Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019

doc 21 trang nhatle22 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. Đơn vị: Phòng GD& ĐT Thành Phố Trường THCS Trần Phú BÁO CÁO SẢN PHẨM SỐ 1 “Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THCS về kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học” Các thành viên: STT Họ và tên Chức vụ Số điện thoại Địa chỉ mail 1 Vũ Thị Thủy Giáo Viên 0983191978 Vuthithuy.hvt@gmail.com 2 Nguyễn Mai Khánh Tổ trưởng 0988654537 maikhanh195@gmail.com 3 Thân Thị Hương Giáo Viên 0913262515 thantunghuong@gmail.com XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Bước 1: Xác định mục tiêu của kiểm tra: Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh lớp 9 học kì 1về: - Kiến thức: Chương I + Nêu được đối tượng, phương pháp nghiên cứu của Men đen. + Nhận biết mục đích của phép lai phân tích. + Trình bày được khái niệm biến dị tổ hợp. + Nêu được nội dung của quy luật phân li độc lập, biết được thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng. + Xác định được kiểu gen của P khi biết được tỉ lệ kiểu hình ở đời con. + Viết được giao tử của cơ thể dị hợp về hai cặp gen. + Vận dụng xác suất để tính được xác suất xuất hiện 2 kiểu hình đồng thời ở đời con. Chương II + Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. + Biết được cấu trúc điển hình của NST. + Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. + Biết được diễn biến của NST trong quá trình phân bào. + Vận dụng hiểu biết về quá trình phát sinh gịao tử để tính được số loại giao tử tạo thành. 1
  2. + Xác định được thực chất của thụ tinh. Chương III + Biết được cấu trúc của ADN. + Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN. + Vận dụng tính được số ADN con tạo thành , số nuclêôtít từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi. + Biết được cấu trúc, chức năng của các loại ARN. + Nhận biết chức năng từng bậc cấu trúc của prôtêin. + Nhận biết được thành phần tham gia vào quá trình dịch mã. Chương IV. + Biết được khái niệm về đột biến, thường biến, mức phản ứng. + Phân biệt được thường biến với đột biến + Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc và số lượng NST + Nêu được mối quan hệ giữa KG, MT, KH. + Có khả năng nhận biết được một số dạng đột biến và thường biến trong thực tiễn, Chương V + Nêu được các phương pháp nghiên cứu di truyền người + Biết được cơ sở khoa học của một số bệnh tật di truyền ở người + Có khả năng vận dụng những hiểu biết về di truyền học người trong đời sống Kỹ năng: + Có kĩ năng nhận biết, phân biệt cơ sở vật chất, cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử , cấp độ tế bào. + Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập lai, bài tập nguyên phân, giảm phân, bài tập nhân đôi ADN. 2
  3. + Có kĩ năng nhận biết , phân biệt thường biến với đột biến, nhận biết một số dạng thường biến và đột biến trong thực tiễn. + Có kĩ năng vận dụng kiến thức di truyền học người vào trong đời sống. + Có kĩ năng phân tích, tư duy, tổng hợp kiến thức. Thái độ: + Có ý thức vận dụng kiến thức về cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và tính quy luật của hiện tượng di truyền vào cuộc sống. + Có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh, phòng tránh và hạn chế được một số bệnh tật di truyền + Củng cố niềm tin vào học tập, niềm tin khoa học, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 3
  4. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Bước 3: Xây dựng ma trận đề kiểm tra: Mức Mứ Mức độ 3 Mức CĐR Số Thờ Số Số Số Thời Nội độ 1 c Thời (%) Thời độ 4 (Chuẩn kiến thức kỹ % câu i câ câu câu gian dung (%) độ gian gian (%) năng cần đạt) hỏi gia u hỏi hỏi (p) 2 n hỏi (% (P) ) 1/ Nêu được đối tượng 3 1 1 nghiên cứu của Men 19 đen. I. Các 2/ Trình bày được 3 1 1 điểm độc đáo trong thí phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen. 3 1 1 nghiệm 3/Trình bày được khái niệm biến dị tổ hợp. của Men 4/Nêu được nội dung 3 1 1 đen của quy luật phân li độc lập. 5 Xác định được kiểu 3 1 1.5 4
  5. gen của P khi biết được tỉ lệ kiểu hình ở đời con. 6.Viết giao tử. 4 1 2 II. 1/ Nêu được tính đặc 3 1 1 Nhiễm sắc trưng của bộ NST ở thể mỗi loài. 2/ Biết được cấu trúc 3 1 1 23 điển hình của NST. 3/ Biết được diễn biến 3 1 1.5 của NST trong quá trình phân bào. 4./ Trong chu kỳ tế bào 3 1 1.5 NST nhân đôi ở kỳ TG 5/ vận dụng được DB 4 1 1.5 của NST trong quá trình phân bào. 6.Vận dụng hiểu biết về 4 1 2 quá trình phát sinh gịao tử để tính được số loại giao tử tạo thành 5
  6. . 7/ Xác định được thực chất của thụ tinh. 3 1 1.5 1/ Biết được cấu trúc 3 1 1 của ADN. 3 1 1 2/ Nêu được cơ chế tự 24 3 1 1.5 nhân đôi của ADN. 3/ Vận dụng tính được 4 1 2 III. số ADN con tạo thành. ADN 4./ Vận dụng tính số nu 5 1 3 và gen 4/ Biết được cấu trúc, 3 1 1 chức năng của các loại ARN. 5/ Nhận biết chức năng 3 1 1.5 từng bậc cấu trúc của P 1.Biết được khái niệm 3 1 1 về đột biến, IV BIẾN 20 DỊ 2. Vận dụng các trường 5 1 3 hợp đột biến gen vào bài tập 6
  7. 3. Hiểu về đột biến số 3 1 1.5 lượng NST, thể ba nhiễm 4. Hiểu khái niệm 3 1 1.5 thường biến 5. Biết khái niệm thể đa 3 1 1 bội 6.ý nghĩa của các loại 3 1 1.5 đột biến trong chọn giống IV ỨNG 1.Nêu được các phương 3 1 1 DỤNG pháp nghiên cứu di DTH truyền người 14 2. Hiểu khái niệm mức 3 1 1.5 phản ứng 3. Nêu được mối quan 3 1 1 hệ giữa KG, MT, KH 4. Khả năng vận dụng 5 1 3 những hiểu biết về di truyền học người trong đời sống Tổng 100 33 đ 11 c 11p 16đ 45c 7p 15đ 3c 9p 36đ 12c 18p 7
  8. Bước 4: Viết đề kiểm tra từ ma trận. - Mức 1: Nhận biết có 11 câu gồm các câu: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 14, 19, 21, 25, 27. - Mức 2: Thông hiểu có 12 câu gồm các câu: 5, 9, 13, 15, 16, 20, 23, 24, 26, 28, 29, 10. Mức 3: Vận dụng thấp có 4 câu gồm các câu: 6, 11, 12, 17. Mức 4: Vận dụng cao c ó 3 câu gồm các câu: 18, 22, 30. CỤ THỂ: Chương I: ( 7 tiết) với 6 câu hỏi ( 4 nhận biết, 1 thông hiểu, 1 vận dụng thấp) = 19 % Câu 1. ( nhận biết) Đối tượng nghiên cứu di truyền của Men Đen là: a.Ruồi giấm. b.Chuột bạch. c.Đậu Hà Lan. d.Đậu Xanh. Câu 2. ( nhận biết) Cho các ý trả lời sau: Tạo dòng thuần. Cho cơ thể F2 lai thuận nghịch. Dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật di truyền. Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu. Cho cơ thể đực F1 lai phân tích. Điểm độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Men Đen là: a. 1,2,3. b. 1,3,4. c. 2,3,4. d. 1,3,5. Câu 3. ( nhận biết) Biến dị tổ hợp là: a. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. b. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. c. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. d. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 4. ( nhận biết) Nội dung của quy luật phân li độc lập là: a.trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử. b.khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. 8
  9. c.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình thụ tinh. d.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 5. ( thông hiểu) Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân cho các loại giao tử là: a.Ab; aB, AB, ab. b. AB; Aa; aB, ab. c. AB, Ab, Bb, ab. d. AB, Ab, aB, bb. Câu 6. ( vận dụng thấp) Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: a.P: AABB x AAbb. b. P: AAbb x aaBB. c.P: Aa x Aa. d. P: Aabb x aaBB Chương II: 7 tiết ( 7 câu hôi: 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 2 vận dụng) = 23% Câu 7. ( nhận biết) Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: a.số lượng, hình dạng , cấu trúc. b.số lượng, trạng thái, cấu trúc. c.số lượng, hình dạng, trạng thái. d.hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 8. ( nhận biết) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 9. ( thông hiểu) Trong chu kì tế bào, NST được nhân đôi ở: a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 10. ( thông hiểu) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân, số NST trong tế bào đó là: a. 4 b. 8. c. 16. d. 32. Câu 11. ( vận dụng thấp) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I, số NST trong tế bào đó là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. Câu 12. ( vận dụng thấp) Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? a. 1. b. 2. c. 3. d. 4. Câu 13. ( thông hiểu) Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: a.sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái. b.sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. 9
  10. c.sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. d.sự tạo thành hợp tử. Chương III: 7 tiết ( 7 câu hỏi : 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 1 vận dụng thấp, 1 vận dụng cao ) = 24% Câu 14. ( nhận biết )Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 15. ( thông hiểu) Theo NTBS thì về mặt đơn của phân tử ADN những trường hợp nào sau đây không đúng? a. A= T; G= X; b. A= T; G= X; X= A. c. A+G+ T= T+ X+ A. d . X+G+ T= G+ X+ A. Câu 16. ( thông hiểu) Những nhận xét nào sau đây về cấu tạo giữa 2 phân tử ADN con và phân tử ADN mẹ sau đây là đúng? a.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và khác phân tử ADN mẹ. b.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. c. 2 phân tử ADN con được cấu tạo khác nhau và 1 phân tử ADN con giống phân tử ADN mẹ. d.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và 1 phân tử ADN con khác phân tử ADN mẹ. Câu 17. ( vận dụng thấp) Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN. con tạo thành là: a.2. b. 4. c. 8 d. 16. Câu 18. (vận dụng cao) Một gen có chiều dài là 5100A0, G= 20%. Số nuclêôtit loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần là: a. 1200. b. 1800. c. 2700. d. 3600. Câu 19. ( nhận biết) Đơn phân của ARN là nuclêôtit gồm 4 loại là: 10
  11. a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 20.( thông hiểu) Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở cấu trúc: a. bậc 1 và bậc 2. b. bậc 1 và bậc 3. c. bậc 2 và bậc 3. d. bậc 3 và bậc 4. Chương IV : 8 tiết ( 6 câu : 2 nhận biết, 3 thông hiểu, 1 vận dụng cao)= 20% Câu 21: ( nhận biết) Đột biến NST là gì ? a. là sự thay đổi về số lượng NST b. là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình c. là sự thay đổi về số lượng và cấu trúc NST d. là sự thay đổi nhỏ về cấu trúc NST. Câu 22: ( vận dụng cao) Một gen có 2880 liên kết hidro. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết hidro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Số cặp nucleotit liên quan đến đột biến và thuộc dạng đột biến gen nào ? a. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. b. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T c. 1 cặp ; Mất một cặp nucleotit d. 2 cặp ; Thêm hai cặp nucleotit. Câu 23: ( thông hiểu) Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: a. 3 b. 49 c. 47 d.45 Câu 24 ( thông hiểu) Thường biến là gì? a. Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật 11
  12. b. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. biểu hiện hàng loạt và không di truyền được. c. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường. d. Là sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ theo hướng xác định, di truyền được. Câu 25 ( nhận biết) Thế nào là thể đa bội? a. là cơ thể có tế bào sinh dưỡng chứa số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n) b. là cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường. c. là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ d. là cơ thể có bộ NST 2n, 3n, 4n. Câu 26 ( thông hiểu) Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? a. Đột biến gen b. Thường biến c. Đột biến NST d. Đột biến gen và đột biến NST. Chương V: 3 tiết ( 4 câu : 1 nhận biết, 2 thông hiểu, 1 vận dụng cao) = 14% Câu 27: ( nhận biết) Các phương pháp nghiên cứu di truyền người là a. Lai khác dòng b. Nghiên cứu trẻ đồng sinh c. Nghiên cứu tế bào d. Là phương pháp nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tre đồng sinh, nghiên cứu tế bào. Câu 28: ( thông hiểu) Thế nào là mức phản ứng a. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó b. Là biểu hiện kiểu hình của một kiểu gen c. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau 12
  13. d. Là biểu hiện của kiểu hình trước môi trường. Câu 29: ( thông hiểu) Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? a. Kiểu gen trong giao tử b. Điều kiện môi trường sống c. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường d. Kỹ thuật chăm sóc Câu 30; ( vận dụng cao) Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh có nên kết hôn với nhau không? a. Không nên kết hôn b. Nên tìm đối tượng khác để kết hôn thì tránh gia đình có người câm điếc c. Nếu kết hôn không nên sinh con để tránh sinh con câm điếc vì xác suất tới 25% Nên kết hôn và sinh nhiều con bình thường Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp C B A D A B A C A C B D B A B B D B B D C A C B A D D C C C án Điểm 3 3 3 3 3 4 3 3 3 3 4 4 3 3 3 3 4 5 3 3 3 5 3 3 3 3 3 3 3 5 Tổng 100 điểm Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 13
  14. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPBG TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Họ Và tên: Lớp: Bài làm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án Điểm Tổng 100 điểm 14
  15. Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. ( nhận biết) Đối tượng nghiên cứu di truyền của Men Đen là: a.Ruồi giấm. b.Chuột bạch. c.Đậu Hà Lan. d.Đậu Xanh. Câu 2. ( nhận biết) Cho các ý trả lời sau: Tạo dòng thuần. Cho cơ thể F2 lai thuận nghịch. Dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật di truyền. Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu. Cho cơ thể đực F1 lai phân tích. Điểm độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Men Đen là: a. 1,2,3. b. 1,3,4. c. 2,3,4. d. 1,3,5. Câu 3. ( nhận biết) Biến dị tổ hợp là: a.sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. b.sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. c.sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. d.sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 4. ( nhận biết) Nội dung của quy luật phân li độc lập là: a.trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử. b.khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. c.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình thụ tinh. d.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 15
  16. Câu 5. ( nhận biết) Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: a.số lượng, hình dạng , cấu trúc. b.số lượng, trạng thái, cấu trúc. c.số lượng, hình dạng, trạng thái. d.hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 6. ( nhận biết) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 7. ( nhận biết )Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a. A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 8. ( nhận biết) Đơn phân của ARN là nuclêôtit gồm 4 loại là: a . A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. A, T, U, X. d. A, T, G, U. Câu 9. Đột biến NST là gì ? a. là sự thay đổi về số lượng NST b. là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình c. là sự thay đổi về số lượng và cấu trúc NST d. là sự thay đổi nhỏ về cấu trúc NST. Câu 10 ( nhận biết) Thế nào là thể đa bội? a. cơ thể có tế bào sinh dưỡng chứa số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n) b. cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường. c. cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ d. cơ thể có bộ NST 2n, 3n, 4n. Câu 11 ( nhận biết) Các phương pháp nghien cứu di truyền người là 16
  17. a. Lai khác dòng b. Nghiên cứu trẻ đồng sinh c. Nghiên cứu tế bào d. Là phương pháp nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tre đồng sinh, nghiên cứu tế bào Câu 12 ( thông hiểu) Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân cho các loại giao tử là: a.Ab, aB, AB, ab. b. AB, Aa, aB, ab. c. AB, Ab, Bb, ab. d. AB, Ab, aB, bb Câu 13. ( thông hiểu) Trong chu kì tế bào, NST được nhân đôi ở: a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau. Câu 14. ( thông hiểu) Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: a.sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái. b.sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. c.sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. d.sự tạo thành hợp tử. Câu 15. ( thông hiểu) Theo NTBS thì về mặt đơn của phân tử ADN những trường hợp nào sau đây không đúng? a. A= T; G= X; b. A= T; G= X; X= A. c. A+G+ T= T+ X+ A. d . X+G+ T= G+ X+ A. Câu 16. ( thông hiểu) Những nhận xét nào sau đây về cấu tạo giữa 2 phân tử ADN con và phân tử ADN mẹ sau đây là đúng? a.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và khác phân tử ADN mẹ. b.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. c. 2 phân tử ADN con được cấu tạo khác nhau và 1 phân tử ADN con giống phân tử ADN mẹ. d.2 phân tử ADN con được cấu tạo giống nhau và 1 phân tử ADN con khác phân tử ADN mẹ. Câu 17. ( thông hiểu) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. 17
  18. Câu 18.( thông hiểu) Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở cấu trúc: a. bậc 1 và bậc 2. b. bậc 1 và bậc 3. c. bậc 2 và bậc 3. d. bậc 3 và bậc 4. Câu 19. ( thông hiểu) Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: a. 3 b. 49 c. 47 d.45 Câu 20. ( thông hiểu) Thường biến là gì? a. là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật b. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. biểu hiện hàng loạt và không di truyền được. c. là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường. d. là sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ theo hướng xác định, di truyền được. Câu 21. thông hiểu) Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? a. Đột biến gen b. Thường biến c. Đột biến NST d. Đột biến gen và đột biến NST. Câu 22: ( thông hiểu) Thế nào là mức phản ứng? a. là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó. b. là biểu hiện kiểu hình của một kiểu gen c. là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau d. là biểu hiện của kiểu hình trước môi trường. Câu 23: ( thông hiểu) Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? a. kiểu gen trong giao tử 18
  19. b. Điều kiện môi trường sống c. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường d. kỹ thuật chăm sóc Câu 24 ( vận dụng thấp) Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: a.P: AABB x AAbb. b. P: AAbb x aaBB. c.P: Aa x Aa. d. P: Aabb x aaBB Câu 25. ( vận dụng thấp) Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. Câu 26. ( vận dụng thấp) Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN. con tạo thành là: a.2. b. 4. c. 8 d. 16 Câu 27. ( vận dụng thấp) Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? a. 1. b. 2. c. 3.d. 4. Câu 28. (vận dụng cao) Một gen có chiều dài là 5100A0, G= 20%. Số nuclêôtit loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần là: a. 1200. b. 1800. c. 2700. d. 3600. Câu 29: ( vận dụng cao) Một gen có 2880 liên kết hidro. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết hidro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Số cặp nucleotit liên quan đến đột biến và thuộc dạng đột biến gen nào ? a. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. b. 1 cặp ; Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T 19
  20. c. 1 cặp ; Mất một cặp nucleotit d. 2 cặp ; Thêm hai cặp nucleotit. Câu 30. ( vận dụng cao) Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh có nên kết hôn với nhau không? a.Không nên kết hôn b.Nên tìm đối tượng khác để kết hôn thì tránh gia đình có người câm điếc c.Nếu kết hôn không nên sinh con để tránh sinh con câm điếc vì xác suất tới 25% d.Nên kết hôn và sinh nhiều con bình thường. 20
  21. Đáp án biểu điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp A B A D A C A B C A D A A B B B C D C B D C C B B C D B A C án Điểm 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 Tổng 100 điểm 21