân C.khuyến khích sản xuất. D. bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của người phụ nữ. Câu 16: Để nhanh chóng phục hồi nông nghiệp sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã có chính sách gì? A. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp. C. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp. B. Cho 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp. D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
  4. Câu 17: Nguyên nhân nào khiến giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển hơn thời Trần ? A. Dùng chữ Hán để giảng dạy trong nhà trường. B. Chú trọng đào tạo con người phát triển toàn diện. C. Nhà nước chăm lo đào tạo con em nhân dân lao động. D. Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài, lấy khoa cử làm điều kiện để tuyển dụng quan lại. Câu 18: Công trình nào biểu hiện rõ nét nhất nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ? A. Chùa Một Cột (Hà Nội). B. Tháp Phổ Minh (Nam Định). C. Thành Tây Đô (Thanh Hóa). D. Các công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh (Thanh Hóa). Câu 19: Tác phẩm địa lý Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì? A. Dư địa chí. . B. Hồng Đức bản đồ C. An Nam hình thăng đồ. D. Nhất thống dư địa chí. Câu 20: Nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp của triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI? A. Giặc giã, trộm cướp nổi lên khắp nơi. B. Nhân dân cùng khổ, không chịu được, đã nổi dậy khắp nơi. C. Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng tốn kém. D. Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng. Câu 21: Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển của kinh tế ngoại thương nước ta thế kỉ XVI- XVII? A. Đại Việt có nhiều phố chợ, đô thị. B. Đại Việt có vùng ven biển dài, thuận lợi cho thuyền buôn ra vào. C. Đại Việt có nhiều sản phẩm quý hiếm, hàng thủ công chất lượng cao. D. Các chính quyền Trịnh, Nguyễn có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với thương nhân nước ngoài. Câu 22: Sự ra đời chữ quốc ngữ ở nước ta thế kỉ XVII có ý nghĩa gì? A. Thêm một chữ viết mới B.Xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm. C. Tạo ra một thứ chữ viết dễ học, dễ viết, dễ phổ biến. D. Phục vụ việc truyền đạo của các giáo sĩ Thiên Chúa. Câu 23: Đặc điểm nổi bật của văn học, nghệ thuật thế kỉ XVI- XVIII là A. tuồng, chèo, cải lương phát triển. B. văn học dân gian phát triển phong phú. C. sự phát triển của thơ Nôm, truyện Nôm. D. sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Câu 24: Chính sách đối với Nho giáo ở nước ta vào thế kỉ XVI- XVIII là A. không hề được quan tâm.
  5. B.được xem như quốc giáo. C.đã bị xóa bỏ hoàn toàn. D.được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. II/ Tự luận: ( 4đ) 1/ Trình bày tóm tắt diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu (1789)?( 2,5đ) 2/ Đánh giá công lao của vua Quang Trung?( 1, 5đ) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nhiệm: ( 6đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D D A C B D B C B C B B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B D D B D D A C D C D D ( Mỗi câu đúng được 0,25đ) II/ Tự luận: ( 4đ) Câu Nội Dung Điểm * Diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh tết Kỉ Dậu (1789): (2,5đ) - Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. (0,25đ) Trên đường đi đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. (0,25đ) 0,5đ
  6. - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long, (0,25đ) đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long, đạo thứ tư tiến ra Hải Dương, (0,5đ) đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn 0,75đ đường rút lui của giặc. (0,25đ) - Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền 1 tiêu. (0,25đ) Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi quân Thanh chống cự ( 2,5đ) không nổi bỏ chạy tán loạn. (0,25đ) Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn 1,0đ Đống Đa, (0,25đ) tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm (0,25đ) - Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0,25đ) 0, 25đ * Vua Quang Trung có công lao vô cùng to lớnđối với dân tộc : 0,25đ - Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 0,5đ 2 - Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, Bảo vệ nên độc lập và lãnh thổ của ( 1,5đ) Tổ quốc. 0,5đ - Đưa ra những chính sách nhằm phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc 0,25đ