Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018

pdf 4 trang nhatle22 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_khoi_9_de_so_4_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017-2018 Đ Ề CHÍNH TH Ứ C Môn thi: ĐỊA LÝ Ngày thi: 17/4/2018 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) CÂU I (4,0 điể m). 1. Dựa vào các hình về độ dài ngày và đêm theo vĩ độ dưới đây, cho biết các địa điểm sau thuộc vĩ độ nào và giải thích lí do? ( Chú thích: Đêm Ngày ) ĐỊA ĐIỂM A ĐỊA ĐIỂM B Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giờ 0 Giờ 0 6 6 12 12 18 18 24 24 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự giống nhau về đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ và vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. CÂU II (3,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Nêu đặc điểm phân bố cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Liên hệ thực tế, em hãy cho biết những chính sách góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục ở miền núi nước ta? 2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. CÂU III (4,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Trình bày ý nghĩa và tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta. 2. Lập bảng thống kê thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2007, từ đó rút ra nhận xét về sự chuyển dịch và giải thích. CÂU IV (4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên 04 khu kinh tế ven biển của vùng kinh tế Nam Trung Bộ. 2. Trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ. CÂU V (4,0 điểm). SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2014 Năm 1995 2005 2010 2014 Số dân (triệu người) 72,0 82,4 86,9 90,5 Sản lượng điện (tỉ kwh) 14,7 52,1 96,0 141,3 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân trên đầu người của nước ta, giai đoạn 1995 – 2014. 2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích. Hết - Thí sinh được sử dụng máy tính bỏ túi và Atlat Địa lí Việt Nam. - Họ và tên thí sinh: . Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM HSG ĐỊA 9 CẤP TỈNH - NĂM 2018 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM - Địa điểm A: 900 B (Cực Bắc). 0,5 - Vì có ngày dài 24 giờ từ ngày 21.3 đến 23.9 và đêm dài 24 giờ từ ngày 23/9 đến 21/3 (hoặc 6 tháng ban ngày vào mùa hè và 6 1 tháng ban đêm vào mùa đông). 0,5 - Địa điểm B: 00 (Xích đạo). 0,5 - Vì có ngày và đêm bằng nhau và bằng 12 giờ trong cả năm. 0,5 - Đều thuộc miền khí hậu phía Bắc. 0,25 - Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. 0,25 I - Khí hậu phân chia 2 mùa rõ rệt: mùa đông: lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều. 0,25 - Chế độ nhiệt: biên độ nhiệt khá cao, mùa đông có những tháng 2 nhiệt độ < 200 c. 0,25 - Lượng mưa: khá lớn, có sự phân hóa đa dạng: 0,25 + Phân hóa theo mùa: mùa mưa (mùa hạ), mùa khô (mùa đông) 0,25 + Phân hóa theo không gian: khác nhau do chịu tác động của địa hình. 0,25 - Gió: là các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. 0,25 * Đặc điểm phân bố các dân tộc: - Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở miền núi, trung du, 0,25 trong đó: + Trung du và miền núi Bắc Bộ có hơn 30 dân tộc. 0,25 + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có hơn 20 dân tộc. 0,25 + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ-me. 0,25 + Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. 0,25 1 - Dân tộc Việt (Kinh) chiếm đa số, sinh sống chủ yếu ở đồng 0,25 bằng, trung du và duyên hải. II - Chính sách nhà nước: + Thành lập các trường nội trú. 0,25 + Chế độ phụ cấp cho giáo viên, học sinh. 0,25 + Cộng điểm xét tuyển vào các trường. 0,25 + Các ý khác 0,25 - Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm mạnh. 0,5 2 - Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng tăng. 0,25 - Lao động trong ngành dịch vụ có tỉ trọng tăng. 0,25 - Ý nghĩa: + Giải quyết đầu ra cho sản phẩm. 0,25 + Đổi mới công nghệ. 0,25 + Mở rộng sản xuất với chất lượng cao. 0,25 + Cải thiện đời sống nhân dân. 0,25 III 1 - Tình hình phát triên: + Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tăng. 0,25 + Hàng xuất khẩu chủ yếu: công nghiệp nặng và khoáng sản, CN nhẹ và tiểu thủ CN, 0,25 + Hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu 0,25
  3. + Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hoa kì, Nhật, EU 0,25 + Thị trường nhập khẩu chủ yếu: ASEAN, Trung Quốc, Nhật 0,25 * Lập bảng thống kê: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG 0,75 NGHIỆP CỦA CẢ NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2007 (Đơn vị: %) Năm 2000 2007 Khu vực Nhà nước 34,2 20,0 Khu vực ngoài Nhà nước 24,5 35,4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 44,6 Tổng số 100,0 100,0 (Tên, đơn vị: 0,25 điểm; số liệu mỗi năm đúng đạt 0,25 điểm) * Nhận xét: Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta từ năm 2000 - 0,25 2 2007 có sự chuyển dịch, trong đó: + Tỉ trọng giá trị SXCN của KV Nhà nước giảm nhanh: 14,2% 0,25 + Tỉ trọng giá trị SXCN của KV ngoài Nhà nước tăng nhanh: 10,9% 0,25 + Giá trị SXCN của KV có vốn đầu tư ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng: 3,3% 0,25 * Giải thích: + Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường nhiều thành phần. 0,25 + Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư (đặc biệt từ khi gia nhập WTO) 0,25 (Nếu học sinh không nêu rõ 2 ý mà chỉ nêu chung: thành tựu công cuộc Đổi mới chỉ được 0.25 điểm). Các khu kinh tế ven biển của vùng Nam Trung Bộ: 1,0 - Chu Lai. - Dung Quất. 1 - Nhơn Hội. - Nam Phú Yên. - Vân Phong. (kể được 4 trong 5 khu kinh tế cho điểm tối đa). Tiểu vùng Đông Bắc Tây Bắc Núi TB, thấp, cánh Núi cao, địa hình hiểm 0,5 cung. trở. IV Tự nhiên Khí hậu NĐA có mùa Khí hậu NĐA có mùa 0,5 đông lạnh. đông lạnh ít hơn. 2 Khai thác khoáng sản Tiểm năng thủy điện 0,5 Rừng, cây CN, dược Rừng, cây CN lâu năm liệu, rau quả ôn đới 0,5 Thế mạnh Du lịch sinh thái Chăn nuôi gia súc lớn 0,5 Kinh tế biển: Thủy sản, du lịch, giao thông. 0,5 * Xử lí số liệu: Năm 1995 2005 2010 2014 V 1 ĐBQ (Kwh/người) 204,2 632,3 1104,7 1561,3 1,0 TĐTT ĐBQ (%) 100 309,6 541,0 764,6 TĐTT Dân số (%) 100 114,4 120,7 125,7
  4. TĐTT SLĐ (%) 100 354,2 653,1 961,2 (tính mỗi đối tượng đúng 0,25điểm) - Vẽ biểu đồ: BĐ đường (các biểu đồ khác không có điểm- đúng 1,5 mỗi đường 0,5 điểm - có tên, chú thích, dãn năm, số liệu: Thiếu mỗi ý -0,25đ ) - Nhận xét: Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân trên đầu người của nước ta, giai đoạn 1995 – 2014 đều tăng liên tục, nhưng không đều. Trong đó: 0,25 + Số dân tăng chậm nhất, tăng 25,7%. 0,25 + Sản lượng điện tăng nhanh nhất, tăng 861,2%. 0,25 + Sản lượng điện bình quân trên đầu người tăng khá nhanh, tăng 2 664,6%. 0,25 - Giải thích: + Dân số tăng chậm do nước ta thực hiện tốt chính sách dân số. 0,25 + Sản lượng điện tăng nhanh nhất do nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển CN điện lực và nhu cầu cao. 0,25 (Nếu học sinh giải thích được: do quá trình CNH – HĐH thì cũng đạt 0,25 điểm).