Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba

doc 8 trang nhatle22 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THANH BA NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm). Hãy chọn phương án đúng (Làm vào giấy thi) Câu 1(0,25 điểm). Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào: A. 1 – 10 – 1948. C. 1 – 10 – 1950. B. 1 – 10 – 1949. D. 1 – 10 – 1951. Câu 2 (0,25 điểm). Năm 1960 đã đi vào lịch sử của châu Phi với tên gọi “Năm châu Phi” là vì: A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ. B. 17 nước châu Phi giành độc lập. C. Hệ thống thộc địa tan rã ở châu Phi. D. Cuộc kháng chiến của nhân dân An – giê – ri giành được thắng lợi. Câu 3 (0,5điểm). Sau năm 1945, chính phủ Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm mục đích A. Ngăn cản sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu. B. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thống trị toàn thế giới. Câu 4 (0,5 điểm). Sự việc nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản được xem là “Người khổng lồ về kinh tế”: A. Nhật Bản tự túc 80% lương thực. B. Ngành đánh cá rất phát triển. C. Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới. D. Xâm nhập, mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế khắp nơi trên thế giới. Câu 5 (0,5điểm). Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay còn được gọi là: A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng nông nghiệp. C. Cách mạng khoa học - công nghệ. D. Cách mạng công nghệ - thông tin – truyền thông. Câu 6(0,5điểm). Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
  2. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Ở Việt Nam, chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu. Câu 7(0,25điểm). Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuấn vào ngày tháng, năm nào? A. Ngày 5-6-1862. B. Ngày 6-5-1862. C. Ngày 8-6-1862. D. Ngày 6-8-1862. Câu 8(0,5 điểm). Ai là Tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 9(0,25 điểm). Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuấn vào ngày, tháng, năm nào? A. 10-3-1874. B. 15-3-1874. C. 3-5-1874. D. 13-5-1874. Câu 10(0,5 điểm). Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của Triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng. Câu 11(0,5 điểm). Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu được lực lượng nào ủng hộ? A. Nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương. B. Các quan lại trong triều đình. C. Vua Hàm Nghi. D. Nhân dân cả nước. Câu 12(0,25 điểm). Chiếu Cần Vương được ban hành vào thời gian nào? A. Ngày 13-7-1885. B. Ngày 14-7-1885 C. Ngày 17-3-1885 C. Ngày 3-7-1885 Câu 13(0,5 điểm). Lực lượng nghĩa quân khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh nào?
  3. A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An. B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. D. Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình. Câu 14(0,5 điểm). Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ. C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ. D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội gay gắt. Câu 15(0,5 điểm). Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là gì? A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. B. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp. C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Câu 16(0,25 điểm). Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương được tiến hành vào thời gian nào? A. 1897-1912. B. 1897-1913. C. 1897-1914. D. 1897-1915. Câu 17(0,5 điểm). Chính sách khai thác, bóc lột của Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt. B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 18(0,25 điểm). Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào? A. Năm 1902. B. Năm 1904. C. Năm 1906. D. Năm 1908. Câu 19(0,5 điểm). Ai là người lãnh đạo phong trào duy tân? A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. B. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu.
  4. C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. D. Lê Đại, Vũ Hoàng. Câu 20(0,25 điểm). Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng – Sài Gòn năm nào? A. Năm 1911. B. Năm 1912. C. Năm 1913. D. Năm 1914 II. PHẦN TỰ LUẬN: (12 điểm) Câu 1 (4 điểm). Trình bày và phân tích những nét nổi bật của tình hình châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Giải thích vì sao thế kỷ XXI được coi là “thế kỷ của châu Á”? Câu 2 (2 điểm). Nêu điểm giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương nửa cuối thế kỷ XIX? Câu 3 (3 điểm). Lập bảng thống kê về các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo các nội dung sau: STT Phong trào Phong trào Đông Kinh Cuộc vận động Duy tân, Nội dung Đông Du nghĩa thục phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1 Thời gian 2 Mục đích 3 Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu Câu 4 ( 3điểm). Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới? Hết Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chú ý: - Đề thi gồm 4 trang. Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM : MÔN LỊCH SỬ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 (điểm) (0,25) (0,25) (0,5) (0,5) (0,5) (0,5) (0,25) (0,5) (0,25) (0,5) Đáp B B D D C B A B B C án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 (0,5) (0,25) (0,5) (0,5) (0,5) (0,25) (0,5) (0,25) (0,5) (0,25) Đáp A A B A C C D B A A án II. PHẦN TỰ LUẬN: (12 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 a. Trình bày, phân tích những nét nổi bật của tình hình châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đều chịu 0,25 sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc, thực dân; - Từ sau chiến tranh thế gới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh. Đến cuối những năm 50, phần lớn 0,25 các dân tộc châu Á đã giành được độc lập - Sau khi giành được độc lập, một số nước lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội như: Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân 0,5 Triều Tiên, Việt Nam; còn lại phần đông đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; - Nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược do các nước đế quốc gây ra, nhất là ở khu vực Đông nam Á, Tây Á. Các nước đế quốc cố duy trì ách 0,25 thống trị, chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng và ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực; - Sau “Chiến tranh lạnh”, một số nước ở châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man như: 0,25 giữa Ấn Độ và Pa – ki – xtan, Xri -Lan – can, Phi –lip –pin, In- đô- nê- xi – a - Từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Tiêu biểu như: Nhật Bản, 0,25 Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xing – ga – po
  6. - Trong số các nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn và đông dân nhất nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn 0,25 về kinh tế - xã hội: + Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm 9,6% đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới; từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân 0,5 dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. Hàng hóa của Trung Quốc có mặt hầu hết các nước trên thế giới. + Ấn Độ từ một nước nhập khẩu lương thực đã tự túc lương thực cho hơn 1 tỉ dân. Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển 0,5 mạnh mẽ như công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ b. Giải thích - Châu Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên; đông dân nhất thế giới, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh 0,5 tế, chính trị của thế giới. - Nhiều nước châu Á có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo .Trong khi đó, nhiều nước ở châu Âu, châu Mĩ nền kinh tế có chiều hướng phát triển chậm 0,5 lại. 2 a. Giống nhau - Đều là cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp; 0,25 - Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của chỉ huy và nghĩa quân; 0,25 - Được nhân dân ủng hộ; 0,25 - Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ và có lối đánh phù 0,25 hợp; - Kết quả đều thất bại. 0,25 b. Khác nhau - Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là nông dân, còn lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là các văn 0,25 thân, sĩ phu; - Mục đích của khởi nghĩa Yên Thế là để bảo vệ mảnh đất quê hương Yên Thế, còn phong trào Cần Vương là phò vua giúp 0,25 nước; - Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài hơn. 0,25 3 Lập bảng thống kê về các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo các nội dung sau:
  7. STT Phong Đông Cuộc vận động Phong trào trào Kinh Duy tân, phong Nội dung Đông Du nghĩa trào chống thuế thục ở Trung Kỳ 1 Thời gian 1905- 1907 1908 1909 0,5 2 Mục đích Đào tạo Bồi Bồi dưỡng nâng cán bộ dưỡng cao lòng yêu cho cuộc nâng cao nước, truyền bá bao động lòng yêu nội dung học tập vũ trang nước, và nếp sống văn giành truyền bá hóa mới; phát 1,25 độc lập nội dung triển công học tập thương nghiệp. và nếp Chống đi phu, sống văn chống sưu cao hóa mới thuế nặng. 3 Hình thức và Xuất Mở Mở trường học, nội dung dương du trường diễn thuyết, cắt hoạt động học Nhật học, bình tóc ngắn, mặc áo chủ yếu Bản; xuất văn diễn ngắn, đả phá hủ bản sách thuyết, tục phong kiến, 1,25 báo, lập hiệu mở mang công tuyên buôn. thương nghiệp; truyền Biểu tình, bao vận động vây huyện lị, yêu nước tỉnh lị, đưa kiến nghị 4 a. Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm mới so với những nhà yêu nước trước đó - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị thực dân Pháp xâm 0,5 lược, các cuộc đấu tranh chống Pháp đều thất bại, Người sớm có lòng yêu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. - Các sĩ phu phong kiến mong muốn giải phóng dân tộc, thiết lập 0,5 lại chế độ phong kiến; - Các sĩ phu tân học trẻ tuổi muốn giải phóng dân tộc và đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, 0,5
  8. chế độ cộng hòa; - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “tự do – bình đẳng – bác ái”. Xác đình con đường cứu nước đúng đắn cho dân 0,5 tộc – con đường cách mạng vô sản, hướng vào quần chúng lao động để họ hiểu, từ đó tuyên truyền vận động, lãnh đạo họ đấu tranh đánh đổ phong kiến và đế quốc, giải phóng dân tộc. b. Người không đị theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm đường cứu nước mới vì: - Người tuy khâm phục các bậc tiền bối nhưng không nhất trí với những chủ trương, đường lối cứu nước mà các bậc tiền bối đã 0,5 lựa chọn. Người đã nhận xét: + Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp không khác “ đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; 0,25 + Cụ Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách không khác gì xin giặc rủ lòng thương. 0,25