Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 5 trang nhatle22 4331
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /4/2018 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhằm kiểm tra và đánh giá các kiến thức cơ bản thuộc các nội dung: - Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. So sánh được sự nở vì nhiệt của các chất. - Nhiệt kế. - Sự chuyển thể của các chất: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Sự sôi 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra. - Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: - Trung thực trong kiểm tra. - Có thái độ tích cực tìm tòi, yêu thích môn học. 4. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực trình bày bài. II. MA TRẬN ĐÊ: Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1 1 3 Sự nở vì nhiệt của các chất 0,5đ 2đ 1đ 3,5đ 1 1 Nhiệt kế 0,5đ 0,5đ 1 3 1 5 Sự chuyển thể của các chất 2đ 1,5đ 2đ 5,5đ 1 1 Sự sôi 0,5đ 0,5đ Tổng điểm 3 5 1 1 10 3đ 4đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 MÔN: VẬT LÝ 6 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /4/2018 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Ghi lại vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả đúng. Câu 1: Để phơi quần áo mau khô hơn, người ta nên phơi như thế nào? A. Phơi ở trong nhà. B. Phơi ở nơi có nhiều gió. C. Phơi ở nơi bóng râm và không có gió. D. Phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời. Câu 2: Nhiệt độ của hơi nước đang sôi trong thang đo Xenxiut là: A. 00C B. 370C C. 1000C D. 2120C Câu 3: Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật: A. Không thay đổi. B. Giảm xuống. C. Tăng lên. D. Có lúc tăng lên và có lúc giảm xuống. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Đúc đồng. B. Sự tạo thành hơi nước. C. Sương mù. D. Giọt nước đọng trên lá cây vào sáng sớm. Câu 5: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 6: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: A. Khí, rắn, lỏng. B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, khí, lỏng. D. Rắn, lỏng, khí. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1:(2 điểm) Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ? Câu 2:(2 điểm) Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy 2 ví dụ về sự nóng chảy? Câu 3:(2 điểm) Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự Nhiệt độ (0C) thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: 15 a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy? 12 b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao lâu ? 9 c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian 6 nào? 3 d) Từ phút thứ 10 đến phút thứ 16 nước đá tồn tại ở thể nào? 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Câu 4:(1 điểm) Trên nắp của các loại đồ hộp đều có ghi -3 Thời gian (phút) chú "Không được đun". Tại sao lại có dòng ghi chú này? -6 Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ SỐ 1 MÔN: VẬT LÝ 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ. HS trả lời thừa hay thiếu đáp án đều không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B, D C A C, D D B II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm): Câu Đáp án Điểm Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ Câu 1 vì khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả 2đ (2đ) bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. a) - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy. 0,5đ Câu 2 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là sự đông đặc. 0,5đ (2đ) b) HS tự lấy ví dụ về sự nóng chảy. Mỗi VD đúng 0,5đ a. Ở nhiệt độ 0oC thì nước đá bắt đầu nóng chảy. 0,5đ b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài trong 4 phút ( từ phút thứ 6 0,5đ Câu 3 đến phút thứ 10) (2đ) c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian từ phút thứ 0,5đ 0 đến phút thứ 6. d. Từ phút thứ 10 đến phút thứ 16 nước đá tồn tại ở thể lỏng. 0,5đ Dòng chữ này có nghĩa là không được đun khi chưa mở hộp. Vì khi đun 1đ Câu 4 lên thì các chất trong hộp nở ra, hộp thì lại đóng kín. Do đó có thể làm (1đ) nổ hộp gây nguy hiểm. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 MÔN: VẬT LÝ 6 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /4/2018 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Ghi lại vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều là: A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 2: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ? A. Đúc đồng. B. Sự tạo thành hơi nước. C. Sương mù. D. Giọt sương đọng trên lá cây vào sáng sớm. Câu 4: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế y tế. D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 5: Để phơi quần áo mau khô hơn, người ta nên phơi như thế nào? A. Phơi ở nơi có nhiều gió. B. Phơi ở nơi bóng râm và không có gió. C. Phơi ở trong nhà. D. Phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời. Câu 6: Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật: A. Tăng lên B. Giảm xuống. C. Không thay đổi. D. Lúc tăng, lúc giảm. II. PHẦN TẦ LUẦN ( 7 điẦm ) Câu 1:(2 điểm) Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm? Câu 2:(2 điểm) Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy 2 ví dụ về sự đông đặc? Câu 3:(2 điểm) Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự Nhiệt độ (0C) thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: 15 a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy? 12 b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao lâu ? 9 c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời 6 gian nào? 3 d) Từ phút thứ 0 đến phút thứ 6 nước đá tồn tại ở thể nào? 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Câu 4:(1 điểm) Trên nắp của các loại đồ hộp đều có ghi -3 Thời gian (phút) chú "Không được đun". Tại sao lại có dòng ghi chú này? -6 Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn
  5. Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ SỐ 2 MÔN: VẬT LÝ 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ. HS trả lời thừa hay thiếu đáp án đều không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D A, B B A, D C II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm): Câu Đáp án Điểm Câu 1 Khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước (2đ) trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài. 2đ a) - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy. 0,5đ Câu 2 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là sự đông đặc. 0,5đ (2đ) b) HS tự lấy ví dụ về sự đông đặc. Mỗi VD đúng 0,5đ a. Ở nhiệt độ 0oC thì nước đá bắt đầu nóng chảy. 0,5đ b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài trong 4 phút ( từ phút thứ 6 0,5đ Câu 3 đến phút thứ 10) (2đ) c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời gian từ phút 0,5đ thứ 10 đến phút thứ 16. d. Từ phút thứ 0 đến phút thứ 6 nước đá tồn tại ở thể rắn. 0,5đ Dòng chữ này có nghĩa là không được đun khi chưa mở hộp. Vì khi đun Câu 4 lên thì các chất trong hộp nở ra, hộp thì lại đóng kín. Do đó có thể làm 1đ (1đ) nổ hộp gây nguy hiểm. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang