Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Doãn Khuê

doc 6 trang nhatle22 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Doãn Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_doan_khue.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Doãn Khuê

  1. PHÒNG GD&ĐT NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS DOÃN KHUÊ MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS DOÃN KHUÊ Địa chỉ mail của nhà trường: doankhue.pgdnghiahung@gmail.com T Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail T sinh 1 Trương Thị Hà My 1983 Giáo viên 0913536436 Hamytruong1983@gmail.com 2 Nguyễn Thị Lệ 1988 Giáo viên 0946513470 phamvantrinhnd@gmail.com 3 Phạm T Tuyết Nhung 1991 Giáo viên 01673108859 Phamthituyetnhung91@gmail.com Lưu ý: 1. Phải có SĐT và địa chỉ mail để Sở GDĐT kịp liên hệ và gửi các loại tài liệu liên quan để GV tham khảo (liệt kê GV dạy môn Sinh, dạy môn KHTN ở những trường có dạy VNEN, kể cả cán bộ quản lý nếu có chuyên ngành Sinh hoặc dạy môn KHTN ở trường học theo chương trình VNEN); 2. Địa chỉ mail liên lạc với cán bộ phụ trách môn Sinh học Tỉnh Nam Định: sinhhoctinhnamdinh@gmail.com 3. Nhóm trưởng tập hợp đề và gửi vào mail trên, hạn gửi 30/9/2017 B. NỘI DUNG ĐỀ: Chương V: Di truyền học người 30 câu hỏi phân chia như sau: I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người là A. Nghiên cứu phả hệ và gây đột biến. B. Lai và gây đột biến. C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh và lai. D. Nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 2. Người bị bệnh Tơcnơ là do trong tế bào sinh dưỡng A. chỉ có một nhiễm sắc thể X. B. có 1 cặp nhiễm sắc thể XX. C. chỉ có một nhiễm sắc thể Y. D. có 1 cặp nhiễm sắc thể YY. Câu 3. Ở người các tính trạng A. mắt nâu, lông mi ngắn, mũi cong là trội. B. mắt nâu, lông mi dài, mũi cong là trội. C. mắt đen, lông mi dài, mũi thẳng là lặn. D. mắt nâu, lông mi dài, mũi thẳng là lặn. Câu 4. Đột biến 3 nhiễm sắc thể 21 gây bệnh A. Tớcnơ. B. Đao. C. câm điếc bẩm sinh. D. bạch tạng. Câu 5. Tật “xương chi ngắn” ở người là do A. đột biến cấu trúc nghiễm sắc thể. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. C. đột biến gen trội. D. dột biến gen lặn.
  2. Câu 6. Luật “Hôn nhân và gia đình “ qui định những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời không được kết hôn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. “chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về các bệnh và tật di truyền” là chức năng của ngành A. di truyền học sức khỏe. B. di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. C. di truyền y học tư vấn. D. di truyền y học chữa bệnh. Câu 8. Người bệnh bạch tạng có những biểu hiện hình thái bên ngoài là A. mất trí nhớ, lùn. B. rối loạn kinh nguyệt và không có con. C. lùn, mắt một mí, gáy rộng và dẹt. D. da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. THÔNG HIỂU Câu 1. Để hiểu rõ vai trò của môi trường tự nhiên-xã hội đối với sự hình thành tính trạng người ta sử dụng phương pháp A. nghiên cứu phả hệ. B. nghiên cứu tế bào. C. nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng là về A. giới tính. B. lứa tuổi. C. kiểu gen. D. sức khỏe. Câu 3. Phụ nữ không nên sinh con khi ngoài 35 tuổi, vì ở độ tuổi này khi sinh làm tăng nguy cơ con bị bệnh A. máu khó đông. B. Đao. C. bạch tạng. D. câm điếc bẩm sinh. Câu 4. Cho các bệnh di truyền ở ngườisau: (1) mù màu (2) câm điếc bẩm sinh (3) máu khó đông (4) bạch tạng Bệnh nào do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính qui định? A. 1,3 B. 2,4 C. 1,4 D. 2,3 Câu 5. Nguyên nhân gây bệnh Đao là do sự kết hợp giữa A. hai giao tử bình thường. B. giao tử bình thường với giao tử mang 2 nhiễm sắc thể 21. C. giao tử bình thường với giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính. D. giao tử bình thường với giao tử mang 1 nhiễm sắc thể X. Câu 6. Linh tóc thẳng, máu O là chị em sinh đôi cùng trứng với An.
  3. Kết luận đúng về An? A. Nam, tóc thẳng, máu O. B. Nữ, tóc thẳng, máu O. C. Nam, tóc xoăn, máu O. D. Nữ, tóc xoăn, máu O. Câu 7. Cơ chế tạo bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ là sự kết hợp A. giao tử n với giao tử n-1. B. giữa 2 giao tử n-1. C. giao tử n với giao tử n+1. D. giữa 2 giao tử n+1. Câu 8. Cho các bệnh sau: (1) bạch tạng (2) câm điếc bẩm sinh (3) máu khó đông (4) mù màu Bệnh nào do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định? A. (1),(2) B (1),(3) C. (2),(4) D. (3),(4) VẬN DỤNG Câu 1. Một người đàn ông bị bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ông ta là A. 45 B. 46 C. 47 D. 48 Câu 2. Ở người gen A:da đen; a: da bạch tạng Một cặp vợ chồng da đen sinh con có đứa bị bạch tạng. a. Kết luận nào đúng? A. Cả 2 bố mẹ đều không mang gen gây bệnh. B. Cả 2 bố mẹ đều mang gen gây bệnh. C. Chỉ mẹ mang gen gây bệnh. D. Chỉ bố mang gen gây bệnh. b. Xác suất con bị bạch tạng là A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% c. Xác suất con không bị bệnh là A. 100% B. 75% C. 50% D. 25% Câu 3. Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, gen trội M qui định khả năng nhận biết màu bình thường Bố mẹ bình thường, sinh con trai bị mù màu. Kiểu gen của P là A. XMXM x XMY B. XMXm x XMY C. XMXm x XmY D. XMXM x XmY
  4. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Bệnh máu khó đông do 1 gen qui định, gen trội D qui định máu đông bình thường. Biết gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính a. Bố mẹ bình thường sinh con mắc bệnh chỉ là con trai. Kết luận nào đúng? A. Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X qui định. B. Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định. C. Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể Y qui định. D. Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể Y qui định. b. Người phụ nữ bình thường lấy chồng bị bệnh sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Đứa con trai đó nhận gen bệnh từ A. mẹ. B. bố. C. ông nội. D. bà nội. c. Bố mẹ bình thường, xác suất con gái bị bệnh là A. 0% B. 25% C. 50% D. 75% II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Câu 2. Kể tên và nêu đặc điểm di truyền, đặc điểm nhận dạng từng bệnh của các bệnh di truyền đã học. THÔNG HIỂU Câu 1. Nêu 3 qui định trong luật Hôn nhân và gia đình của nước ta mà em đã học. Giải thích cơ sở khoa học của các qui định đó Câu 2. Nguyên nhân gây bệnh và kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Đao và Tơcnơ. Bệnh hình thành do sự kết hợp của các giao tử nào (chỉ cầnghi kí hiệu giao tử) VẬN DỤNG Câu 1. Một bé gái bị lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển , lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ và mất trí. Bằng kiến thức về di truyền học người e hãy cho biết: a. Cô gái mắc bệnh gì? b. Bệnh có chữa được không? Vì sao? c. So sánh bộ nhiễm sắc thể của cô gái đó với các cô gái bình thường khác? d. Nêu cơ chế hình thành bệnh. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A qui định khả năng nghe nói bình thường. Người con trai bị bệnh kết hôn với người con gái bình thường sinh 1 con gái bị bệnh, 1 con trai bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồng bình thường sinh con gái đầu lòng bị bệnh. a. Biện luận và viết kiểu gen của từng người trong gia đình. b. Tính xác suất đứa con thứ bị bệnh của vợ chồng người con gái?
  5. B. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM Nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B B C B C D Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B A B B A A Vận dụng Câu 1 2a 2b 2c 3 Đáp án C B A B B Vận dụng cao Câu 1a 1b 1c Đáp án B A A II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng là: - Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên cùng giới. - Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới. Câu 2. Kể tên và nêu đặc điểm di truyền,đặc điểm nhận dạng người mắc các bệnh di truyền đã học. Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài 1. Bệnh Đao - Cặp NST số 21 có 3 - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, NST. lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con. 2. Bệnh Tơcnơ - Cặp NST số 23 ở nữ - Nữ, lùn, cổ ngắn. chỉ có 1 NST (X). - Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con. 3. Bệnh bạch tạng - Đột biến gen lặn. - Da và màu tóc trắng. - Mắt hồng. 4. Bệnh câm điếc - Đột biến gen lặn. - Không có khả năng nghe và nói từ khi bẩm sinh sinh ra. THÔNG HIỂU Câu 1. Ba qui định trong luật Hôn nhân và gia đình của nước ta mà e đã học và cơ sở khoa học của các qui định đó: - “Những người có quan hệ huyết thốngtrong vòng3 đời không được phép kết hôn” Vì: + Kết hôn gần(trong vòng 3 đời) làm cho các gen lặn, có hại biểu hiện ở thể đồng hợp  suy thoái nòi giống. + Từ đời thứ 4 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền, các gen lặn có hại khó gặp nhau hơn. - “Hôn nhân 1 vợ 1 chồng” Vì: tỉ lệ nam nữ ở độ tuổi kết hôn và sinh con (độ tuổi 18 – 35) là 1:1. - “ cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi” Vì: cần hạn chế việc chọn sinh con trai theo tư tưởng “trọng nam khinh nữ” làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành. Câu 2. Nguyên nhân gây bệnh và kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Đao và Tơcnơ. Bệnh hình thành do sự kết hợp của các giao tử nào (chỉ cần ghi kí hiệu giao tử)
  6. Kí hiệu bộ Do sự kết hợp của Tên bệnh Nguyên nhân NST giao tử 1. Bệnh Đao - Cặp NST số 21 có 3 NST. 2n+1 n+1 với n 2. Bệnh Tơcnơ - Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST X. 2n-1 n-1 với n VẬN DỤNG Câu 1. Một bé gái bị lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển , lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ và mất trí. Bằng kiến thức về di truyền học người em biết: a. Cô gái mắc bệnh Tơcnơ b. Bệnh không chữa được. Vì Tocno là bệnh di truyền. c. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cô gái đó có 45 NST trong đó chỉ có 1 NST X , còn các cô gái bình thường khác trong tế bào sinh dưỡng có 46 NST trong đó có 1 cặp NST XX. d. Cơ chế hình thành bệnh: Do sự kết hợp của giao tử bình thường mang NST X với giao tử không bình thường không có NST giới tính nên hình thành hợp tử mang 45NST trong đó chỉ có 1NST giới tính X. Hợp tử phát triển bình thường hình thành người nữ mắc bệnh Tocno. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A qui định khả năng nghe nói bình thường. Người con trai bị bệnh(1) kết hôn với người con gái bình thường(2) sinh 1 con gái bị bệnh(3), 1 con trai bình thường(4). Người con gái lớn lên lấy chồng bình thường(5) sinh con gái đầu lòng bị bệnh(6). a. Biện luận và viết kiểu gen của từng người trong gia đình. - Kiểu gen của bố (1), con gái (3), cháu gái (6) đều bị bệnh là :aa. - Kiểu gen người mẹ(2) bình thường(A-) cho con gái (3) 1 gen a là: Aa. - Kiểu gen của người con trai (4) bình thường(A-) chỉ nhận gen a từ bố(1) là: Aa. - Kiểu gen của người con rể (5) bình thường(A-) phải cho con gai (6) 1 gen a là: Aa. b. Xác suất đứa con thứ bị bệnh của vợ chồng người con gái: P: mẹ bệnh x bố bình thường aa Aa G: a 1A: 1a F1: 1Aa : 1aa 50% bình thường : 50% bị bệnh KL: Xác suất đứa con thứ bị bệnh là 50%