Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thắng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_nam_tha.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nam Thắng
- PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9 TRƯỜNG THCS NAM THẮNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút SẢN PHẨM CỦA TRƯỜNG THCS NAM THẮNG A. THÔNG TIN GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH TT Họ và tên Năm Chức SĐT Mail sinh vụ 1 Cao Thị Thúy 1967 GV 01236098344 Caothithuy091967@gmail.com 2 Lê Ngọc Trung 1982 GV 0914811081 yenlyduc@gmail.com B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 1. MỤC ĐÍCH: Đề kiểm tra Học Kì II – Sinh học 9 - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương học kì II cần đạt được. - Qua bài kiểm tra giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng làm bài tập, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm : 80% ( tương ứng với 20 câu) - Tự luận : 20% ( 2 câu) 3. XÂY DỰNG MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
- Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1/ Ứng dụng Di 1. Nhắc lại hiện 9. Hiểu được 21. Áp dụng cơ sở truyền học (8 tiết) tượng ưu thế lai. nguyên nhân của di truyên học xác 1. Công nghệ tế bào. 2. Nhận biết các hiện tượng thoái định tỉ lệ đồng hợp 2. Công nghệ gen. tác nhân gây đột hóa giống. và dị hợp qua các 3. Gây ĐB nhân tạo biến nhân tạo thế hệ tự thụ phấn trong chọn giống. trong chọn giống và giao phối gần. 4. Thoái hoá do tự thụ 22. Áp dụng cơ sở phấn và do giao phối di truyền học để gần. giải bài tập tự thụ 5. TH – Tìm hiểu phấn và giao phối thành tựu chọn giống gần vật nuôi và cây trồng. 6. Bài tập tự thụ phấn ở thực vật 7. TH – Tập dượt thao tác giao phấn. 8. Ưu thế lai 26% TỔNG ĐIỂM = 30.8% CỦA 15.4% CỦA 0% = 0 điểm 53.8 % CỦA HÀNG 2.6 điểm HÀNG HÀNG = 1.4 điểm ( 3 TN + 1 TL) = 0.8 điểm = 0.4 điểm ( 1 TN + 1 TL) ( 2 câu TN) ( 1 câu TN) 3. Nhận ra đặc 10. Phân biệt 16. Áp dụng cơ 2/ Sinh vật và môi điểm của nhóm được các nhóm sở sinh học xác trường(6tiết) cây ưa sáng. nhân tố sinh thái định mức sinh 1. Môi trường và các 4. Nhận ra nhóm trưởng và phát nhân tố sinh thái. động vật hằng triển của cơ thể 2. TH – Tìm hiểu nhiệt. sinh vật đối với môi trường và ảnh một giới hạn hưởng của một số sinh thái. nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. 3,4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. 5. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. 6. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. 16% TỔNG ĐIỂM = 50% CỦA HÀNG 25% CỦA HÀNG 25% CỦA 0% = 0 điểm 1.6 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm HÀNG (4 câu TN) ( 2 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) 3/ Hệ sinh thái 5. Nhận ra đặc 11. Hiểu được đặc 17. Áp dụng (7 tiết) trưng quan trọng điểm của quần thể kiến thức hệ 1. Quần thể sinh vật. nhất của quần người liên quan sinh thái xác 2. Quần thể người. thể. đến vấn đề dân số định được một 3 Quần xã sinh vật. 12. Hiểu được chuỗi thức ăn 4. Hệ sinh thái. quần thể sinh vật 18. Áp dụng 5.Bài tập. Chuỗi và trong tự nhiên. kiến thức hệ lưới thức ăn. sinh thái xây 6,7. TH – Hệ sinh thái dựng được một lưới thức ăn.
- 26% TỔNG ĐIỂM = 15.3% CỦA 30.8% CỦA 53.8 % CỦA 0% = 0 điểm 2.6 điểm HÀNG HÀNG HÀNG (4 TN + 1TL) = 0.4 điểm = 0.8 điểm = 1.4 điểm ( 1 câu TN) ( 2 câu TN) ( 1 TN + 1 TL) 4/ Con người, dân số 6. Nhận ra các 13. Hiểu được 19. Áp dụng và môi trường(5 tiết) biện pháp bảo vệ nguyên nhân chủ kiến thức chủ 1. Tác động của con và cải tạo môi yếu làm mất cân đề để tìm ra hậu người đối với môi trường bằng sinh thái quả làm suy trường. 14. Hiểu được lợi thoái môi 2 Ô nhiễm môi ích của việc trồng trường sống của trường. cây gây rừng việc chặt phá 3 Ô nhiễm môi rừng. trường (Tiếp theo). 4. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 5, 6: TH – Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương 16% TỔNG ĐIỂM = 25% CỦA HÀNG 50% CỦA HÀNG 25% CỦA 0% = 0 điểm 1.6 điểm = 0.4 điểm = 0.8 điểm HÀNG (4 câu TN) ( 1 câu TN) ( 2 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) 5/ Bảo vệ môi trường 7. Nhận ra được 15. Hiểu được các 20. Áp dụng (5 tiết) các dạng tài hình thức sử dụng kiến thức các 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên tài nguyên thiên nguồn tài nguyên thiên nhiên. nhiên nhiên nguyên xác 2. Luật bảo vệ môi 8. Nhận ra biện định được trường. pháp quan trọng nguồn gốc một 3. TH – Vận dụng luật bảo sử dụng hợp lí tài số nguồn tài vệ môi trường vào việc bảo nguyên thiên nguyên. vệ môi trường ở địa nhiên phương. 4. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã 5. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 16% TỔNG ĐIỂM = 50% CỦA HÀNG 25% CỦA HÀNG 25% CỦA 0% = 0 điểm 1.6 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm HÀNG (4 câu TN) ( 2 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) 100% TỔNG ĐIỂM 32 % TỔNG 28 % TỔNG 26 % TỔNG 14 % TỔNG ĐIỂM = 10 điểm ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM = 1.4 điểm = 3.2 điểm = 2.8 điểm = 2.6 điểm ( 1 TN + 1 TL) ( 8 câu TN) ( 7 câu TN) ( 4 TN + 1 TL)
- 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Phần I. Trắc nghiệm khách quan(8 điểm): 4.1. NHẬN BIẾT Khoanh tròn chữ cái phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: ( 0,4 điểm) Câu 1/ Khi nói về hiện tượng ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là sai ? A. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. Cơ thể lai F1có ưu thế lai dùng để làm giống. C. Sự tập trung nhiều gen trội có lợi ở cơ thể lai F1là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. D. Để tạo giống có ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng. Câu 2/ Các tác nhân vật lí gây đột biến nhân tạo là: A. Các tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Sốc nhiệt . D. Cả A, B và C. Câu 3/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Bạch đàn, lúa, lá lốt. B. Tre, dừa, thông. C. Ớt, phượng, hồ tiêu. D. Trầu không, ngô, lạc. Câu 4/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất. B. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ. C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép. D. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. Câu 5/ Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ. D. Thành phần nhóm tuổi, mật độ. Câu 6/ Cho các biện pháp sau đây: 1.Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. 2. Tăng cường trồng rừng ở khắp mọi nơi. 3. bảo vệ các loài sinh vật. 4. kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. 5. tạo ra các loài vật nuôi và cây trồng có năng suất cao. Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là A. 1,2,3,4 B. 1,2,4,5 C. 2,3,4,5 D. 1,3,4,5 Câu 7/ Tài nguyên nào là tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên nước. B. Dầu lửa C. Tài nguyên đất. D. Năng lượng gió. Câu 8/ Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là A. Tiết kiệm nước trong việc ăn uống. B. Hạn chế nước ngọt chảy ra biển. C. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước D. Tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng 4.2.THÔNG HIỂU Câu 9/ Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần thường gây thoái hóa giống? A.Vì sức sống ngày càng giảm. B.Vì sinh trưởng và phát triển của giống giảm dần. C.Vì do có họ hàng gần nhau. D.Vì khi đó đồng hợp lặn có hại xuất hiện và phát triển dần nên kiểu hình có hại được biểu hiện. Câu 10/ Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Con người và các sinh vật khác. C. Khí hậu, nước, đất. D. Các sinh vật khác và ánh sáng. Câu 11/ Đặc điểm của tháp dân số trẻ là A. Đáy tháp rộng B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao C. Tuổi thọ trung bình thấp D. Cả A, B và C
- Câu 12/ Trong những tập hợp sinh vật sau: 1. Các con voi sống trong vườn bách thú. 2. Các cá thể tôm sống trong hồ. 3. Các cây cỏ sống trên đồng cỏ. 4. Các con voi sống trong rừng rậm Châu Phi. 5. các cá thể chó sói sống trong rừng. 6. Các con chim sống trong vườn bách thú. Các tập hợp cá thể là quần thể bao gồm: A. 4,5. B. 1,2,3,6 C. 2,3,4,5 D. 4,5,6. Câu 13/ Lợi ích của việc trồng cây gây rừng là gì? A. Phục hồi thảm thực vật – lá phổi của trái đất. B.Tái tạo chỗ ở cho nhiều loài động vật. C. Chống hạn hán, lũ lụt, chống xói mòn đất; phục hồi nguồn nước ngầm. D. Cả A, B và C. Câu 14/ Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là A. động vật ăn thịt lấy động vật khác làm thức ăn và động vật lấy thực vật làm thức ăn. B. hoạt động của núi lửa. C. hoạt động của con người. D. Cả A và B. Câu 15/ Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là A. Tiết kiệm nước trong việc ăn uống. B. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. C. Hạn chế nước ngọt chảy ra biển. D. Tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng. 4.3.VẬN DỤNG THẤP Câu 16/ Khi nhiệt độ môi trường tăng trong giới hạn, sinh vật biến nhiệt sẽ A. sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục kéo ngắn. B. sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục kéo dài. C. sinh trưởng Chậm và có thời gian phát dục kéo ngắn. Câu 17/ Chuỗi thức ăn nào sau đây có đầy đủ các thành phần? A. Cỏ Chuột Rắn B. Cỏ Sâu Cầy Đại bàng C. Cỏ Sâu Cầy Vi sinh vật D. Sâu Cầy Hổ Vi sinh vật Câu 19/ Cho các mã trả lời: 1. Cây rừng mất lên không ngăn cản được nước chảy bề mặt gây xói mòn đất, lũ lụt. 2. Lượng mưa giảm, lượng nước ngầm cũng giảm. 3. Làm mất nơi ở của các loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. 4. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp. Chọn phương án đúng trong các câu trả lời sau đây về hậu quả làm suy thoái môi trường sống của việc chặt phá rừng. A. 1, 2, 3 B. 2,3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 20/ Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật? A. Dầu mỏ, than đá, kẽm. B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên C. Cát, khí đốt tự nhiên, đá 4.4.VẬN DỤNG CAO Câu 21/ NÕu ë thÕ hÖ xuÊt ph¸t P cã kiÓu gen 100% Aa, tr¶i qua 2 thÕ hÖ tù thô phÊn, th× tØ lÖ cña thÓ dÞ hîp cßn l¹i ë thÕ hÖ con lai thø hai( F2) lµ A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Phần II. Tự luận ( 2 điểm): VẬN DỤNG
- Câu 18/ Thế nào là một lưới thức ăn? Cho ví dụ một lưới thức ăn có ít nhất 3 mắt xích chung. (1,0 điểm) VẬN DỤNG CAO Câu 22/ Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp và dị hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là bao nhiêu phần trăm? (1,0 điểm) 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần tự luận: ( 2 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 18. * Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. 0,25đ * Ví dụ: Yêu cầu: - Xác định đúng loại thức ăn trong từng mắt xích 0,75đ - Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng khép kín. - Thể hiện ít nhất 3 mắt xích chung (Nếu không đảm bảo 1 yêu cầu trừ 0,25 điểm) Câu 22 - Tỉ lệ dị hợp có kiểu gen Aa ở thế hệ F3 là: 0,5 đ Aa = (1/2)3 = 1/8 = 0,125 = 12,5% - Tỉ lệ đồng hợp có kiểu gen AA, aa ở thế hệ F3 là: AA = aa = 1-(1/2)3/2 =7/16= 0,4375 = 43,75% 0,5đ Phần trắc nghiệm: ( 8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 5 C 9 D 13 D 17 C 2 D 6 A 10 B 14 C 19 A 3 B 7 B 11 D 15 B 20 B 4 D 8 C 12 A 16 A 21 B 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA CÂU HỎI PHẦN BIẾN DỊ I. NHẬN BIẾT: A. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình thường sau đây: A T G X T X A T G A T X đột biến T A X G A G T A X T A G Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến Đột biến xảy ra liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêôtit trong đoạn gen trên? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 3 cặp D. 4 cặp Câu 2: Hậu quả của đột biến gen là A. Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật B. Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống C. Thường gây hại cho bản thân sinh vật D.Cả 3 hậu quả nêu trên Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
- D. Mất đoạn, lặp, đảo đoạn Câu 4: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người? A. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 B. Đảo đoạn trên NST giới tính X C. Mất đoạn đầu trên NST số 21 D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 5: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là A. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan B. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt C. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan D. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột Câu 6: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là: A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 7: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào A. Chỉ xảy ra ở NST giới tính B. Chỉ xảy ra ở NST thường Câu 8: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến B. Tự luận. Câu 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST và mô tả từng dạng đột biến đó? Câu 2: Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy những dạng nào? Hãy nêu một số hậu quả của của hiện tượng dị bội thể? C. Đáp án. - Phần trắc nghiệm câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D C D A B D - Phần tự luận: Câu 1: - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể. - Bao gồm các dạng như: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn + Đột biến mất đoạn: Làm mất từng loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST. Làm giảm số lượng gen trên NST. + Đột biến lặp đoạn: Là một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST + Đảo đoạn: Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 1800, có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST. + Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng. - Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Câu 2: + Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy như thể 3 nhiễm kí hiệu là 2n + 1 và thể một nhiễm là 2n – 1. + Hậu quả: - Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc, ). - Gây bệnh NST ở người như bệnh Đao, Tơcnơ. II. THÔNG HIỂU: A. Câu hỏi TNKQ Câu 1: Đột biến là những biến đổi xảy ra ở A. nhiễm sắc thể và ADN B. nhân tế bào C. tế bào chất D. phân tử ARN
- Câu 2: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là A. Hiện tượng co xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN D. Sự phân li của NST trong nguyên phân Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhiễm sác thể C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh dẫn đến: A. phá vỡ cấu trúc NST B. gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST C. NST gia tăng số lượng trong tế bào D. Cả A và B đều đúng Câu 5: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có A. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc B. có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc C. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc D. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc Câu 6: Ý nghĩa của thường biến là A. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật B. giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn C. giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên Câu 7: Thường biến xảy ra mang tính chất A. riêng lẻ, cá thể và không xác định B. luôn luôn di truyền cho thế hệ sau C.chỉ đôi lúc mới di truyền D. đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh Câu 8: Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là A. đột biến gen B. đột biến NST C. biến dị tổ hợp D. Cả A,B,C B. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản suất? Câu 2: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến? C. Đáp án - Phần trắc nghiệm câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A D B C D D - Tự luận Câu 1: - Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên. Đột biến gen gây ra những rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin. - Ý nghĩa của đột biến gen: + Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn có hai biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp lăn. + Thường đột biến là có hại nhưng cũng có khi có lợi vì nếu như gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, ngưòi ta thường gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người như đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa Câu 2: - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Thường biến khác với đột biến:
- Thường biến Đột biến Biến đổi về kiểu hình không liên quan đến Biến đổi về kiểu gen dẫn đến biến đổi về kiểu hình. kiểu gen. Không di truyền được. Di truyền được. Xuất hiện đồng loạt và định hướng. Biểu Thường xuất hiện ngẫu nhiên riêng lẻ ở một vài cá thể hiện ngay trong đời cá thể. và vô hướng. Biểu hiện ở đời sau. Thường có lợi cho sinh vật nhưng không có Thường gây hại cho sinh vật nhưng rất có giá trị trong giá trị trong chọn lọc. chọn giống và tiến hóa. III. VẬN DỤNG THẤP: A. Câu hỏi TNKQ Câu 1: Đa số đột biến gen tạo ra: A. gen lặn B. gen trội C. Gen dị hợp D. Gen lặn và gen trội Câu 2: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 21 B. 13 C. 28 D.35 Câu 2: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. có 3 NST ở cặp số 12 B. có 1 NST ở cặp số 12 C. có 3 NST ở cặp số 21 D. có 3 NST ở cặp giới tính Câu 3: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây? A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Người D. Cả 3 loài nêu trên Câu 4: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Câu 5: Thể đa bội không tìm thấy ở: A. Đậu Hà Lan B. Cà độc dược C. Rau muống D. Người B. Câu hỏi tự luận Câu 1: Giải thích cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1). C. Đáp án. - Phần trắc nghiệm câu 1 2 3 4 5 Đáp án A B D B D Phần tự luận: Câu 1 - Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thề dị bội có sô lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)? Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm. - Sơ đồ thể hiện cơ chế hình thành thể dị bội là:
- IV. VẬN DỤNG CAO A. Câu hỏi TNKQ Câu 1: Một gen có A = T = 600 Nu; G = X = 900Nu. Nếu đột biến xảy ra, gen đột biến có A = T = 601 Nu; G = X = 900 Nu. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất một cặp A – T B. Thêm một cặp A – T C. Mất một cặp G - X D. Thêm một cặp G - X Câu 2: Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? A. n, 2n B. 2n + 1, 2n -1 C. n, n + 1, n – 1. D. n + 1, n – 1 Câu 3: Sự kết hợp giữa loại giao tử mang cả hai NST của một cặp NST tương đồng nào đó(n+1) NST với giao tử bình thường trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là. A. 2n + 1. B. 2n - 2. C. 2n - 1. 3n. B. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2400. Gen có số liên kết hiđrô trong các cặp A – T bằng số liên kết hiđrô trong các cặp G – X trong gen. Gen bị đột biến thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X. Hãy tính số nuclêôtit loại X trong gen sau đột biến. C. Đáp án - Phần trắc nghiệm câu 1 2 3 Đáp án B D A - Phần tự luận: Câu 1: Theo đề bài ta có: Tổng số nuclêôtit là: 2A + 2G = 2400 (Nu) (1) Số liên kết hiđrô: 2A = 3G (2) Từ (1) và (2) G = X = 480 nuclêôtit; A = T = 720 nuclêôtit Sau khi bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X Vậy số nuclêôtit lọai X là: 480 + 2 = 482 (nuclêôtit)