Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Anh

docx 5 trang nhatle22 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_hai_anh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 -Trường THCS Hải Anh

  1. PHÒNG GD&ĐT Hải Hậu ĐỀ KIỂM TRA -LỚP 9 TRƯỜNG THCS A Hải Anh MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài .phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS A HẢI ANH Địa chỉ mail của nhà trường: thcsahaianh@gmail.com.vn TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Phan Thị 1988 GV 01648387838 longxdcd82@gmail.com Hoa Thơm 2 Triệu Thị 1978 GV 0917924717 Huệ B. NỘI DUNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI - PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I. Trắc nghiệm 1. Nhận biết Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại. B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại. ĐA: B Câu 2: Những sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được gọi là sinh vật biến nhiệt? A. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  2. A. Có nhiệt độ cơ thể ổn định. C. Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. D. Cả a và b. ĐA: C Câu 3: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C . Cạnh tranh. D. Kí sinh. ĐA: A Câu 4: Mật độ quần thể là: A. Số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. B. Số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó. C. Số lượng hợp lí các sinh vật có trong một đơn vị nào đó. D. Sự phân bố cá thể sinh vật trên diện tích. ĐA:a Câu 5: Quần thể người khác với quần thể sinh vật về đặc trưng nào sau đây: A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ quần thể. D. Văn hoá ĐA:D Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã ĐA: D Câu 7:Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải ĐA: D Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? A. Do hoạt động của con người gây ra . B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa , lũ lụt ) C. Do con người thải rác ra sông . D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. ĐA: D 2. Thông hiểu Câu 1: Giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá sống trong môi trường nào sau đây: A. Môi trường đất. B. Môi trường nước.
  3. C. Môi trường mặt đất- không khí. D. Môi trường sinh vật. ĐA: A Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là đặc điểm thích nghi của thực vật đối với nhân tố sinh thái nào sau đây: A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Không khí. ĐA: B Câu 3: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. D. Hạn sự thoát hơi nước. ĐA: C Câu 4: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh. ĐA: B Câu 5: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D. Tập hợp các cây ngô nếp ( bắp) trên một cánh đồng. ĐÁ: D Câu 6: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật ĐÁ: C Câu 7: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh: A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật C. Trong đất có nhiều than đá D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất ĐÁ: B Câu 8 :Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là: A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu B. Cho ta nhiều gỗ C. Phủ xanh vùng đất trống D. Bảo vệ các loài động vật
  4. 3. Vận dụng Câu 1: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:( chương I / bài 42 / mức 3) A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. B. Trồng đồng thời nhiều loại cây. C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. Đáp án: C Câu 2: Phiến lá của cây ưa ẩm, chịu bóng khác với cây ưa ẩm, ưa sáng ở điểm nào? (Chương I/ bài 43/mức 3) A. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển. B. Phiến lá dày, có nhiều tế bào kích thước lớn chứa nước. C. Phiến lá hẹp, lá có lớp lông cách nhiệt. D. Phiến lá mỏng, rộng bản, mô giậu ít phát triển. Đáp án: D Câu 3: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào( Chương II/ bài 47/ mức 3) A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. Đáp án: A Câu 4:Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ ha. - Nhóm tuổi sinh sản: 43 con / ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con / ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? ( Chương II/ bài 47/ mức 3) A. Dạng ổn định B. Dạng phát triển C. Dạng giảm sút D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển Đáp án: A. Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?( Chương II/ bài 49/ Mức 3) A. Đảm bảo cân bằng sinh thái B. Làm cho quần xã không phát triển được C. Làm mất cân bằng sinh thái D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã Đáp án: A. 4. Vận dụng cao Câu 1. Gấu sống ở vùng Bắc cực có kích thước cơ thể lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới là do A. nguồn thức ăn dồi dào. B. cơ thể dự trữ nhiều chất béo. C. cần hấp thụ nhiều năng lượng.
  5. D. không gian sinh sống rộng rãi. Câu 2: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? (1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn vảừng nguyên sinh (4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,3,4,5 D. 1,2,4,5 Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. B. Đàn cá sống ở sông C. Đàn chim sống trong rừng. D. Đàn chó nuôi trong nhà. II. TỰ LUẬN 1. Nhận biết: Câu 1: Thế nào là quần xã sinh vật? Các dấu hiệu điển hình của 1 quần xã? Câu 2: Kể tên các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài? 2. Thông hiểu Câu 1: Vì sao mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể? Câu 2: Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? 3. Vận dụng Cho các sinh vật sau: Cây xanh, vi khuẩn, gà chuột, sâu, cầy, rắn. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn và chỉ rõ các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn đó. 4. Vận dụng cao: Khi ăn rau và hoa quả mua từ chợ về, mặc dù đã rửa sạch, ngâm nước muối và nấu chín nhưng vẫn bị ngộ độc. Hãy giải thích nguyên nhân vì sao?