Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thanh

doc 9 trang nhatle22 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_nam_tha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thanh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM THANH SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Đoàn Thị Đằm 20/07/1991 Giáo viên 01695433184 adoandam91@gmail.com 2 Nguyễn Thị Trang 16/10/1990 Giáo viên 0941713953 3 Đặng Thị Mến 06/11/1986 Giáo viên 0977596833 dangmen.nd@gmail.com BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II LỚP 9 I. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương ứng dụng di truyền học , sinh vật và môi trường , hệ sinh thái cần đạt được. - Qua bài kiểm tra giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích,tính toán, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 80% - Tự luận: 20% 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 1: Ưng 1. Nhắc lại kiến 9. Hiểu kiến thức 14.15 Vận dụng dụng di truyền thức về tự thụ về tự thụ phấn và kiến thức về ưu học phấn giao phối gần thế lai 2. Nhận ra các 10. Sử dụng kiến 1. Thoái hóa do biểu hiện về thoái thức về ưu thế lai tự thụ phấn và hóa giống do giao phối gần 3.Nhắc lại kiến 2. Ưu thế lai thức về ưu thế lai 28 % của tổng 42,8% của 28,6% của 28,6% của điểm = 2,8 điểm HÀNG = 1,2 HÀNG = HÀNG = điểm 0.8điểm 0.8điểm II. Chủ đề 2: 4.Nhắc lại kiến 11.Áp dụng kiến 16.17 Vận dụng 19. Vận dụng Sinh vật và môi thức về môi thức giới hạn kiến thức ảnh kiến thức ảnh trường trường sống của sinh thái hưởng của các hưởng của các 1. Môi trường và sinh vật 12.Hiểu được ảnh nhân tố sinh thái nhân tố sinh thái các nhân tố sinh 5. Nhắc lại kiến hưởng của các lên đời sống SV lên đời sống SV thái thức về giới hạn nhân tố sinh thái trong tự nhiên trong tự nhiên 2. Ảnh hưởng : sinh thái lên đời sống sinh ánh sáng ,nhiệt vật độ , độ ẩm lên 13.Hiểu được ảnh đời sống sinh vật hưởng lẫn nhau 3. Ảnh hưởng lẫn giữa các sinh vật nhau giữa các sinh vật 32 % của tổng 25% của HÀNG 37,5% của 25% của HÀNG 12,5% của
  2. điểm = 3.2 điểm = 0.8điểm HÀNG = = 0.8điểm HÀNG = 0,4 1,2điểm điểm III. Chủ đề 3: Hệ 6. Nhận ra quần 21. Hiểu được 18. Vận dụng 20. Vai trò của sinh thái thể sinh vật các đặc điểm của kiến thức đặc nhân tố con 1. Quần thể sinh 7.Nhắc lại kiến quần thể sinh vật điểm quần thể người vật thức về nhóm tuổi và quần xã sinh người về việc 2. Quần thể trong quần thể vật phát triển dân số người 8. Nhắc lại kiến hợp lý 3. Quần xã sinh thức về quần xã vật sinh vật 4. Hệ sinh thái 40 % của tổng 30 % của HÀNG 50% của HÀNG 10% của HÀNG 10% của HÀNG điểm = 4 điểm = 1,2điểm = 2điểm = 0,4điểm = 0,4điểm TỔNG ĐIỂM = 3.2 điểm= 32 % 4 điểm= 40% 2 điểm= 20% 0,8điểm= 8 % 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN 4.1. NHẬN BIẾT: Câu 1: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa: A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau Câu 2: Biểu hiện của thoái hoá giống là: A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên D. Con lai có sức sống kém dần Câu 3: Ưu thế lai là hiện tượng: A. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ B. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ C. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ D. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ Câu 4: Môi trường sống của sinh vật là : A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. Là nơi sinh sống của sinh vật. C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật . Câu 5: Giới hạn sinh thái là : A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái khác nhau. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật Câu 6: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật: A. Các cây xanh trong một khu rừng B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa D. Các con cá trong hồ Câu 7: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là: A. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành B. Trẻ, trưởng thành và già C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản D. Trước giao phối và sau giao phối
  3. Câu 8: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở: A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã 4.2. THÔNG HIỂU. Câu 9: Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật thì A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không đổi B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm và thể dị hợp tăng C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm D. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp không đổi Câu 10: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội để lai kinh tế? A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu,chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố Câu 11: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 12: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng : A. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. D. Hạn chế sự thoát hơi nước Câu 13: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu : A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Nửa kí sinh Câu 21: Quần thể và quần xã có điểm gì giống và khác nhau ? 4.3 . VẬN DỤNG Câu 14: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào : A. P: AABbDD X AABbDD B. P: AaBBDD X Aabbdd C. P: AAbbDD X aaBBdd D. P: aabbdd X aabbdd Câu 15: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là: A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 16:Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm? A. Ếch, ốc sên, giun đất. B. Ếch, lạc đà, giun đất. C. Lạc đà, thằn lằn, ếch. D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất. Câu 17: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài : A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  4. D . Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 18: Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là: A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn. B. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn. C. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn. D. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện. 4.4. VẬN DỤNG CAO. Câu 19: Trên đồng cỏ , các con bò đang ăn cỏ . Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ .Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò .Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên , phát biểu nào sau đây đúng? A.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác . C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cạnh tranh. Câu 20: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? A. Vì con người có tư duy, có lao động. B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: ( 8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 5 B 9 C 13 A 17 C 2 D 6 C 10 C 14 C 18 D 3 C 7 C 11 C 15 B 19 D 4 C 8 B 12 A 16 A 20 C Phần tự luận: ( 2 điểm) Câu 21: + Giống nhau: đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong một khoảng không gian xác định (0,5 điểm) + Khác nhau: (1,5đ) Quần thể SV Quần xã SV - Tập hợp cùng loài - Tập hợp khác loài - Độ đa dạng thấp - Độ đa dạng cao - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng - Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền. loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng. 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
  5. C. BỘ CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ BIẾN DỊ I.MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (PHẦN TRẮC NGHIỆM) Câu 1:Biến dị di truyền gồm: A:Biến dị tổ hợp B:Đột biến C:Thường biến D: Biến dị tổ hợp và đột biến Câu 2: Đa số đột biến gen tạo ra: A:Gen lặn B:Gen trội C:Gen dị hợp D:Gen trội ko hoàn toàn Câu 3: Đột biến gen thường có các dạng: A. Mất một cặp nu B. Thêm một cặp nu C. Thay thế một cặp nu này băng cặp nu khác D. Mất một cặp nu,thêm một cặp nu,thay thế một cặp nu Câu 4: Các đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể: A. Thể đồng hợp B. Thể dị hợp C. Thể đột biến D. Thể dị bội Câu 5:Ở người nếu xảy ra đột biến mất đoạn ở nhiễm sắc thể số 21 sẽ mắc bệnh? A. Đao B. Hồng cầu liềm C. Hội chứng tơcnơ D. Ung thư máu Câu 6: Thể đa bội trên thực tế thường gặp chủ yếu ở nhốm sinh vật nào? A. Động ,thực vật bậc thấp B. Động vật C. Cơ thể đơn bào D. Thực vật Câu 7: Tính chất nào sau đây là của thường biến : A. Biến đổi có tính chất đồng loạt,theo hướng xác định B. Là biến đổi kiểu di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình của sinh vật C. Có thể di truyền qua các thế hệ D. Biến đổi kiểu gen ko liên quan đến kiểu hình. Câu 8: Thường biến có ý nghĩa: A. Biến đổi cá thể B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường C. Di truyền cho đời sau D. Bị ảnh hưởng ko đáng kể của môi trường (PHẦN TỰ LUẬN) Câu 9:Đột biến gen là gì? Cho vd Câu 10: Đột biến cấu trúc NST là gì?nêu các dạng đột biến? II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Trắc nghiệm Câu 11:Đột biến nào sau đây ko làm thay đổi vật chất di truyền? A. Mất đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Chuyển đoạn NST
  6. Câu 12:Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH >>.>ABCDEFG A. Mất đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Chuyển đoạn NST Câu 13:Liên quan đến sự biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc một vài cặp NST gọi là: A. Đột biến dị bội thể B. Đột biến da bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến số lượng NST Câu 14:Trong tế bào sinh dưỡng ,thể (2n-1)của người có số lượng NST là: A:1 B:24 C:45 D:47 Câu 15: Bộ NST của người bị bệnh ĐAO thuộc dạng: A. 2n+1 B. 2n-1 C. 2n+2 D. 2n-2 Câu 16:Loại đột biến nào làm tăng kích thước tế bào: A. Đột biến lặp đoạn B. Đột biến đa bội C. Đột biến dị bội D. Đột biến mất đoạn Câu 17:Đột biến số lượng NST gồm những dạng nào? A. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn B. Đột biến dị bội vầ đột biến đa bội C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng D. Đột biến về kiểu hình và kiểu gen Câu 18:Đột biến gen và đột biến NST khác nhau: A.Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen, đột biến NST là biến đổi của NST trong cấu trúc của NST và số lượng B. ĐBG chỉ ở động vật,ĐB NST chỉ ở thực vật C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST D. Đột biến gen ít gây hại hơn đột biến NST (phần tự luận) Câu 19:Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Câu 20:Thế nào là thường biến, mức phản ứng?Mức phản ứng có di truyền được không ? III. MỨC ĐỘ VẬN DUNG Câu 21:Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n=24.vậy thể 2n-1 ở cà độc dược là: A. 22 B. 23 C. 24 D. 25 Câu 22:Bộ NST của một loài 2n=8.số lương nhiếm sắc thể ở thể tam bội là: A. 11 B. 5 C. 12 D. 13 Câu 23:Bộ NST của một loài 2n=46Số lượng NST ở thể tứ bội là: A. 120 B. 98 C. 92 D.16 Câu 24:Kiểu hình nào sau đây thuộc đột biến gen? A. Bệnh đao B. Bệnh máu khó đông
  7. C. Bệnh claipenter D. Bênh toc nơ Câu 25: Ở ngô ,bộ NST 2n=16 tế bào của thể một nhiễm là: A. 15 NST B. 17 NST C. 18 NST D. 32 NST (Phần tự luận) Câu 26:Trinh bày mối quan hệ giữa kiểu gen,môi trường và kiểu hình?Vai trò của mối quan hệ đó trong sản xuất nông nghiệp? IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Trắc nghiệm Câu 27:Cơ thể có kiểu gen AaBbdd.có mấy loại giao tử? A:2 B:4 C:1 D:8 Câu 28:Cơ chế phát sinh thể (2n-1) của người có số lượng NST là: A:1 B:24 C:45 D:47 Câu 29: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào: A:Tần số phát sinh đột biến B:Số lượng cá thể trong quần thể C:Tỉ lệ đực cái trong quần thể D:Môi trường sống và tổ hợp gen (Phần tự luận) Câu 30:Một gen có A= 450 nu,G=900 nu: a)Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A=451 nu,G=900 ?Đây là loại đột biến gì? b)Nếu sau khi đột biến mà số lượng thành phần các nu không thay đổi mà chỉ thay đổi trình tự phân bố các nu thì đây là đột biến gì? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 B 21 B 2 A 12 A 22 C 3 D 13 D 23 C 4 A 14 C 24 B 5 D 15 A 25 A 6 D 16 B 7 A 17 B 27 B 8 B 18 A 28 C 29 D
  8. TỰ LUẬN Câu 9: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN , xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra . Đột biến gen thường liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit - VD: Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ (màu trắng ) Câu 10 - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST - Một số dạng đột biến cấu trúc NST: +Mất đoạn NST +Lặp đoạn NST +Đảo đoạn NST Câu 19 Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và vi sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài , các gen đã được sắp xếp hài hòa tren NST . Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lôn cách sắp xếp nói trên ,gây ra các rói loạn trong hoạt động của cơ thể , dẫn đến bệnh tật , thậm chí gây chết . có ảnh hưởng xấu đến khả năng sống và sinh sản của cơ thể Câu 20 -Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường .Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định , tương ứng với điều kiện ngoại cảnh , không di truyền được -Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen ) trước môi trường khác nhau - Mức phản ứng có di truyền được vì mức phản ứng do kiểu gen quy định Câu 26 - Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình : Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường . Kiểu gen quy định mức phản ứng của tính trạng , môi trường tương tác với kiểu gen để biểu hiện thành một kiểu hình cụ thể tại một thời điểm sinh trưởng , phát triển nhất định - Vai trò của mối quan hệ đó trong sản xuất nông nghiệp : tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất Câu 30 a, Đây là dạng đột biến gen : thêm một cặp nu A-T b, Sau khi đột biến không thay đổi số lượng thành phần các nu chỉ thay đổi về trình tự phân bố các nu là dạng đột biến gen thay thế