Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

docx 5 trang nhatle22 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_6_hoc_ki_2_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

  1. Ngày kiểm tra: 6A 6B Tiết 27: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí; ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế, thang nhiệt độ. 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác. 4. Năng lực và phẩm chất: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực riêng: Năng lực diễn đạt, năng lực tư duy, năng lực tính toán. - Phẩm chất: Trung thực II. Hình thức kiểm tra: - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (TNKQ 40%, TL 60%) - Học sinh làm bài trên giấy tại phòng thi trong 45 phút III. Ma trận: Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Độ cấp độ thấp cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1. Sự nở Nhận biết được đặc điểm So sánh Vận dụng sự Tính được vì nhiệt của sự nở vì nhiệt của được sự nở nở vì nhiệt trọng lượng các chất các chất vì nhiệt của của chất rắn riêng của các chất rắn vào thực tế chất khí lỏng, khí ; hiểu được tính chất của sự nở vì nhiệt của các chất Số câu C1,4,5,7 C2,3,6,8 C20 C21 10 Số điểm 1 1 1 1 4 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 10% 40% Nhận biết tính chất của Giải thích 2.Ứng băng kép khi bị hơ nóng được hiện dụng tượng của sự của nở nở vì nhiệt
  2. vì nhiệt của các chất của các chất Số câu C9 C17,18 3 Số điểm 0,25 2 2,25 Tỉ lệ % 2,5% 20% 22,5% Nhận biết các loại nhiệt Đổi nhiệt độ 3. Nhiệt kế, quy ước của các thang từ thang nhiệt kế, nhiệt độ độ xen-xi-út thang sang thang nhiệt độ nhiệt độ Fa- ren-hai và ngược lại Số câu C10,11,12,13,14,15,16 C19 8 Số điểm 1,75 2 3,75 Tỉ lệ % 17,5 20% 37,5% TS câu 12 6 3 21 TS điểm 3 3 4 10 Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100% IV. Nội dung đề kiểm tra: A. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng: Câu 1. Hãy chọn phát biểu đúng? A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi. B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra. D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Khối lượng riêng của vật giảm C. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng của vật giảm. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi chất lỏng lạnh đi? A. Thể tích chất lỏng tăng, khối lượng chất lỏng giảm. B. Thể tích chất lỏng giảm, khối lượng riêng của chất lỏng giảm C. Thể tích chất lỏng giảm, khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Thể tích chất lỏng giảm, trọng lượng chất lỏng tăng Câu 4. Trong sự nở vì nhiệt của các chất lỏng: Rượu, dầu hỏa, thủy ngân, thì: A. Rượu nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Dầu hỏa nở vì nhiệt nhiều nhất. C. Thủy ngân và rượu đều nở vì nhiệt như nhau. D. Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
  3. Câu 5. Sự sắp xếp đúng theo chiều tăng của sự nở vì nhiệt của các chất: Nhôm, đồng, sắt là: A. Đồng nhôm sắt B. Sắt đồng nhôm C. Sắt nhôm đồng D. Đồng sắt nhôm Câu 6. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp đúng là: A. Rắn lỏng khí. B. Rắn khí lỏng C. Khí lỏng rắn. D. Khí rắn lỏng Câu 7. Chọn phát biểu đúng dưới đây khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí: A. Chất khí nở ra khi nóng lên, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau B. Chất khí co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau C. Chất khí không co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau D. Chất khí không nở ra khi nóng lên, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Câu 8. Hãy chọn thứ tự của cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho hợp lý? Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào và bay lên tạo thành mây. A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra Câu 9. Trong thí nghiệm hơ nóng "băng kép" gồm hai thanh đồng và thép thì hiện tượng gì đã xảy ra: A. Băng kép bị nóng chảy thành chất lỏng B. Băng kép luôn cong về phía thanh thép C. Băng kép luôn cong về phía thanh đồng D. Băng kép luôn ở hình dạng ban đầu Câu 10. Nhiệt kế thủy ngân dùng để làm gì? A. Đo nhiệt độ cơ thể B. Đo nhiệt độ rượu C. Đo nhiệt độ phòng thí nghiệm D. Đo nhiệt độ khí quyển Câu 11. Nhiệt kế rượu dùng để làm gì ? A. Đo nhiệt độ rượu B. Đo nhiệt độ phòng thí nghiệm C. Đo nhiệt độ cơ thể D. Đo nhiệt độ khí quyển Câu 12. Đặc điểm cấu tạo của nhiệt kế y tế có điều gì đặc biệt ? A. Khí quản bị thắt lại B. Bầu đựng thủy ngân C. Khí quản bị phồng ra D. Khí quản dài và nhỏ Câu 13. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 1000CB. 42 0C C. 370C D.800C Câu 14. Đối với nhiệt giai Xen-xi-ut, nhiệt độ của nước đá đang tan được quy ước là:
  4. A. - 10C B. - 30C C. 00C D. 10C Câu 15. Đối với nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ hơi nước đang sôi được quy ước là: A. 2120F B. 1000F C. 320F D. 1800F Câu 16. Đối với nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan được quy ước là: A. 00F B. 120F C. 320F D. 220F II. Tự luận: (6 điểm) Câu 17. (1 điểm) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 18. (1 điểm) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ? Câu 19. (2 điểm) Tính: a. 75oC bằng bao nhiêu oF? b. 256oF bằng bao nhiêu oC? Câu 20. (1 điểm) Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào ? Câu 21. (1 điểm) Ở 0 0C, 0,5kg không khí chiếm thể tích 385 lít. Hãy tính trọng lượng riêng của không khí ở thời điểm đó ? B. Đáp án- thang điểm: I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp B B C A B C B C B C D A B C A C án II. Tự luận: (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 17 - Vì khi đun, nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài, gây nguy 1 hiểm cho người đun khi nước đang sôi ở 1000C - Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả 1 18 bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. 19 a. 75oC = (75 . 1,8)oF + 32oF = 167oF 1 256 32 1 b. 256oF = 0C = 124.44 oC 1,8 20 - Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, 1 cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được nút. 21 Đổi 385 lít = 0,385 m3 m 0,5 Khối lượng riêng của không khí là: D = = 1,29 kg/m3 V 0,385 0,5 Vậy trọng lượng riêng của không khí là: d = 10D = 10.1,29 = 12,9 N/m3 0,5
  5. Phúc Thịnh, ngày tháng năm 2021 Người ra đề Tổ phó chuyên môn Vũ Khương Duy Nguyễn Thái Hòa