Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Kim Thị Oanh

doc 12 trang nhatle22 6330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Kim Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_kim_thi_oanh.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Kim Thị Oanh

  1. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi: 1. Số lần mạch đập trong một phút? 2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim? 3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung? Câu 2 : 1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì? 2. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời? Câu 3: Giải thích câu “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”, “Rét run cầm cập”. Câu 4: Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (3 điểm): a. Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? b. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ? c. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? Tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn? Câu 2 (3 điểm): a. Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật. b. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng? Câu 3 (2 điểm) Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ (nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút (Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi) Câu 4 (4 điểm): Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml không khí. a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml) b. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu. Câu 5 (2 điểm): a.Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa? b. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (2 điểm)Nêu cấu tạo của tủy sống? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Câu 2 (2 điểm). Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu 1
  2. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao? Câu 3: (2 điểm). a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? b. Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal. Câu 4: (3.0 điểm) Trong giờ thể dục bạn An lần thứ nhất đẩy một quả nặng 3000g sinh ra một công 1500 jun; Lần thứ hai đẩy một quả tạ đó đi một quảng đường dài gấp đôi lần thứ nhất. Tính công sinh ra khi đẩy quả tạ lần thứ 2. Câu 5 (2 điểm). a. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì? b. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời? ĐỀ SỐ 4: Câu 1 (3. điểm): Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh? Câu 2 (2.0 điểm):1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào? 2. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 3 (3.5 điểm): 1. Em hãy phát biểu các khái niệm: huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu? 2. Những nguyên nhân nào làm thay đổi huyết áp của cơ thể ? Câu 4 (2.75 điểm): 1. Ở khoang miệng có những hoạt động tiêu hóa nào? 2. Em hãy giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ: “ Nhai kĩ no lâu ”? 3. Gan có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Câu 5 (2.5 điểm): 1. Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? 2. Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Câu 6 (2.0 điểm): Đồng hoá là gì? Dị hoá là gì? Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá? Câu 7 (2.25 điểm): 1. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? 2. Cho biết hoocmôn có tính chất và vai trò gì? Câu 8 (2.0 điểm):Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó? Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái. Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải. 2
  3. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình ĐỀ SỐ 5 Câu 1:(3,5 điểm) a. Phản xạ là gì? Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không? Vì sao? b. Đặc điểm sống của tế bào được thể hiện như thế nào? Câu 2: (3,0 điểm) a. Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” ?. b. Trình bày khái niệm đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Câu 3: (3,0 điểm) a. Hooc môn có những tính chất cơ bản nào? Vai trò của Hooc môn trong cơ thể ? Một bác sĩ đã dùng Hooc môn Insulin của bò thay thế cho Hooc môn Insulin của người để chữa bệnh tiểu đường .Bác sĩ đó làm thế có được không ? Vì sao ? b. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? Câu 4: (3,5 điểm) a. Vì sao máu là mô liên kết ? Vẽ sơ đồ truyền máu . b. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn. 1Ở người, động mạch chứa máu đỏ tươi. 2 Mọi tế bào đều có nhân. 3 Chúng ta lớn lên được là do tế bào của ta ngày càng to ra. 4 Để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín thì gây nguy hiểm cho con người khi ngủ ban đêm. Câu 5: (4,0 điểm) Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a.Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của ng- ười hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút ? b.So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ). Câu 6: (3,0 điểm) a. Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn. b. Vận dụng kiến thức về sự thành lập phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào? ĐỀ SỐ 6 Câu 1: (3,0 điểm). Trong cơ thể người có mấy loại mô cơ? Các loại cơ này khác nhau gì về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và kgả năng co dãn? Câu 2: (3,0 điểm).Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì? Câu 3: (2,5 điểm).Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? Câu 4: (2,5 điểm). a, Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng 3
  4. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình b, Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao? Câu 5: (3,0 điểm). Hãy giải thích tại sao suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. Câu 6: (3,0 điểm) Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó. Giải thích vì sao nhịp tim của em bé nhiều hơn nhịp tim của người trưởng thành (75 lần / phút) Câu 7: (3,0điểm) a,Vì sao khi chấn thương phí sau gáy thường dễ gây tử vong? b, Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích. ĐỀ SỐ 7 Câu 1 (2 điểm): Hãy chứng minh Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? Câu 2(3 điểm): Xương có tính chất và thành phần hóa học nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh các thành phần hóa học có trong xương? Câu 3 (2,5 điểm): Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 4 (2 điểm): Hãy cho biết một chu kỳ co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 5 (2,5điểm): Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? Câu 6 (3 điểm): a) Nêu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người? Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú? b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó? Câu 7 (3 điểm): a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô? b) Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ Gluco ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy? Câu 8 (2 điểm): Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng. Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau: Huyết tương Anh Bắc Công Dũng Hồng cầu 4
  5. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình Anh - - - - Bắc + - + + Công + - - + Dũng + - + - Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết. Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên? ĐỀ SỐ 8 Câu 1. 1) Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này. 2) Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và hệ cơ? Mỗi học sinh cần rèn luyện cơ như thế nào để có kết quả tốt? Câu 2. 1) Phân biệt đồng hoá và dị hoá. Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? 2) Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch? Để phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch cần làm gì? Câu 3. 1) Đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của cơ thể? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? 2) CMR: Sự đối lập nhau trong hoạt động của các hooc môn tuyến tuỵ giúp cho tỉ lệ đường huyết trong máu luôn ổn định. Rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tuỵ dẫn đến hậu quả gì? Câu 4. 1) Tại sao da trẻ em hay bị chốc, nhọt; người già da hay bị nứt, nẻ? Có nên dùng xà phòng giặt để tắm không ? Vì sao? 2) Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác hại gì đối với cơ thể? Vì sao? Câu 5. 1) Các nhân nền trong chất trắng của đại não người có chức năng gì? Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc lớp thú. 2) Hãy kể một số nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo thường áp dụng? Nêu điểm giống và khác nhau giữa các phương pháp hô hấp nhân tạo. ĐỀ SỐ 9 C©u 1: Ph¶n x¹ lµ g×? Khi kÝch thÝch vµ d©y thÇn kinh tới b¾p c¬ hoÆc khi kÝch thÝch trùc tiÕp vµo b¾p c¬ lµm c¬ co. §ã cã ph¶i lµ ph¶n x¹ kh«ng? V× sao? C©u 2: T¹i sao khi ng· ng­êi giµ dÔ g·y x­¬ng h¬n trÎ nhá, ë trÎ nhá x­¬ng g·y sÏ lµnh trë l¹i gÇn nh­ hoµn toµn sau mét thêi gian ®iÒu trÞ? C©u 3: Em h·y lËp b¶ng ®Ó l¾p ghÐp c¸c cÊu tróc ë phÇn 1 víi c¸c ®Æc ®iÓm vµ chøc n¨ng t­¬ng øng ë phÇn 2 sao cho phï hîp: PhÇn 1. Hång cÇu, b¹ch cÇu, tiÓu cÇu, ®éng m¹ch phæi, ®éng m¹ch chñ, tÜnh m¹ch phæi, tÜnh m¹ch chñ, mao m¹ch, tim co, tim gi·n. PhÇn 2. Chøa m¸u ®á t­¬i, chøa m¸u ®á thÉm, cã vËn tèc m¸u nhá nhÊt, cã vËn tèc m¸u lín nhÊt, t¹o huyÕt ¸p tèi ®a, t¹o huyÕt ¸p tèi thiÓu, vËn chuyÓn oxy, vËn chuyÓn c¸cb«nÝc, chØ lµ c¸c m¶nh tÕ bµo chÊt cña tÕ bµo mÑ, b¶o vÖ c¬ thÓ, n¬i thùc hiÖn qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt víi tÕ bµo. 5
  6. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình C©u 4: Cho b¶ng sè liÖu sau: KhÝ ¤xi KhÝ C¸cb«nÝc KhÝ hÝt vµo 20,94% 0,03% KhÝ thë ra 16,3% 4% 1. NhËn xÐt vÒ sù thay ®æi thµnh phÇn c¸c khÝ vµ nãi râ nguyªn nh©n cã sù thay®æi ®ã 2. Khi lao ®éng nÆng nhÞp h« hÊp thay ®æi nh­ thÕ nµo? T¹i sao? C©u 5: ChuyÓn ho¸ c¬ b¶n lµ g×? H·y so s¸nh nhu cÇu n¨ng l­îng cung cÊp cho c¬ thÓ víi chuyÓn ho¸ c¬ b¶n, gi¶i thÝch t¹i sao? C©u 6: Khi nghiªn cøu sù vËn chuyÓn m¸u trong hÖ m¹ch, ng­êi ta vÏ ®­îc 3 ®å thÞ: A, B, C ph¶n ¸nh mèi quan hÖ gi÷a 3 ®¹i l­îng lµ: huyÕt ¸p, vËn tèc m¸u, vµ ®­êng kÝnh chung hÖ m¹ch. Em h·y cho biÕt ®å thÞ A, B, C biÓu diÔn ®¹i l­îng nµo nãi trªn? ĐỀ SỐ 10 Câu 1. a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu? b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? Câu 2. a) Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú. b) Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Ở tuổi các em, trong học tập và sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị? Câu 3: a) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu? b) Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 4 : Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống? Câu 5 : Hãy chứng minh “Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể sống hoàn chỉnh”? Câu 6: Tại sao những người làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon ôxit (khí CO) lại bị ngộ độc? 6
  7. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình ĐỀ SỐ 11 Câu 1/ ( 5đ ) Kể tên các cơ quan trên đường tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.Trong đó cơ quan nào quan trọng nhất? Giải thích tại sao? Khi nuốt ta có thở không? Giải thích tại sao? Câu 2/ ( 2.5 đ ) Tim người có bao nhiêu ngăn? Giống lớp động vật nào mà em đã học? Trong đó thành ngăn nào dày nhất? Giải thích tại sao? Câu 3/ (2đ) Khi đo huyết áp cán bộ y tế ghi 7/12 cmHg. Cho biết ý nghĩa các con số trên. Nó ứng với những pha nào trong chu kì tim? Câu 4/ (2.5 đ) Khi kéo một vật lại gần mắt. Để cho ảnh của vật rơi đúng điểm vàng, lúc này thủy tinh thể phải phồng lên hay xẹp xuống? Cầm cây thước loa nhanh trước mắt em thấy như thế nào? Giải thích hiện tượng đó? Câu 5/ (4.5đ) Thụ tinh là gì? Thụ thai là gì? Thế nào là sinh đôi cùng trứng, thế nào là sinh đôi khác trứng? Nêu các nguyên tắc tránh thai? Câu 6/ (3.5đ) Có 4 người là Hoa, Huệ, Hồng, Nhung (có 4 nhóm máu khác nhau). Lấy máu của Hoa hoặc Hồng truyền cho Huệ thì bình thường, lấy máu của Hồng truyền cho Hoa hoặc Nhung truyền cho Hồng thì xảy ra tai biến, còn máu của Hoa truyền cho Hồng vẫn bình thường. Xác định nhóm máu của bốn người nói trên? ĐỀ SỐ 12 Câu 1: (3,0 điểm) Hãy phân tích những đăc điểm tiến hoá của hệ cơ người (so với động vật) thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Câu 2: (3,0 điểm)Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 3: (3,0 điểm) So sánh sự đông máu và ngưng máu (Hiện tượng, nguyên nhân, cơ chế và ý nghĩa đối với con người). Câu 4: ( 4,0 điểm) Miễn dịch nhân tạo là gì? Hãy nêu từng loại miễn dịch nhân tạo? Tại sao con người không miễn dịch được với vi rút HIV? Hãy nêu cách phòng chống HIV? Câu 5: (3,0 điểm) a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu? b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá? Câu 6: (4,0 điểm) a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô? b) Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu đảm bảo giữ Gluco ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy? ĐỀ SỐ 13 Câu 1: (2 điểm) Nêu tính chất của xương? Những đặc tính cấu tạo nào của xương được ứng dụng vào kiến trúc? Để bộ xương phát triển bình thường phải giữ gìn xương như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày tóm tắt 2 vòng tuần hoàn? Vẽ sơ đồ minh họa? Câu 3: (1,5 điểm) Hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hòa nhờ những yếu tố nào? Ý nghĩa của việc vệ sinh và luyện tập tim mạch? Câu 4: (2 điểm) Tác hại của không khí ô nhiễm và khói thuốc lá đối với cơ quan hô hấp như thế nào? Nêu biện pháp cần thiết để giữ gìn vệ sinh hô hấp? Câu 5: (2 điểm) Nêu cấu tạo - chức năng của tai? Giải thích tại sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp đột ngột thì người ngồi trong máy bay thấy đau tai? Biện pháp khắc phục? 7
  8. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình Câu 6: (1 điểm) Trình bày sự sai khác trong chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động? ĐỀ SỐ 14 Câu 1(3đ): a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ? c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn? Câu 2(3đ):a, Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? b, Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú? Câu 3(3đ)a,Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống? b, So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Câu 4. (3đ) Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ô xi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal Câu 5 (3đ)a, Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích. b, Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Câu 6(3đ) a, Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? b, Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 7 (2đ) Lấy máu của 4 người: Dũng, Thảo, Thủy ,Mai mỗi người là một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả như sau: Huyết Dũng Thảo Thủy Mai tương Hồng cầu Dũng - - - - Thảo + - + + Thủy + - - + Mai + - + - Dấu(+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết; dấu(-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên. 8
  9. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình ĐỀ 15 Câu 1 (2.0 điểm):Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ? Câu 2 (3.0 điểm): 1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân? 2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B) Câu 3 (2.5 điểm): 1. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? 2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng? Câu 4 (2.5 điểm): 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? 2. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? Câu 5 (3.5 điểm): 1. Nêu nguyên nhân đóng mở, môn vị ? Ý nghĩa của cơ chế đó ? 2. Có người nói rằng:“Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ? 3. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”? Câu 6 (3.0 điểm): Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi: a. Số lần mạch đập trong một phút? b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim? c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung? Câu 7 (3,5 điểm) a. Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương : bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng ? b. Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ? c. Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con người không cao thêm được nữa ? d. Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ? ĐỀ 16 Câu 1: (2,0 điểm) Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm): Phân tích những đặc điểm chứng minh bộ xương người thích nghi với lao động và đi đứng thẳng? Câu 3: (4,0 điểm) a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ? b. Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. c. Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể? 9
  10. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình Câu 4: (3,5 điểm) Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của ng- ười hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút? b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ). Câu 5: (3,0 điểm)a. Nêu chức năng của ruột non? Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng đó? b. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu 6: (3,0 điểm) a. Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng b. Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao? Câu 7: (3,0 điểm) a. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron? b. Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc lớp thú? ĐỀ SỐ 17 Câu 1 (4,0 điểm).a. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi? b. Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? c. Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? Câu 2 (4,5 điểm).a. Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú. b. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Câu 3 (3,0 điểm). So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ Câu 4 (4,0 điểm). a. Người nam có nhóm máu O, người nữ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người nam mà không làm ngưng kết máu của người nữ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? b. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi 1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức 2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường Câu 5 (4,5 điểm). Một người bình thường, hô hấp thường 16 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 500 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 800 ml/phút. a. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml. b. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu. 10
  11. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình ĐỀ 18 Câu 1 (1,0 điểm). Xương lớn lên về bề ngang và xương dài ra là do đâu? Khi ta làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới hiện tượng gì? Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó? Câu 2 (1,0 điểm). Iốt là thành phần của hoocmôn nào trong cơ thể người? Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày thì sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với con người? Câu 3 (1,5 điểm). Người ta đã làm 4 thí nghiệm để xem vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động của enzim như bảng sau: Thí nghiệm Vật liệu Nhiệt pH độ 1 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 7,2 2 Enzim amilaza đã đun Hồ tinh bột 370C 7,2 sôi 3 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 2 4 Enzim pepsin Lòng trắng 370C 2 trứng Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm trên. Giải thích? Qua 4 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về hoạt động của enzim. (biết rằng, lòng trắng trứng là loại thực phẩm giàu Prôtêin). Câu 4 (2,5 điểm). Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước. a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn? b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm? c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao? d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người? Câu 5 (1,0 điểm). Trong một gia đình có 4 người thì có tới 3 người hút thuốc lá. Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ thì người phụ nữ duy nhất trong gia đình không hút thuốc lá đã bị kết luận bị bệnh ung thư do các chất độc hại có trong khói thuốc lá gây lên. Các chất độc hại đó là những chất nào? Người phụ nữ này bị bệnh ung thư gì? Theo y học ngày nay thì người phụ nữ này cũng được coi là một hình thức hút thuốc lá khi sống chung với người hút thuốc lá. Theo em, đó là hình thức hút thuốc lá chủ động hay thụ động? Vì sao? Câu 6 (1,0 điểm). Chức năng cơ bản của nơron là gì? Khi ta chạm tay vào vật nóng ta rụt tay lại. Để có được phản xạ đó đã có sự tham gia của những loại nơron nào? Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào? Câu 7 (1,0 điểm). Tổng chiều dài của các mạch máu não trong cơ thể người dài tới 560km và mỗi phút não được cung cấp 750ml máu. Giả sử các mạch máu não có chiều dài bằng nhau và 1 mạch máu não dài 0,28m. Hãy cho biết: a. Mỗi ngày não được cung cấp bao nhiêu lít máu. b. Số mạch máu não là bao nhiêu? 11
  12. Giáo viên: Kim Thị Oanh Trường THCS Bắc Bình c. Mỗi mạch máu não trong 1 phút được cung cấp bao nhiêu ml máu? Câu 8 (1,0 điểm). Một người đàn ông nặng 65kg đi tham gia hiến máu nhân đạo. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. a. Lượng máu trong cơ thể người đàn ông này là bao nhiêu lít? b. Lượng máu tối đa người đàn ông này có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml? c. Số lượng hồng cầu của người đàn ông này là bao nhiêu? Hồng cầu có màu đỏ là nhờ có chứa chất nào? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu. 12