Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Hoàng Ngân
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Hoàng Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_hoang_ng.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Hoàng Ngân
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS HOÀNG NGÂN SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH Stt Họ và tên Năm Chức vụ Sđt gmail sinh 1 Trần Đức Quân 1990 Giáo viên 01233308215 Chucalieng9x@gmail.com 2 Vũ Thị Hiền 1980 Giáo viên 0949181256 hienlinhtrang@gmail.com 3 Phạm Hữu Thọ 1975 Giáo viên 01696199468 Thoph10@gmail.com 4 Phạm Thị Thu Hằng 1977 P. Hiệu trưởng 01239628846 thuhangntan@gmail.com B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 I. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương học kì I cần đạt được. - Qua bài kiểm tra giáo có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng làm bài tập, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 80% - Tự luận: 20% 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 1: Các 1. Nhắc lại các 9. Hiểu mục đích 17. Sử dụng quy thí nghiệm của kiến thức về quy của phép lai phân luật phân li để Men Đen luật phân li tích giải quyết bài tập 2. Nhận ra 10. Áp dụng qui lai một cặp tính 1. Men đen và di phương pháp luật phân li độc trạng. truyền học nghiên cứu di lập. 2. Lai 1 cặp tính truyền độc đáo trạng của Menđen. 3. Lai 2 cặp tính trạng 20 % của tổng 40% của HÀNG 40% của HÀNG 20% của HÀNG điểm = 2 điểm = 0.8 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm II. Chủ đề 2: 3. Mô tả diễn 11. Áp dụng quy 18. Sử dụng cơ 22. Vận dụng Nhiễm sắc thể biến của NST luật di truyền liên chế NST xác định kiến thức NST, 1. NST trong chu kì tế kết. giới tính để giải nguyên phân, 2. Nguyên phân bào thích một số quy giảm phân, thụ 3. Giảm phân và định của ngành y tinh để làm bài thụ tinh tế tập.
- 4. Cơ chế xác định giới tính 5. Di truyền liên kết 22 % của tổng 18.18% của 18.18% của 18.18% của 45.46% của điểm = 2.2 điểm HÀNG = 0.4điểm HÀNG = 0.4điểm HÀNG = 0.4điểm HÀNG = 1 điểm III. Chủ đề 3: 4.5. Nhận ra 12. Hiểu được vai 21. Sử dụng kiến ADN và gen nguyên tắc bổ trò của từng loại thức về cấu trúc 1. Cấu tạo và sung trong phân ARN không gian phân chức năng của tử ADN và trong 13. Áp dụng tử ADN làm bài ADN, ARN tổng hợp ARN NTBS trong tổng tập 2. Mối quan hệ hợp ARN. giữa gen, ARN và protein. 26 % của tổng 30.77% của 30.77% của 38.46% của điểm = 2.6 điểm HÀNG = 0.8 HÀNG = 0.8điểm HÀNG = 1 điểm điểm IV. Chủ đề 4: 6. 7. Nhắc lại 14. Hiểu khái 19. Vận dụng Biến dị khái niệm đột niệm đột biến thể kiến thức về đột 1. Đột biến: gen, biến gen, đột biến đa bội. biến giải thích cấu trúc NST, số NST 15. Áp dụng cơ hiện tượng của lượng NST. chế phát sinh thể một số bệnh hiện 2. Thường biến dị bội vào trường nay con người hợp cụ thể. hay mắc phải 20. Vận dụng kiến thức thường biến giải quyết tình huống thực tiễn. 24 % của tổng 33.33% của 33.33% của 33.33% của điểm = 2.4 điểm HÀNG = 0.8điểm HÀNG = 0.8điểm HÀNG = 0.8điểm V. Chủ đề 5: Di 16. Mô tả đặc truyền học người điểm trẻ đồng - Phương pháp sinh cùng trứng. nghiên cứu di truyền học người 4 % của tổng điểm 100% của HÀNG = 0.4 điểm = 0,4 điểm VI. Chủ đề 6: 8. Nhận ra công Ứng dụng di đoạn thiết yếu truyền học trong công nghệ - Công nghệ tế tế bào. bào. 4 % của tổng điểm 100% của HÀNG = 0.4 điểm = 0,4 điểm TỔNG ĐIỂM = 3.2 điểm= 32 % 3.2 điểm= 32% 2.6 điểm= 26 1.0 điểm= 10 % 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM % TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM
- 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN 4.1. NHẬN BIẾT: Câu 1: Phép lai giữa hai cơ thể thuần chủng tương phản là phép lai: A. A A x a a B. A a x A a. C. A A x A a . D. A a x a a Câu 2: Để nghiên cứu di truyền Men Đen đã sử dụng phương pháp độc đáo nào? A. Lai khác dòng B. Phân tích các thế hệ lai C. Lai phân tích D. Tự thụ phấn Câu 3: Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở : A . Kì đầu B . Kì giữa C . Kì sau D . Kì cuối Câu 4: Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN thì: A. A = T ; G = X B . A + T = G + X C. A + G = T+ X D. Cả a và c đúng. Câu 5: Một mạch khuôn của một đoạn gen có cấu trúc như sau: – A – T – X – G – X – A – T – A – X – Phân tử mARN được tạo từ đoạn mạch trên có trình tự các đơn phân là: A. – U – A – G – X – G – U – A – U – G – B. – T – A – G – X – G – T – A – T – G – C. – A – T – X – G – X – A – T – A – X – D. – T – A – G – X – G – T – A – T – G – Câu 6: Đột biến gen là những biến đổi trong: A. cấu trúc của NST B. cấu trúc của gen C. thành phần kiểu gen của cá thể D. tổ hợp lại các gen trên NST Câu 7: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH ADCBEFGH A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể B. Mất đoạn nhiễm sắc thể C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể Câu 8: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh ? A. Tia tử ngoại B. Đột biến Cosixin C. Hooc môn sinh trưởng D. Tia X. 4.2. THÔNG HIỂU. Câu 9: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm: A. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội B. nâng cao hiệu quả lai C. Tìm ra các cá thể có kiểu gen dị hợp D. tìm ra cá thể đồng hợp lặn Câu 10: Kết quả của một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 9 :3 :3 :1 .Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên: A. AaBb X AaBb B. AABB X aabb C. Aabb X aaBb D. AAbb X aabb AB Câu 11. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì cơ thể khi giảm phân cho ra bao nhiêu loại ab giao tử:
- A. 1 giao tử B. 2 giao tử C. 3 giao tử D. 4 giao tử Câu 12 : Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền. A. ARN thông tin B. ARN vận chuyển. C. ARN Ribôxôm D. ARN Ribôxôm và ARN vận chuyển Câu 13: Cho một đoạn phân tử ADN: Mạch 1: A – T – G – X – T – A Mạch 2: T – A – X – G – A – T Xác định phân tử ARN thông tin được tổng hợp từ mạch 1 của đoạn phân tử ADN trên A. G – X – U – A – G – X B. U – A – X – G – A – U C. G – X – U – A – X – X D. G – X – U – A – G – X Câu 14: Cơ thể 4n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây? A. Đột biến dị bội thể. B. Đột biến đa bội thể. C. Đột biến gen. D. Thường biến. Câu 15: Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ? A . 2n – 1 B. 2n + 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 16: Trong cùng một điều kiện sống, trẻ đồng sinh cùng trứng có đặc điểm gì? A. có kiểu gen giống nhau, kiểu hình khác nhau. C. có kiểu gen và kiểu hình giống nhau. B. có kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen và kiểu hình khác nhau. 4.3. VẬN DỤNG Câu 17: Ở cà chua , màu quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng . Khi lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng , thế hệ con lai có kiểu hình là: A. Toàn quả đỏ B. Toàn quả vàng C. 50% quả vàng : 50% quả đỏ D. 75% quả đỏ : 25% quả vàng Câu 18: Hiện nay tại các cơ sở y tế khi kiểm tra sức khỏe cho sản phụ thường cấm việc chuẩn đoán giới tính thai nhi. Việc cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi nhằm: A. tạo ra sự bình đẳng nam nữ trong xã hội. B. tránh được các dị tật di truyền xuất hiện ở các lần sinh. C. Giữ cho sự cân bằng tỉ lệ trai gái D. tránh làm giảm sức khỏe của các bà mẹ. Câu 19: Hiện nay bệnh nhân ung thư xuất hiện khá phổ biến trên đất nước ta trong đó có bệnh ung thư máu. Bệnh ung thư máu ở người là do đột biến: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 20: Biểu hiện nào sau đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa một NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc của thằn lằn theo môi trường. Câu 21: Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó loại Ađênin có 600Nu. Tính số lượng từng loại Nu trong gen trên. 4.4. VẬN DỤNG CAO.
- Câu 22: Một tế bào sinh dục đực có bộ NST 2n = 12 sau khi nguyên phân một số lần. Tất cả các tế bào con sinh ra đều tham gia vào quá trình tạo giao tử để tạo thành tinh trùng sau quá trình đó người ta đếm thấy có 48 NST đơn trong tinh trùng. a. Tính số tinh trùng được tạo ra ?(0.5đ) b. Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực ban đầu ?(0.5 đ) 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: ( 8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 5 A 9 A 13 B 17 A 2 B 6 B 10 A 14 B 18 C 3 B 7 C 11 B 15 B 19 A 4 D 8 C 12 A 16 C 20 D Phần tự luận: ( 2 điểm) Câu 21: ( 1 điểm) Theo NTBS ta có: A+G=N/2 => A+G = 3000/2 = 1500 Nu (0.25) Mà A = 600Nu => G = 1500 – 600 = 900Nu (0.25) Vậy số Nu từng loại của gen là: A = T = 600 Nu (0.25) G = X = 900 Nu (0.25) Câu 22: a. Số tinh trùng được tạo ra là: 48/6 = 8 (tinh trùng) (0.5) b. Số lần nguyên phân của tế bào là - Số tế bào con là: 8/4 = 2 (0.25) - Số lần nguyên phân: 2x = 2 -> 2x = 2 -> x = 1 (0.25) 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA C. BỘ CÂU HỎI PHẦN BIẾN DỊ A. Phần Trắc Nghiệm. I. Mức độ nhận biết (8TN+2TL). Câu 1 : Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen được gọi là: A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Đột biến đa bội thể Câu 2 : Lợn con có đầu và chân sau dị dạng thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến thể dị bội. D. Đột biến thể đa bội.
- Câu 3: Các đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể: (mức độ: 1) A. Thể đồng hợp. B. Thể dị hợp C. Thể đột biến . D. Thể đồng hợp và thể dị hợp. Câu 4 : Thể đa bội là cơ thể mà: A. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa B. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bị mất số cặp nhiễm sắc thể tương đồng C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n ( nhiều hơn 2n) D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng được bổ sung thêm một cặp vào cặp nhiễm sắc thể mới. Câu 5 : Đột biến NST là loại biến dị: A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào B. Làm thay đổi cấu trúc NST C. Làm thay đổi số lượng của NST D. Làm thay đổi cấu trúc của gen Câu 6 : Nguyên nhân chủ yếu gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong tự nhiên là do: A. Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh B. Sự rối loạn trong trao đổi chất của nội bào C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân của con người D. Quá trình giao phối tự nhiên Câu 7 : Ở người nếu mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ mắc bệnh: A. Đao B. Hồng cầu liềm C. Hội chứng Tớc Nơ D. Ung thư máu Câu 8: Ở người bị bệnh ung thư máu là do mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể nào? A. Nhiễm sắc thể số 11 B. Nhiễm sắc thể số 12 C. Nhiễm sắc thể số 21 D. Nhiễm sắc thể số 23 II. Mức độ thông hiểu (8TN+2TL). Câu 1: Trong các thể dị bội, dạng nào sau đây gặp phổ biến hơn: A. 2n + 1 B. 2n -1 C. 2n + 1 và 2n – 1 D. 2n – 2 Câu 2: Ở người có biểu hiện bệnh Tớcnơ là do: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc thể dị bội D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc thể đa bội Câu 3: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao thuộc dạng:
- A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 4: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 22 B. 23 C. 24 D. 25 Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là: A. Mất đoạn Nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn Nhiễm sắc thể C. Lặp đoạn Nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn Nhiễm sắc thể Câu 6: Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n - 1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 1 B. 24 C. 45 D. 47 Câu 7: Kiểu hình là kết quả của : A. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường B. Sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường C. Sự tương tác của môi trường khí hậu và đất đai D. Sự tương tác của kĩ thuật và chăm sóc Câu 8: Quan hệ nào dưới đây là không đúng: A. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng B. Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn của mức phản ứng C. Kĩ thuật sản xuất qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng D. Muốn vượt năng suất của giống cũ phải tạo giống mới III. 6 câu ở mức độ vận dụng thấp (5TN+1TL). Câu 1: Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n + 2) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 42 B. 44 C. 46 D. 48 Câu 2: Thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1: A. Đao C. Câm điếc bẩm sinh B. Tớcnơ D. Bạch tạng Câu 3: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH ADCBEFGH A. Mất đoạn nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
- Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến: A. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm B. Da người sạm đen khi ra nắng C. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người D. Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao Câu 5: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây? A. Lúa nước B. cà độc dược C. cà chua D. Cả 3 loài nêu trên IV. 4 câu mức độ vận dụng cao (3TN+1TL). Câu 1: Một cây lúa nước bị đột biến thành cây lục bội, vậy bộ NST của cây sau đột biến là: A. 24 B. 48 C. 72 D. 36 Câu 2: Một gen có tổng số nuclêôtit là 1.200, biết loại T = 200. Trong quá tự sao chép, gen đã bị đột biến làm chiều dài tăng thêm 3,4 Ao và số liên kết Hiđro tăng thêm 2. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 200 ; G = X = 400 B. A = T = 200 ; G = X = 401 C. A = T = 201 ; G = X = 401 D. A = T = 201 ; G = X = 400 Câu 3: Một đọan gen có chiều dài 3400 A o và có số nuclêôtit loại G = 300. Khi gen này bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G - X thì số nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 699 nuclêôtit; G = X = 301 nuclêôtit B. A = T = 698 nuclêôtit; G = X = 302 nuclêôtit C. A = T = 702 nuclêôtit; G = X = 298 nuclêôtit D. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 300 nuclêôtit B. Phần tự luận I. Mức độ nhận biết Câu 1: Thường biến là gì? Lấy ví dụ minh họa? Câu 2: Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen, nguyên nhân đột biến gen? II. Mức độ thông hiểu Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Câu 2: So sánh điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến ? III. Mức độ vận dụng thấp
- Câu 1: Một đoạn gen có chiều dài L = 3400 Ao , trong đó có phần trăm số nu loại Ađênin là 20% . Trong quá trình tự nhân đôi, đoạn gen này bị đột biến thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X. a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó ? b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen sau đột biến là bao nhiêu là bao nhiêu? IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1: Một đoạn gen có tổng số nu là 1800 , trong đó có phần trăm số nu loại Ađênin là 20% . Trong quá trình tự nhân đôi, đoạn gen này bị đột biến làm chiều dài đoạn gen tăng thêm 17Ao , số liên kết Hiđro tăng thêm 13 liên kết. a/ Tính số nuclêôtit của đoạn gen ban đầu ? b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen sau đột biến là bao nhiêu là bao nhiêu? ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHẦN BIẾN DỊ A. Phần Trắc Nghiệm I. Mức độ nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A C D A D C II. Mức độ thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A B A C A C III. Mức độ vận dụng thấp Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B B C D IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1 2 3 Đáp án C D D B. Phần Tự Luận I. Mức độ nhận biết Câu 1:
- - Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi tường. - Ví dụ: Da người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng bị rám. v.v Câu 2. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. - Có 3 loại đột biến gen: Mất một cặp nu, thay thế một cặp nu, thêm một cặp nu (1 đ) - Nguyên nhân đột biến gen: Môi trường bên trong và ngoài cơ thể; tác nhân vật li, tác nhân hóa học II. Mức độ thông hiểu Câu 1. Đột biến gen Đột biến cấu trúc NST Giống - Đều biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST ), đều di truyền nhau được - Đều chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lí, hóa học, đều gây hại cho cơ thể sinh vật. Khác Là những biến đổi liên quan đến Là những biến đổi liên quan đến cấu nhau cấu trúc gen trúc NST. Các dạng: mất , thêm, thay thế 1 Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo cặp nu đoạn Câu 2. Thường biến Đột biến Thường biến là biến đổi kiểu hình. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) Không di truyền Di truyền được Xuất hiện đồng loạt, cùng một Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên . hướng Thường biến có lợi cho sinh vật Thường có hại cho sinh vật
- III. Mức độ vận dụng thấp Câu 1. a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó L = N/ 2 . 3,4 N = 2L / 3,4 = 2 . 3400 / 3,4 = 2000 ( nu) b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen là: - Theo đề ta có %A = 20% Mà %A = A. 100% / N A = %A . N/ 100% = 20% . 2000/100% = 400 ( nu) Ta lại có A = T T = 400 (nu) - Theo công thức N = 2 ( A + G) G = N/2 – A= 2000/2 – 400 = 600 ( nu) Mà G = X X = 600 (nu) - Vì gen đột biến thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X nên số nu mỗi loại là: A = T = 400 – 3 = 397 (nu); G = X = 600 + 3 = 603 (nu) IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1: a/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen ban đầu là: - Theo đề ta có %A = 20% Mà %A = A. 100% / N A = %A . N/ 100% = 20% . 1800/100% = 360 ( nu) Ta lại có A = T T = 360 (nu) - Theo công thức N = 2 ( A + G) G = N/2 – A= 1800/2 – 400 = 540 ( nu) Mà G = X X = 540 (nu) - Vì gen đột biến làm chiều dài tăng thêm 17Ao, nên số cặp nu tăng thêm là 17 : 3,4 = 5 (cặp nu) 2A + 2G = 10 (I) - Vì số liên kết hiđro tăng thêm là 13 nên ta có 2A + 3G = 13 (II) Từ (I) và (II) ta có số nu mỗi loại tăng thêm là: A = T = 2 G = X = 3 - Vậy số nu mỗi loại của đoạn gen sau đột biến là: A = T = 362 (nu) ; G = X = 543 (nu)