Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nam Giang

doc 8 trang nhatle22 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nam_gian.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nam Giang

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM GIANG SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT HỌ VÀ TÊN NĂM CHỨC SDT MAIL SINH VỤ 1 Vũ Thị Trang 1987 GV 0947057994 trangcoi1987@gmail.com 2 Trần Thị Lan 1986 GV 0932271931 thcsnamgiang@gmail.com 3 Phạm Thị Nhung 1993 GV 0977482765 phamthinhungsp21993@gmail.com B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 (Thời gian làm bài 45 phút) I. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương học kì I cần đạt được. - Qua bài kiểm tra giáo có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng làm bài tập, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 80% - Tự luận: 20% 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 1: Các 1. Nhắc lại các 8. Hiểu phép lai 15. Sử dụng quy 21. Vận dụng quy thí nghiệm của kiến thức về quy phân tích luật phân li để luật phân li độc Men Đen luật phân li, phân giải quyết bài tập lập để làm bài tập li độc lập. lai một cặp tính 1. Men đen và di trạng. truyền học 2. Lai 1 cặp tính trạng 3. Lai 2 cặp tính trạng 22 % của tổng 18,2% của 18,2% của HÀNG 18,2% của 45,4% của điểm = 2,2 điểm HÀNG = 0.4 = 0.4 điểm HÀNG = 0.4 HÀNG = 1 điểm điểm điểm II. Chủ đề 2: 2. Mô tả diễn biến 9. Áp dụng quy 16. Sử dụng kiến 20. Vận dụng Nhiễm sắc thể của NST trong luật di truyền liên thức nguyên kiến thức NST, 1. NST chu kì tế bào kết. phân, giảm phân nguyên phân, 2. Nguyên phân 3. Mô tả đặc điểm 10. Hiểu ý nghia làm bài tập giảm phân, thụ 3. Giảm phân và của NST của nguyên phân, tinh để làm bài thụ tinh giảm phân, thụ tập. 4. Cơ chế xác tinh định giới tính 5. Di truyền liên kết 24 % của tổng 33,3% của 33,3% của HÀNG 16,7% của 16,7% của điểm = 2.4 điểm HÀNG = 0,8điểm = 0.8điểm HÀNG = 0.4điểm HÀNG = 0,4
  2. điểm III. Chủ đề 3: 4.Mô tả cấu tạo 11. Hiểu được 17. Sử dụng kiến 22. vận dụng kiến ADN và gen ADN, ARN, mối quan hệ giữa thức về cấu trúc thức ADN, ARN, 1. Cấu tạo và protein gen, ARN và không gian phân protein để làm bài chức năng của protein tử ADN, ARN tập ADN, ARN làm bài tập 2. Mối quan hệ giữa gen, ARN và protein. 22 % của tổng 18,2% của 18,2% của HÀNG 18,2% của 45,4% của điểm = 2,2 điểm HÀNG = 0.4 = 0.4 điểm HÀNG = 0.4 HÀNG = 1 điểm điểm điểm IV. Chủ đề 4: 5, 6. Nhắc lại khái 12,13. Hiểu rõ các 18. Vận dụng Biến dị niệm đột biến dạng đột biến kiến thức nhận 1. Đột biến: gen, gen, đột biến NST biết hiện tượng cấu trúc NST, số thường biến. lượng NST. 19. Giải thích cơ 2. Thường biến chế phát sinh thể dị bội 24 % của tổng 33.33% của 33.33% của 33.33% của điểm = 2.4 điểm HÀNG = 0.8điểm HÀNG = 0.8điểm HÀNG = 0.8điểm V. Chủ đề 5: Di 14. Hiểu các bệnh truyền học người và tật di truyền ở - Phương pháp người nghiên cứu di truyền học người 4 % của tổng điểm 100% của HÀNG = 0.4 điểm = 0,4 điểm VI. Chủ đề 6: 7. Nhận ra công Ứng dụng di đoạn thiết yếu truyền học trong công nghệ - Công nghệ tế tế bào. bào. 4 % của tổng điểm 100% của HÀNG = 0.4 điểm = 0,4 điểm TỔNG ĐIỂM = 2,8 điểm= 28 % 2,8 điểm= 28 % 2.0 điểm= 20 2,4 điểm= 2,4 % 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM % TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN 4.1. NHẬN BIẾT: Câu 1: Theo MenDen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng A. phân li dồng đều về mỗi giao tử B. cùng phân li về mỗi giao tử C. hòa trộn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử D. lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử Câu 2: Trong nguyên phân, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào A. Kì đầu B. kì giữa C. kì sau D. kì cuối Câu 3: Tại kì giữa, mỗi NST có: A. 1 sợi cromatit B. 2 sợi cromatit tách rời nhau C. 2 sợi cromatit đính với nhau ở tâm động D. 2 sợi cromatit bện xoán với nhau Câu 4: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
  3. A. 2 ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu B. 2 ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống ADN mẹ ban đầu, còn 1 ADN kia có cấu trúc đã thay đổi C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp D. trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường Câu 5: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới: A. 1 cặp nucleotit B. 1 số cặp nucleotit C. 1 hoặc 1 số cặp nucleotit D. toàn bộ các cặp nucleotit Câu 6: Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là: A. mất đoạn và lặp đoạn B. lặp đoạn và đảo đoạn C. lặp đoạn D. đảo đoạn Câu 7: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh ? A. Tia tử ngoại B. Đột biến Cosixin C. Hooc môn sinh trưởng D. Tia X. 4.2. THÔNG HIỂU. Câu 8: MenDen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để A. xác định các cá thể thuần chủng. B. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. C. xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn. D. kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. AB Câu 9: Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì cơ thể khi giảm phân cho ra bao nhiêu loại giao ab tử: A. 1 giao tử B. 2 giao tử C. 3 giao tử D. 4 giao tử Câu 10: Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đảm bảo cho sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài động vật qua các thế hệ cơ thể diễn ra theo trật tự nào trong 1 thế hệ cơ thể: A. giảm phân nguyên phân thụ tinh. B. nguyên phân giảm phân thụ tinh. C. giảm phân thụ tinh nguyên phân . D. thụ tinh nguyên phân giảm phân. Câu 11. Gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua 1 dạng cấu trúc trung gian là : A. tARN B. mARN C. rARN D. enzim Câu 12. Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình hường sau đây: A T G X T X A T G A T X T A X G A G T A X T A G Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến Hiện tượng đột biến nêu trên dẫn đến hậu quả xuất hiện ở đoạn gen trên là: A. Tăng một cặp nuclêôtit loại G- X B. Tăng một cặp nuclêôtit loại A- T C. Thay thế 1 cặp X–G bằng một cặp A–T D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X Câu 13. Số NST trong tế bào ở thể 3 nhiễm của người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 14: Trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có: A.3 NST 21 B. 1 NST 21 C. 3 NST 23 D. 1NST X
  4. 4.3. VẬN DỤNG Câu 15: Khi cho giao phấn 2 cây đậu hà lan hoa đỏ với nhau được F1 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. kiểu gen của P là? A. AA X AA B. AA X Aa C. Aa X AA D. Aa X Aa Câu 16: Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi giảm phân ở kì giữa I có bao nhiêu NST: A. 19 NST kép B. 38 NST kép C. 38 NST đơn D. 76 NST kép Câu 17: Gen B dài 5100 , có A+T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là: A. G=X=600, A=T=900 B. G=X=700, A=T=800 C. G=X=800, A=T=700 D. G=X=900, A=T=600 Câu 18: Ý không đúng khi quan sát 1 khúc thân cây rau dừa nước là A. mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ. B. mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn. C. mọc trải trên mặt nước thì thân và lá to, rễ biến thành phao. D. khúc thân mọc trên bờ có đường kính lớn,chắc và lá to. Câu 19. Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do: A. 1 cặp NST tương đòng không được nhân đôi B. thoi phân bào không được hình thành C. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân 4.4. VẬN DỤNG CAO. Câu 20: Ở người bộ NST 2n = 46, khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST trong đó có 1 từ ông nội, còn 1 từ bà ngoại là bao nhiêu? A. 1/2 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/16 Câu 21: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. Khi cho lai 2 giống cà chua được F1 có 301 quả đỏ tròn ; 299 quả đỏ, bầu dục ; 301 quả vàng tròn ; 303 quả vàng bầu dục. Các gen nằm trên NST thường. a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên b. Xác định P Câu 22: Một gen có tổng A+X=1500 nuclêôtit và T-G=300 nuclêôtit. a, Môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho quá trình tự nhân đôi liên tiếp 2 lần của gen là bao nhiêu ? b, Một mạch của gen trên làm mạch khuân tổng hợp ARN, tổng hợp Protein. Số axit amin có trong protein là bao nhiêu ? 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: ( 8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) 1A 2B 3C 4C 5C 6C 7C 8D 9B 10B 11B 12C 13A 14A 15D 16B 17A 18D 19D 20D Phần tự luận: ( 2 điểm) Câu 21: ( 1 điểm) a, xác định quy luật - F1 phân li quả đỏ / quả vàng = 1/1 Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp, kiểu gen của P là Aa x aa (0,25) - F1 phân li tròn/bầu = 1/1 Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp, kiểu gen của P là Bbxbb (0,25) - F1 phân li 4 kiểu hình tỉ lệ 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) Vậy cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Men đen (0,25)
  5. b, Kiểu gen của P là: AaBb x aabb Aabb x aaBb (0,25) Câu 22: a, A+X=1500 → N= 2(A+X)= 3000 Nu T-G=300 →A-X=300 → A=T=900 G=X=600 Số Nu môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho quá trình tự nhân đôi liên tiếp 2 lần của gen là A=T= 900 x (22 – 1) = 2700 Nu G=X=600 x (22 – 1) = 1800 Nu (0,5) b, Số axit amin có trong protein là Số a.a = NARN / 3 = NADN / (3x3) = 3000/6 =500 (a.a) (0,5) 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA C. BỘ CÂU HỎI PHẦN BIẾN DỊ. NHẬN BIẾT Câu 1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới: A. 1 cặp nucleotit B. 1 số cặp nucleotit C. 1 hoặc 1 số cặp nucleotit D. toàn bộ các cặp nucleotit Câu 2. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là: A. mất đoạn NST 21 B. lặp đoạn NST 21 C. đảo đoạn NST 20 D. mất đoạn NST 20 Câu 3. Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là: A. mất đoạn và lặp đoạn B. lặp đoạn và đảo đoạn C. lặp đoạn D. đảo đoạn Câu 4. Thể dị bội là những biến đổi về số lượng NST thường xảy ra ở: A. một cặp NST B. một số cặp NST C. một hay 1 số cặp NST D. tất cả các cặp NST Câu 5. Các thể dị bội nào sau đây thường thấy hơn? A. thể không nhiễm và thể 4 nhiễm B. thể không nhiễm và thể 1 nhiễm C. thể không nhiễm và thể 3 nhiễm D. thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm Câu 6. So với thể dị bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như: A. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn B. khả năng tạo giống tốt hơn C. khả năng nhân giống nhanh hơn D. ổn định hơn về giống Câu 7. Hiện tượng nào sau đây là thường biến: A. bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng B. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng C. cây rau mác trên cạn lá hình mũi mác, dưới nước có lá hình bản dài D. lợn có vành tai bị xẻ thùy, chân bị dị dạng Câu 8. Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào A. tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiêu gen B. tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen C. tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen D. bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen Câu 9. Khái niệm đột biến gen? Đột biến gen có những dạng nào? Câu 10. Thể đa bội là gì? Đặc điểm chung thể đa bội? THÔNG HIỂU Câu 11. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào? A. đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp B. đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp
  6. C. đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp D. đột biến gen lặn không biểu hiện được Câu 12. Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình hường sau đây: A T G X T X A T G A T X T A X G A G T A X T A G Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến Hiện tượng đột biến nêu trên dẫn đến hậu quả xuất hiện ở đoạn gen trên là: A. Tăng một cặp nuclêôtit loại G- X B. Tăng một cặp nuclêôtit loại A- T C. Thay thế 1 cặp X–G bằng một cặp A–T D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X Câu 13. Số NST trong tế bào ở thể 3 nhiễm của người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 14. Cơ chế hình thành thể dị bội có bộ NST 2n+1 là: A. Giao tử bình thường kết hợp với giao tử mà 1 cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST tạo thành hợp tử sau đó nguyên phân bình thường B. Giao tử bình thường kết hợp với giao tử mà 1 cặp NST tương đồng nào đó không có NST tạo thành hợp tử sau đó nguyên phân bình thường C. Hai giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo thành hợp tử sau đó nguyên phân một cặp NST không phân li bình thường D. Hai giao tử mà 1 cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST kết hợp tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử nguyên phân bình thường. Câu 15. Ở cà chua 2n=24 NST. Số NST ở thể tứ bội là A. 36 B. 25 C. 27 D. 48 Câu 16. Ở người có 2n = 46. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 45 B. 92 C. 23 D.35 Câu 17. Đặc điểm của thường biến là? A. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình B. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình C. thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình Câu 18. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? A. mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau B. mức phản ứng không được di truyền C. tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp D. tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng Câu 19. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Câu 20. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng bộ NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)? VẬN DỤNG Câu 21. Gen B có 2400 nuclêôtit. Khi nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit. Dạng đột biến từ gen B thành gen b là A. Thêm 2 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Mất 2 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
  7. Câu 22. Giả sử có một NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau: - NST thứ nhất: ABCDEF - NST thứ hai: abcdef Khi giảm phân cho các giao tử: ABCD, abcdefef. Dạng đột biến trong trường hợp trên là A. Lặp đoạn và đảo đoạn. B. Lặp đoạn và mất đoạn. C. Mất đoạn và lặp đoạn. D. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 23. Ý không đúng khi quan sát 1 cây rau dừa nước là A. khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ B. khúc thân mọc ven bờ có than và lá lớn hơn C. khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân lớn hơn, rễ biến thành phao, lá to hơn D. khúc thân mọc trên bờ có đường kính lớn và chắc, lá to Câu 24. Cơ chế phát sinh các giao tử: (n-1) và (n+1) là do: A. 1 cặp NST tương đòng không được nhân đôi B. thoi phân bào không được hình thành C. cặp NST tương đồng không xếp // ở kì giữa I của giảm phân D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân Câu 25. Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan C.Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt D.Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan Câu 26. Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào? VẬN DỤNG CAO Câu 27. Gen B chiều dài là 4080 Ǻ. Khi nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit. Dạng đột biến từ gen B thành gen b là A. Thêm 2 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Mất 2 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 28. Ở một loài thực vật bộ NST lưỡng bội là 24. Một tế bào của cá thể A nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra số tế bào cuối cùng có tổng 200 NST ở trạng thái chưa nhân dôi. Số lượng NST trong mỗi tế bào là bao nhiêu? A. 2n+1 B. 2n-1 C. 2n+2 D. 2n-2 Câu 29. Gen B chiều dài là 4080 Ǻ, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thành gen b. Số nuclêôtit từng loại của gen b là A. A = T=960 , G=X= 240. B. A = T= 961, G=X=239 . C. A = T= 959, G=X=241 . D. A = T=959 , G=X=239 . Câu 30. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 5998 nuclêôtit. a, Xác định chiều dài của gen b. b, Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
  8. ĐÁP ÁN I. NHẬN BIẾT: 1 2 3 4 5 6 7 8 C A C C D A C A Câu 9: - Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế. Câu 10: - Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). - Đặc điểm chung: Số lượng NST, ADN trong tế bào tăng gấp bội, dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. II. THÔNG HIỂU 11 12 13 14 15 16 17 18 C C A A D A B B Câu 19: Vì: trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết. Câu 20: Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n+1) và (2n-1) là sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội. III. VẬN DỤNG 21 22 23 24 25 B C D D A Câu 26: - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng ngăng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng theo 2 cách: áp dụng năng suất trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn. IV. VẬN DỤNG CAO 27 28 29 B A C Câu 30: a, Khi nhân đôi 1 lần, gen B lấy từ môi trường nội bào 3000 nuclêôtit. Gen b lấy từ môi trường nội bào: 5998-3000=2998 nuclêôtit. Vậy số nuclêôtit của gen b là : 2998 nuclêôtit. Chiều dài của gen b là: 2998:2 x 3,4 = 5096,6 Ǻ b, Số nuclêôtit gen b kém gen b là: 3000-2998=2 nuclêôtit. Vậy, dạng đột biến gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.