Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015

doc 6 trang nhatle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có: 01 trang) Đề chính thức A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (8,5 điểm) Câu 1. (6,5 điểm) Bằng hiểu biết của mình, hãy trình bày sự phát triển cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Nguồn gốc, nội dung, đặc điểm và những thành tựu nổi bật? - Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đối với sự phát triển của xã hội loài người? Câu 2. (2,0 điểm) Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện nay trên thế giới, Đảng và Nhà nước đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH (Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa) đất nước. Hãy cho biết vì sao nước ta phải thực hiện CNH gắn liền với HĐH? B. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (11,5 điểm) Câu 3. (3,5 điểm) Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX? Câu 4. (8,0 điểm) a. Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi, cách đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước tiền bối? b. Trình bày những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài từ năm 1911- 1918 và cho biết tác dụng của những hoạt động ấy? c. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành những năm đầu thế kỷ XX chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam. Năm 2014, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức một sự kiện lớn liên quan đến việc Người về thăm quê hương đất Tổ. Em hãy cho biết đây là sự kiện nào. Ý nghĩa của sự kiện đó. Hết Họ và tên thí sinh: Số BD: Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GD&ĐT THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2014-2015 (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Câu Kiến thức cần đạt Điểm Câu1: Bằng hiểu biết của mình, hãy trình bày sự phát triển cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Nguồn gốc, nội dung, đặc điểm và những thành tựu nổi bật? 6,5 - Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đối với sự phát triển của xã hội loài người? *Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần hai: 0,5 - Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người đứng trước những thách thức lớn đó là sự bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên 0.25 nhiên đang ngày càng cạn kiệt - Để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người, đòi hỏi phải có những phát minh khoa học lớn trên nhiều lĩnh vực và được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất để tăng năng suất lao động và nguồn của cải dồi 0.25 dào cho xã hội - Đó là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai. * Nộ dung: 0,75 - Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thật ( KH-KT) lần thứ hai có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với cuộc cách mạng KH-KT lần thứ 0.25 nhất, trong đó nội dung chủ yếu là tự động hóa cao độ. - Cuộc cách mạng KH-KT lần này diễn ra ở mọi ngành,mọi lĩnh vực: từ khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, sinh học đến các ngành khoa học mới như khoa học vũ trụ, du hành vũ trụ; khoa học tự nhiên kết hợp với 0.5 1 kỹ thuật như điều khiển học, sinh vật học, phân tử; các vấn đề về năng lượng, công cụ sản xuất mới, vật lệu mới * Đặc điểm: 1,0 - Cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai được gọi là cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, bởi mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa 0.5 học, khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. - Trong cuộc cách mạng KH-KT ngày nay, thời gian từ phát minh khoa học 0.25 đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. - Cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai cho thấy hiệu quả kinh tế ngày càng 0,25 cao của công tác nghiên cứu khoa học. * Những thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT: 2.25 - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Toán, lý, hóa học, sinh học đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu bước nhảy vọt chưa từng thấy 0.25 - Loài người đã có những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, người máy với chức năng hết sức hiện đại phục vụ 0.5 trong tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng
  3. - Tìm ra được những nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng 0.25 lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió - Sáng chế được những vật liệu mới: Chất poolime được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong mọi ngành công nghiệp; những chất dẻo nhẹ hơn nhôm hai lần, nhưng độ bền lại hơn hẳn nhiều loại thép. 0,25 - Cuộc " cách mạng xanh" trong nông nghiệp là thành quả tổng hợp của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là sinh học, hóa học. Nhờ cuộc "cách mạng 0,25 xanh" mà nhiều nước có thể tự túc nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài - Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Đó là sự ra đời của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, những hệ thống vệ tinh 0,5 nhân tạo giúp cho các phương tiện thông tin liên lạc và phát sóng truyền hình hiện đại. - Lĩnh vực chinh phục không gian: Con người đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất ( 1957), con người bay vào vũ trụ ( 1961), đổ 0,25 bộ lên mặt trăng ( 1969) * Những tác động của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật 2,0 Những tác động tích cực: - Về sản xuất và kinh tế: Cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai đã đã làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới những tiến bộ đó cho phép tạo ra hàng hóa sản 0.5 phẩm mới, thiết bị tiện nghi mới, nhu cầu tiêu dùng mới. Vì vậy đời sống của con người được cải thiện, mức sống được nâng cao. - Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong công nghiệp, nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ 0,25 tăng lên. - Những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai đã đưa 0,25 loài người chuyển sang một nền văn minh mới " nền văn minh trí tuệ" - Làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, dần hình thành một cơ chế hợp tác thương mại toàn cầu bao gồm tất cả các nước có 0,25 chế độ chính trị, xã hội khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau, cùng chung sống hòa bình. Những tác động tiêu cực: - Bên cạnh những tác dụng to lớn do cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai đưa lại, nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến hòa bình thế gới do các cường quốc thi nhau chạy đua vũ trang bằng việc chế tạo ra những vũ 0,75 khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn. Đồng thời cũng tạo ra những hậu quả về nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các bệnh tật mới Câu 2: Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện nay, Đảng và Nhà nước đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp CNH- HĐH (Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa) đất nước. Hãy cho biết vì sao nước ta 2,0 phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa? * Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Là quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật và 0,5 công nghệ tiên tiến để đạt được năng suất cao nhất * Đất nước ta phải tiến hành CNH gắn với HĐH vì: 0,75 - Về khách quan: Từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay do tác động mạnh
  4. mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Mặt khác, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với đất nước. - Về chủ quan: Nước ta đi lên xây dựng CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế còn chậm phát triển. Do đó chúng ta thực hiện CNH-HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển đó là lợi thế để chúng ta có thể đi tắt, đón đầu tận dụng những thành quả của khoa học- công 0,75 nghệ vào sản xuất nhằm rút ngắn giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. Câu 3: Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 3,5 XIX? - Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại 1,0 giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng; nông 3 nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời 1,0 sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. - Phong trào khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội: năm 1862 Nguyễn Thịnh nổi dậy ở Bắc Ninh Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của binh 1,0 lính và dân phu ngay tại kinh đô Huế năm 1866 với sự tham gia của một số sĩ phu, quan lại quý tộc càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren. - Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách duy tân ra đời. 0,5 Câu 4: a. Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi, cách đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước tiền bối? b. Trình bày những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài từ năm 1911- 1918 và cho biết tác dụng của những hoạt động ấy? 8,0 c. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành những năm đầu thế kỷ XX chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam. Năm 2014, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức một sự kiện lớn liên quan đến việc Người về thăm quê hương đất Tổ. Em hãy cho biết đây là sự kiện nào. Ý nghĩa của sự kiện đó. a. Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 3,5 - Cuối thế kỉ XIX, VN rơi vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống 0.5 Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị đàn áp thất bại. - Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, trên mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân 0.5 Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân, Nguyễn Tất Thành đã sớm có lòng yêu nước, ý chí cứu nước - giải phóng dân tộc. - Người tuy khâm phục các nhà cách mạng tiền bối như Hoàng Hoa Thám, 0.5 Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng người không
  5. tán thành đường lối cứu nước của họ. - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. 0.5 - Hướng đi của Người là sang Pháp và phương Tây (các nhà yêu nước trước 0.5 đó hướng sang Nhật Bản- phương Đông). - Cách đi mới: Người đi để tìm hiểu, học hỏi, đi vào quần chúng lao động, đi 0.5 để xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào ” sau đó sẽ trở về giúp đồng bào. (Những người đi trước: đi để cầu viện chính quyền các nước) => Nhờ có hướng đi đúng, cách đi đúng, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy chân lí cứu nước cho dân tộc Việt nam. 0.5 b. Những hoạt động: 2,0 - Ngày 5/6/1911, xuất phát từ bến cảng Nhà Rồng, lấy tên là Nguyễn Văn 0.5 Ba, xin làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin để sang Pháp. - Từ 1911- 1917: Người qua nhiều nước ở châu Âu, châu Mĩ, châu Phi. 0.5 Người đã nhận rõ bạn và thù - Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, hoạt động tại Pháp. Người làm 0.5 nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp; tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri, tham gia các buổi diễn thuyết - Người tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng dần chuyển biến. 0.5 * Tác dụng: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho 1.0 dân tộc: Đó là con đường cách mạng vô sản, sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. c. Sự kiện tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về 1,5 thăm Đền Hùng: - Tháng 9/1954, sau thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Đền Hùng - mảnh đất thiêng cội nguồn của dân 0,5 tộc. Tại đây Người đã có lời căn dặn đối với cán bộ, chiến sỹ đại đoàn quân Tiên Phong: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" - Để ghi nhớ sự kiện này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về 0,25 thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/2014 tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. - Ý nghĩa: Các hoạt động trong Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1954 là dịp để mọi người ôn lại sự kiện lịch sử Người về thăm Đất tổ, tri ân công lao, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Đồng thời tuyên 0,75 truyền sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước cho toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hết * Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác mà vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.