Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Đông

doc 6 trang nhatle22 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_truong_thcs_hai_dong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Đông

  1. PHÒNG GD&ĐT Hải Hậu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 TRƯỜNG THCS HẢI ĐÔNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS HẢI ĐÔNG Địa chỉ mail của nhà trường: thcshaidong@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Nguyễn Thị Thanh Huyền 1978 Giáo viên 0973780710 thanhhuyen78.2015@g mail.com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT: 8 câu Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là: A. Tất cả những gì bao quanh sinh vật. B. Tất cả những gì có trong tự nhiên. C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật. D. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. Câu 2: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới: A.Đặc điểm hình thái của sinh vật. B. Hoạt động sinh lý của sinh vật. C.Đặc điểm hình thái và sinh lý của sinh vật. D. Thân nhiệt của sinh vật. Câu 3: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định được gọi là: A. Nhóm sinh vật B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật D. Số lượng sinh vật Câu 4: Trong quần xã loài ưu thế là loài : A. Có số lượng ít nhất trong quần xã B. Có số lượng nhiều nhất trong quần xã C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã D. Có vai trò quan trọng trong quần xã Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là: A. Thành phần không sống và sinh vật B. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
  2. D. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất Câu 6: Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là : A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật phân giải D. Loài ăn các sinh vật khác Câu 7: Độ ẩm của đất và không khí có: A. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật. B. Ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật. C. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. D. Quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 8: Mùa đông ruồi, muỗi phát triển ít là do: A. Ánh sáng yếu. B. Thức ăn thiếu. C. Nhiệt độ thấp. D. Di cư. THÔNG HIỂU: (8 câu) Câu 1: Những sinh vật có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường là: A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. B. Nhóm sinh vật đẳng nhiệt. C. Nhóm sinh vật ngủ đông. D. Nhóm sinh vật sống ở vùng cực nóng. Câu 2: Động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: A. Cá chép. B. Cá voi. C. Chuột. D. Chim Én. Câu 3: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ, 1 loài tăng số lượng, loài kia giảm số lượng là quan hệ: A. Ký sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Hội sinh. Câu 4: Địa y sống bám trên cành cây là quan hệ: A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ ký sinh nửa ký sinh. Câu 5: Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Thân. C. Cành.
  3. D. Hoa quả. Câu 6: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật A. Các cây xanh trong một khu rừng B. Các động vật cùng sống trên cùng một đồng cỏ C. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa. D. Các con cá chép trong một chậu. Câu 7: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất : A. Cây lúa B. Địa y C. Cây xương rồng D. Giun đất Câu 8: Trong một hệ sinh thái, cây xanhgiữ vai trò là : A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất VẬN DỤNG: (5 câu) Câu 1: Người ta lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên sự phát triển của loài cá chép như sau: Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Cực thuận Cá chép 40C 40oC 28oC Biên độ nhiệt của giới hạn chịu đựng ở loài cá chép trên là: A. 26o B. 14o C. 16o D. 36o Câu 2: Hiện tượng tự tỉa của các cây trong rừng là do: A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành cây phía trên và cành cây phía dưới như nhau. B. Ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành phía trên nhiều và chiếu vào các cành cây phía dưới rất ít. C. Ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành cây phía trên nhiều hơn các cành cây phía dưới. D. Ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành cây phía trên ít hơn các cành cây phía dưới. Câu 3: Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt? A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn. B. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài. C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn. D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài. Câu 4: Quan hệ giữa diều hâu và rắn là quan hệ: A. Quan hệ cạnh tranh.
  4. B. Quan hệ đối địch. C. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. D. Quan hệ hội sinh. Câu 5: Mắt xích chung nhất cho lưới thức ăn trên sau là : Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn A. Cây xanh và thỏ B. Cây xanh, vi khuẩn C. Gà, cáo và rắn D. Chuột, thỏ và gà VẬN DỤNG CAO: (3 câu) Câu 1: Cho biết một loài vi khuẩn có giới hạn nhiệt độ từ O 0 C 800C trong đó điểm cực thuận là + 550C. Một loài cá có giới hạn nhiệt độ từ O0 580C trong đó điểm cực thuận là 320C. Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn loài cá đó. B. Vi khuẩn có vùng phân bố hẹp hơn loài cá đó. C. Vi khuẩn có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó. D.Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó. Câu 2: Những cây lá lốt, lá dong có đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ là cây ưa bóng? A. Cây cao, phiến lá to màu xanh nhạt, mô dậu phát triển. B. Cây thấp, phiến lá to, màu xanh thẫm, mô dậu phát triển. C. Cây thấp, phiến lá nhỏ, lá xanh thẫm, mô dậu không phát triển. D. Cây cao, phiến lá to, màu xanh thẫm, mô dậu không phát triển Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Cường độ chiếu sáng mạnh, lá phía trong quang hợp mạnh hơn lá phía ngoài. B. Cường độ chiếu sáng mạnh, lá phía ngoài quang hợp mạnh hơn lá phía trong. C. Cường độ chiếu sáng yếu, lá phía trong quang hợp mạnh hơn lá phía ngoài. D. Cường độ chiếu sáng yếu lá phía ngoài quang hợp mạnh hơn lá phía trong. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT: (2 câu) Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Cho ví d ụ. Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? THÔNG HIỂU: (2 câu)
  5. Câu 1: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diến ra mạnh mẽ? Câu 2: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Cho ví dụ? VẬN DỤNG: (1 câu) Câu 1: Cho tên các sinh vật sau: hươu, cây cỏ, vi sinh vật, hổ. Hãy xây dựng một lưới thức ăn hoàn chỉnh? Chỉ ra các thành phần của chuỗi thức ăn đó? VẬN DỤNG CAO: (1 câu) Câu 1: Trong thực tiến sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT: 8 câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C C D A B D C Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 THÔNG HIỂU: (8 câu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C D A C D C Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 VẬN DỤNG: (5 câu) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B A C B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 VẬN DỤNG CAO: (3 câu) Câu 1 2 3 Đáp án A B D Điểm 0,25 0,25 0,25 II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT: (2 câu) Câu 1: - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. ( 0,25 đ) - VD: Những cá thể chuột đồng cùng sống trên một cánh đồng. (0,5 đ) Câu 2: Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. (0,25 đ) THÔNG HIỂU: (2 câu) Câu 1: - Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. (0,25 đ) - Trong điều kiện thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa thưa diến ra mạnh mẽ. (0,25 đ) Câu 2:
  6. - Nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường được gọi là nguồn năng lượng sạch. (0,25 đ) - Ví dụ: năng lượng mặt trời. (0,25 đ) VẬN DỤNG: (1 câu) Câu 1: - Chuỗi thức ăn: Cây cỏ Hươu Hổ Vi sinh vật. (0,5đ) - Các thành phần của chuỗi thức ăn: (0,5đ) + Sinh vật sản xuất: cây cỏ + Sinh vật tiêu thụ: hươu, hổ + Sinh vật phân huỷ: vi sinh vật VẬN DỤNG CAO: (1 câu) C âu 1: - Đối với cây trồng: Trồng cây với mật độ hợp lí, áp dụng kĩ thuật tỉa thưa khi cần thiết, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lí. (0,5 đ) - Đối với vật nuôi: nuôi với mật độ hợp lí, tách đàn nếu cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.(0,5 đ)