Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Phương
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_hai_phuong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Phương
- PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS HẢI PHƯƠNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS HẢI PHƯƠNG Địa chỉ mail của nhà trường: thcs26haiphuong@gmail.com Năm TT Họ và tên Chức vụ SĐT Mail sinh 1 GV Sinh Hóa, 0915778325 khoaminhsh17@gmail.com Phạm văn Khoa 1977 KHTN6 0982778325 2 Phạm Thị 01666780746 phuongthanh31@gmail.com 1991 GV Sinh Hóa Phương Thanh 3 Trương Thị Hiệp 1980 GV Toán 0976887717 truonghiepmy@gmail.com Lưu ý: 1. Phải có SĐT và địa chỉ mail để Sở GDĐT kịp liên hệ và gửi các loại tài liệu liên quan để GV tham khảo (liệt kê GV dạy môn Sinh, dạy môn KHTN ở những trường có dạy VNEN, kể cả cán bộ quản lý nếu có chuyên ngành Sinh hoặc dạy môn KHTN ở trường học theo chương trình VNEN); 2. Địa chỉ mail liên lạc với cán bộ phụ trách môn Sinh học Tỉnh Nam Định: sinhhoctinhnamdinh@gmail.com 3. Nhóm trưởng tập hợp đề và gửi vào mail trên, hạn gửi 30/9/2017 B. NỘI DUNG ĐỀ Mức độ nhận biết Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là: A. Tất cả những gì có trong tự nhiên. B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật. C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. D. Tất cả những gì bao quanh sinh vật. Câu 2: Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ: A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau. C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau. D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau. Câu 3: Sinh vật tiêu thụ bao gồm : A.Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. Động vật ăn thịt và cây xanh
- D.Vi khuẩn và cây xanh Câu 4: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là: A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối Câu 5: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biẻu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 6: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 7: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 8: Quan hệ cộng sinh là: A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Mức độ hiểu Câu 9: Mối quan hệ giữa nấm tảo thành địa y là mối quan hệ: A. dinh dưỡng C. hội sinh B. cộng sinh D. hợp tác Câu 10: Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm: A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Nước, đất, không khí. C. Nấm, tảo, vi sinh vật. D. Thực vật, động vật, thảm mục. Câu 11: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 12: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng? A. Cây xương rồng B. Cây phượng vĩ C. Cây me đất D. Cây dưa chuột Câu 13: Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng? A. Thằn lằn B. Muỗi C. Dơi D. Cả A, B và C đều
- đúng Câu 14: Các loài thú nào sau đây hoạt động vào ban đêm? A. Chồn, dê, cừu B. Trâu, bò, dơi C. Cáo, sóc, dê D. Dơi, chồn, sóc Câu 15: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt? A. Châu chấu, dơi, chim én B. Cá sấu, ếch, ngựa C. Chó, mèo, cá chép D. Cá heo, trâu, cừu Câu 16: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt? A. Ruồi giấm, ếch, cá B. Bò, dơi, bồ câu C. Chuột, thỏ, ếch D. Rắn, thằn lằn, voi Câu 17: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai C. Cây biến dạng thành thân bò D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển Mức độ vận dụng thấp Câu 18: Yếu tố chính quyết định số lượng cá thể các quần thể sâu hại cây trồng là: A. dinh dưỡng B. nhiệt độ C. ánh sáng D. thổ nhưỡng. Câu 19:Giới hạn nhiệt độ của cá chép từ 20 C 440C, giới hạn nhiệt độ của cá rô phi từ 50 C 420C Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi. B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi. C. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. Câu 20: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự sau: A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Trồng đồng thời nhiều loại cây. D. Không thể trồng cùng hai loại cây này. Câu 21: Thí dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch? A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 22: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây? A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra Mức độ vận dụng cao Câu 23: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh nhất đến thực vật ở giai đoạn nào sau đây? A. phôi thai B. sơ sinh
- C. trưởng thành D. sau trưởng thành. Câu 24: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh sẫm. B. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh nhạt. C. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. D. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh sẫm. TỰ LUẬN: 1. Nhận biết: Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì, gồm những nhóm nhân tố nào? Câu 2: Kể tên các mối quan hệ khác loài? 2. Thông hiểu Câu 3: Cho một số loài: cây hoa hướng dương, sán lá gan, gà, mèo, giun lợn, cá rô phi, cá chép, giun đất. Hãy sắp xếp chúng và các môi trường sống của chúng. Câu 4: Trong điều kiện nào hai loài cạnh tranh với nhau? 3. Vận dụng: Câu 5: Liệt kê các loại môi trường. Tại sao nói việc nghiên cứu môi trường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia? 4. Vận dụng cao: Câu 6: Trong các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Nhân tố nào là quan trọng hơn cả đối với sự sống nói chung? Vì sao? ĐÁP ÁN Câu 1: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật. Có hai nhóm nhân tố sinh thái là: - Nhóm nhân tố vô sinh - Nhóm nhân tố hữu sinh Câu 2: Các mối quan hệ khác loài: a, Hỗ trợ gồm cộng sinh và hội sinh b, Đối địch gồm cạnh tranh, kí sinh nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác Câu 3: Loài Môi trường sống Cây hoa hướng dương, lợn, gà Đất – không khí Cá chép, cá rô phi Nước Giun lợn, sán lá gan Sinh vật Giun đất Đất Câu 4: Điều kiện hai loài cạnh tranh: Hai loài cạnh tranh với nhau khi chúng có chung nhu cầu sống như nhu cầu về thức ăn, nơi cư trú, nơi sinh sản, Câu 5: * Có bốn loại môi trường chính: Môi trường đất, môi trường trên mặt đất – không khí, môi trường nước, môi trường sinh vật. * Nghiên cứu về môi trường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia vì: - Sự phát triển của mỗi quốc gia có thể được bền vững, đảm bảo khi môi trường sống được bảo vệ tốt, duy trì cân bằng sinh thái, hạn chế ô nhiễm. - Từ kết quả nghiên cứu môi trường, con người tìm kiếm được các biện pháp: + Chống ô nhiễm môi trường, cải biến khí hậu, khử mặn nước biển. + Tạo ra các hệ sinh thái trao đổi chất nhân tạo.
- + Đề ra Luật bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường và phát triền bền vững. + Có biện pháp khai thác sử dụng và phục hồi hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên + Có biện pháp khai thác, sử dụng, phục hồi hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Câu 6: Trong các nhân tố sinh thái nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm, nhân tố nào cũng cần thiết cho sự sống, nhưng nhân tố ánh sáng là quan trọng hơn cả. - Giải thích: + Nhân tố ánh sáng trực tiếp chi phối nên hai nhân tố còn lại. Khi cường độ chiếu sáng tăng lên thì nhiệt độ môi trường tăng theo, nhiệt độ tăng thì độ ẩm giảm xuống. Khi cường độ chiếu sáng giảm thì ngược lại. + Năng lượng do ánh sáng chiếu xuống mặt đất, một phần đã chuyển hóa thành năng lượng sống thông qua quá trình quang hợp mà đi vào hệ thống sống cung cấp năng lượng cho các sinh vật.